Tam Thư Lý Phạm Trần

Chương 10


hai sáu tháng ba ở trường cấp ba

Hội trại hai sáu tháng ba đã kết thúc sau cuộc thi kéo co đầy kịch tính và hấp dẫn của khối mười một. Cổng trại được gỡ bỏ, một số lớp đem về, đa phần các lớp đều đem đi gỡ bỏ và đốt.

Đúng mười sáu giờ chiều những lớp khác đều đã gỡ bỏ xong cổng trại và đi về nghỉ ngơi hoặc đi nhậu với lớp. Chỉ có mỗi lớp nhỏ Dương là vẫn ở lại.

Nhắc mới nhớ, lớp nhỏ khác các lớp khác ở chỗ, lớp nhỏ đúng kiểu một xã hội thu nhỏ. Người tranh giành kẻ hám lợi. Đúng chỉ có mỗi Dương là bình thường, không chen vào cũng chẳng muốn làm thân với cái lớp độc hại này.

Tầm mười giờ trưa ngày hai lăm, có một bạn nữ bị dầu ăn bắn lên mặt trông cũng khá nặng, cậu ấy trước đó cũng chả có gì tốt lành trong mắt nhỏ Dương, nên nhỏ cũng không để tâm hay hỏi hang gì. Dương không phải loại dễ, hay ghét bỏ người gặp nạn, đương nhiên phải có lý do chính đáng nhỏ mới có thể mặc kệ người ta một cách lạnh lùng như thế.

Sau khi di chuyển cậu ấy vào lớp bôi dầu các thứ thì lớp nhỏ ở ngoài trại lại có biến.

Kể cả khi không có ‘mỏ’ cậu ấy ở ngoài trại thì ở ngoài lại ồn ào rầm rộ, thầm mừng vì cậu ta không có ở đó, không thôi lại như ‘tăng thêm’ âm lượng ở ngoài trại. Nhưng cũng không có ý mừng thầm vì cậu ấy bị dầu bắn lên mặt. Người bị ảnh hưởng bởi tiếng nói và không chen vào được là Dương.

Trước đó tầm sáu giờ sáng cậu ta có nhăn nhó ỉ ôi dù không nói thẳng tên, cơ mà nhỏ Dương biết cậu ta đang nói nhỏ. Cậu ta bảo ‘làm thì đã ít, giờ nhờ có vài việc nhỏ như thổi bóng cũng mở mồm than thở cho được cơ mà! Cái loại chẳng làm được gì..’.

Dương vốn dĩ không đụng chạm gì vào việc cổng trại vì bọn con trai mới đầu tranh nhau, sau thấy mệt quá liền từ bỏ, nhỏ thấy nhưng không giúp, hất nhỏ ra thì nhỏ đếch muốn giúp nữa.

Chuyện nấu ăn bán hàng, mấy đứa con gái đúng kiểu mấy bà thím, làm gì thì làm chẳng bao giờ là nói thẳng ra, chẳng thèm chia việc cho người này mua người kia giúp. Cứ thích ôm một đống việc cho cá nhân chúng nó, sau lại tự oa oa rằng Dương không làm gì chỉ ngồi thở, chúng nó đã không thèm bàn bạc hay hỏi ý kiến của Dương, một thành viên trong lớp B mười. Thế là cuối cùng có đứa chỉ đụng vào một tí, có đứa lại làm nhiều đến không ngớt việc.

Quay lại cậu bạn bị bắn dầu, khi đã không có sự hiện diện của cậu ấy, lớp như cái chợ không có trật tự. Người chạy ra chạy vào, kẻ liếc xéo kẻ khác lười biếng, kẻ lại đi chơi rồi về than thở cho kẻ đang bận phục vụ người khác. Nhỏ Dương từ nhỏ tới giờ vốn rất quen với việc phục vụ, cũng đâu thể nói Dương không làm gì, nhỏ Dương không biết làm gì được.

Thế là hảo cảm của Dương đối với cái lớp rách rưới này cũng không mấy tốt đẹp.

Chen vào cái bàn nhỏ đựng đầy đồ ăn, nước uống Dương quyết định dành việc rót nước vào ly đá, bởi mấy cái khác chúng nó đều dành nhau cả, bàn nào ra bàn nào còn chả biết, khách ngồi đợi mệt cũng lặng lẽ rời đi.

Sang bên trại lớp khác, ly nước người ta bán vé một ly nước nhỏ, ai như lớp nhỏ Dương một vé một ly to. Đá thì ít mà nước thì nhiều. Hết nước lại đèo nhau như đi trẩy hội nhưng thật ra là đi mua nước về bán, mà có mua về bán chỉ có mình lỗ chứ lời bao nhiêu cơ chứ. Ban đầu thấy bán một vé một ly to nhỏ Dương đã có ý kiến thay ly nhỏ, nhưng rồi lại bị chúng nó phản bác, thẳng thắn chối bỏ.

Từ đầu chúng nó đã không biết nhỏ Dương là con một nhà họ Trần nọ, có quán nhậu không ai là không biết. Giờ đã không nghe không sửa, thì Dương còn làm được gì ngoài giả điếc cơ chứ.

Chưa kể trong lớp có đứa đi phục vụ bàn có mấy em học sinh cấp hai cấp một, còn lừa đám nhóc một phần cơm cuộn hai vé, trong khi đó trong thực đơn có ghi một phần một vé. Đã bán hàng ít nhất cũng phải uy tín chút chứ, còn lừa con nít thế có ra dáng người lớn không.

Nhớ lần nhỏ Dương nhặt được ví tiền của khách ở quán nhậu, khi đó nhỏ mà không chạy ra tìm trả lại cho khách. Hậu quả sẽ mất đi một tính mạng, trong ví tiền có một số tiền khá lớn, để trả tiền viện phí cho bà khách. Tại quán nhậu vị khách đó đã phải vay mượn rất nhiều người bạn ở bàn nhậu mới có được.

Giờ mà mất số tiền đó, coi như tia hy vọng cuối cùng của vị khách đến quán nhậu nhà Dương sẽ bị dập tắt ngay tức khắc. Công việc mỗi tháng chỉ lẽ tẻ vài đồng bạc, quan hệ anh em họ hàng khi thấy bà bị bệnh lại chẳng khấm khá là bao.

Ai nấy đều ỉ lại cho con cháu phải có nghĩ vụ chăm lo cho bà, nhưng hầu hết con cháu bà khách đều còn nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường, biết kiếm đâu ra tiền chăm bà. Chỉ có mỗi khách là đang đi làm, có khả năng nuôi bà. Tiền tiết kiệm còn vài trăm bạc, chả nhẽ lại ỉ lại cho ba mẹ thế là khách phải tự đi vay mượn bạn bè.

Thấy được ví tiền của vị khách vừa rời quán, Dương đã chạy ra hét to để cho khách có thể nghe thấy, quay lưng cảnh tượng khách thấy là Dương với dáng vẻ hối hả, tay cần ví tiền của mình.

Vị khách đó cảm động đến phát khóc, cảm ơn không ngớt, tuần sau được tin bà khách đã khỏe hơn. Công việc có vẻ đã ổn định, liền tiết kiệm trả lại tiền cho bạn bè, và không quên ghé đến quán nhậu để cảm ơn Dương thêm lần nữa. Dù Dương khi đó đã có tư duy về tiền bạc sớm nhưng vì lương tâm, vì không muốn mình vui trên nổi buồn của người khác.

Tiền đó còn không phải do Dương làm ra, Dương không giám nhận, tự tiện dùng tiền của người khác mà không có sự cho phép của họ. Dương sẽ cảm thấy mình như một tên tội phạm ăn cắp trắng trợn.

Trại, tháo rạp xong mấy đứa con gái bắt đầu quay về lớp, dọn sơ qua. Lý do tại sao lại là dọn sơ qua? Vì trước đó chúng nó còn định quét nhà lau lớp sau một ngày làm việc ngoài trại nóng nực, cơ thể ai nấy đều mệt lã. Lớp không có cây lau nhà nên ý định đã dừng lại ở chữ ‘dọn sơ qua’.

Cô bạn cùng lớp bị dầu bắn lên mặt đã có thể ra khỏi lớp, trên đầu còn đội mũ bịt khẩu trang kín mít. Theo như được biết, đồ mà cô bạn nấu chưa được rã đông hoàn toàn, chuyện bị nổ lên mặt không sớm cũng muộn bắn lên mặt người khác.

Chẳng nhẽ trong lớp chỉ có một người bị thương?

Nhỏ Dương cũng bị đấy nhé, do sáng nhỏ tìm không thấy đôi giày. Vội vàng sợ bị quở là ‘đã không làm được gì rồi, giờ còn đến muộn’ nhỏ thuận mắt thấy đôi giày bị đứt một bên quai. Nhanh trí giật luôn dây quai bên chiếc còn lại, phóng xe lên trường.

May mà nhỏ tới kịp, nhỏ không bị quở vì đến muộn nhưng vẫn bị cậu bạn bị bắn dầu quở vì lười nhác. Chân nhỏ hai bên bị đôi dép cứng làm cho bị thương. Máu không chảy nhưng rát lắm, cứ đi là đôi dép cứ cọ vào bên chân khiến nhỏ đau đến khó chịu.

Lấy luôn thời gian nghỉ trưa của mình để vào phòng y tế xin hai miếng băng dán cá nhân. Phòng y tế là mượn, mà đã là đồ mượn thì đời nào xịn. Miếng thì nhỏ xíu, dán rồi đi được đoạn lại tự vo thành một cục, đôi dép lại bắt đầu hành hạ đôi chân.

Tức quá, tìm không có ai có băng dán cá nhân, nhỏ với đôi chân bị thương. Đi cà nhắc cà nhắc ra khỏi trường, mua liền mười miếng về dán. Phòng đồ si đa thì vẫn có thứ khác dán vào. Mục đích dán lại là để đi lại đỡ đau, chốc còn phải kéo co, đi lại nhiều nữa. Nếu cứ ngồi im có khi sẽ hơi bất tiện.

Đến chiều tối về nhà tắm rửa nhỏ mới bôi thuốc, dán thêm lần băng dán cá nhân. Sợ tối ngủ vết thương quẹt vào chăn mềm thì bỏ luôn..