Thương Úc về Parma rồi?
Tầm mắt Lê Tiếu thoáng lơ lửng, bỗng nhiên có loại cảm giác khao khát vê đất nước Parma này.
Không biết phong tục tập quán nơi đó thế nào mới tạo nên tác phong tùy tiện đã tính khó thuần như Thương Úc.
...
Xe chạy nửa tiếng đồng hồ, khách sạn Hoàng Gia đã gần ngay trước mắt.
Lê Tiếu mặc váy lễ phục màu đen kéo tay Lê Ngạn bước lên thảm đỏ trước cửa.
Một đen một trắng kết hợp dưới ánh đèn lờ mờ thu hút sự chú ý của mọi người.
Triển lãm tranh tối nay được tổ chức ở Hành Lang Nghệ Thuật của khách sạn Hoàng Gia.
Hai anh em đi đến hành lang dài, bầu không khí yên tĩnh trống trải đậm đà hơi thở của văn hóa nghệ thuật.
Đúng là có rất nhiều danh họa, nghe nói còn có cả bản gốc châu u cổ điển đã thất truyền từ lâu được ghi chép trong “Danh họa thông giám“.
Lúc này, Lê Ngạn đứng ở Hành Lang Nghệ Thuật băn khoăn nhìn xung quanh, sau đó hơi cúi đầu, quàng vai Lê Tiếu, nói nhỏ: “Bé cưng, em nhìn bức “The Reaper” kia xem, có đáng để mua không?”
Bức tranh sơn dầu cổ điển được treo ở vị trí dễ thấy nhất ở hành lang hiện rõ dấu vết của thời gian, hòa cùng nhân tính của tầng đáy xã hội trông càng có sức hút.
Lê Tiếu tỉ mỉ quan sát bức “The Reaper“.
Đây là tranh sơn dầu đề tài thôn quê vào nửa cuối thế kỷ mười tám.
Phong cách tổng thể chú trọng nông xá, đồng cỏ, làng mạc,… trông rất trong lành và chân thật.
Một lúc lâu sau, Lê Tiếu khẽ gật đầu, nói: “Là tác phẩm của Falion vào năm 1882.
Nếu có thể mua lại bức tranh này thì anh sẽ sang tay chí ít giá gấp đôi.”
Nghe thấy thế, Lê Ngạn vỗ nhẹ lên đỉnh đầu Lê Tiếu khen ngợi: “Được đấy, cả tác phẩm của Falion cũng nhớ nữa.
Thế thì anh yên tâm rồi.”
Lê Tiếu lạnh nhạt liếc anh, dửng dưng hất tay anh ra: “Đều nhờ anh ban tặng!“.
Ba người con trai nhà họ Lê bình thường không yêu thích gì khác ngoài thú vui duy nhất là truyền thụ cho Lê Tiếu vô điều kiện những kỹ năng của mình không ngừng nghỉ.
Từ nhỏ đến lớn, liên tục không ngừng, làm như sợ không có ai nối nghiệp họ vậy.
Chẳng hạn như Lê Nhị, vào sinh nhật bảy tuổi của Lê Tiếu, anh tặng cho cô toàn tập mười cuốn “Thế giới danh họa thông giám“.
Nhờ vào sự dạy dỗ cưỡng ép và hun đúc rèn luyện của anh, Lê Tiếu với trí nhớ cực tốt đã sớm thuộc như cháo chảy.
Lê Ngạn không để bụng, lại quàng vai ôm Lê Tiếu, lúc thì dừng chân khi thì thảo luận trước các bức danh họa.
Ngay lúc này, trong phòng quan sát ở hậu đài của Hành Lang Nghệ Thuật, một thanh niên ăn mặc diêm dúa ngồi nghiêng người trên ghế cứ như không xương.
Anh ta gảy chuỗi hạt châu sáp ong trong tay, ánh mắt thích thú dõi theo Lê Tiếu.
Người này tên Truy Phong, là một trong bốn trợ thủ của Thương Úc.
“Cậu Phong, cô bé này rất có mắt nhìn!” Lão Lưu-quản lý của Tập đoàn Diễn Hoàng Foundation cười tươi chỉ vào Lê Tiếu trong màn hình giám sát.
Vì trong buổi triển lãm có không ít danh họa đắt giá, thế nên toàn bộ Hành Lang Nghệ Thuật được lắp đặt camera giám sát 360 độ không góc chết.
Lời bình của Lê Tiếu với danh họa đương nhiên cũng được thu trọn.
Truy Phong quơ quơ chuỗi châu, cười tà: “Đúng là không tệ, vẻ ngoài cũng rất được.”
Nghe thế, Lão Lưu lập tức hiểu ý xoa tay: “Thế… chi bằng để tôi tiến cử cho cậu Phong?”
“Ông quen à?” Truy Phong liếc nhìn Lão Lưu, mày cong trông rất lưu manh.
Lão Lưu cười chân thành: “Tôi không quen cô ấy, nhưng người đàn ông bên cạnh cô ấy là Lê Ngạn.
Tôi có chút giao tình với cậu ta, có thể tán gẫu được.”
Truy Phong không nói gì, nhưng đôi mắt hừng hực lửa nóng.
Nhiều năm qua, anh ta chưa từng gặp cô gái nào vừa đẹp vừa cá tính thế này, rất đáng giá để có được!.