Tam Thư Lý Phạm Trần

Chương 22


Tang và anh Vương. chuyện ở nhà

Nguyên tuần đấy nó xin nghỉ vì ốm, thực chất lại trái ngược, nó vẫn khỏe như một con voi trưởng thành. Không ốm đau gì cả. Xin nghỉ thì ở nhà, mà ở nhà lại quá chán. Có tên lươn lẹo Đỗ Lâm Vương ở nhà, nó chả dám đi đâu.

Trước đó vài bữa, cụ thể là một tối hôm nọ, nó đã quỳ xuống cầu xin mẹ nó cho nó nghỉ vài hôm. Nhưng mẹ nó biết nó xin nghỉ vì lười, mẹ nó không đồng ý. Mè nheo một hồi dượng nó đi làm về, đằng sau là anh trai nó vừa đi mua đồ ăn vặt tiện thể về chung với dượng, Đỗ Lâm Vương.

Dượng ngồi vào bàn, nghe đầu đuôi câu chuyện cũng chiều theo ý nó muốn. Nhưng với một điều kiện, rằng nó phải ở nhà cả tuần đấy, không được rời khỏi nhà. Anh Vương sẽ ở nhà trông nó, và phải đảm bảo rằng nó không được rời khỏi mắt anh Vương một giây phút nào cả.

“Ba dượng ra điều kiện bất lợi thế, vậy còn chuyện học hành của anh Vương thì sao ạ?”- Tang nó nhất quyết từ chối ‘tên lính canh gác xấc xược’ này, nghĩ ngay đến chuyện học hành để không bị cho ăn ‘hành’.

“Em gái yên tâm, anh có thể xem bài giảng của giáo viên ở trên web. Giáo viên giảng trực tiếp cũng có video lưu lại để đáp ứng nhu cầu cho những sinh viên, nghe chậm hiểu chậm. Cho nên việc học hành không ảnh hưởng tới anh, anh trai sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc em cả tuần này”

Đúng là thế giới ngày càng tiên tiến, sinh viên muốn học thì học, không học thì bị đuổi thẳng cổ ra khỏi trường. Mà cái loại lười ra đường, ít học ở nhà như ông anh lươn lẹo của Tang. Chỉ cần đến hạn vẫn có bài nộp thì mọi chuyện đều diễn ra rất êm xuôi.

Dượng với mẹ nghe xong cảm thấy như bị thuyết phục hoàn toàn. Gật đầu đồng ý, thế là sáng mai dượng cùng với mẹ đã đi du lịch, tận hưởng ngày tuần trăng mật hiếm có dịp này. Còn nó ở nhà bị bắt làm việc nhà, hết việc nhà thì bị sai vặt, cuối ngày còn bị ông anh lươn lẹo này bắt làm hết bài tập trên lớp.

Thấy mặt nó nhăn nheo khó ở, tên lươn lẹo họ Đỗ này mới lên tiếng: “Anh là anh lo cho em gái lắm mới bảo bang như thế. Em gái mà cứ nhăn nhó thế sau đếch có ai yêu đâu đấy chứ đùa”

“Tôi sống thế nào liên quan gì tới anh?! Điểm văn đã thấp, bày đặt văn vở. Kiến thức môn giáo dục công dân còn không có lấy một nửa, ở đó mà dạy đời tôi. Dù sao cũng không có máu mủ gì, đừng có mà lên giọng như đúng rồi như thế!”

Bản chất nó bị bộc phá sau một câu nói vu vơ của anh Vương. Thấy nó có vẻ mất kiêm nhẫn, cáu gắt như thế phải chăng là ‘bà dì tới thăm’, cơ mà hôm nay đâu phải. Mọi tháng nó đều kiếm chuyện chửi bới, nhăn nhó vào đầu tháng. Sao giờ chỉ mới giữa tháng đã thế này rồi.

“Có chuyện trên trường nên em gái mới xin mẹ cho nghỉ, đúng chứ?”

Tên lươn lẹo cố nhấn mạnh hai từ ‘đúng chứ’ để con Tang nhận ra được vấn đề ở đây. Nó trông hay cọc cằn với anh Vương thế, nhưng đôi khi cái cọc cằn đó lại là thứ khiến anh Vương hiểu hơn về nó.

“Vớ vẩn?!”- Tang.

Nó định quay lên phòng, anh Vương để nó bước lên cầu thang mới nói lớn, âm lượng đủ truyền tới tai nó.

“Mỗi khi em gái giận dữ về một thứ gì đó, còn bị anh trai chọc, chắc chắn sẽ lôi máu mủ ra để nói. Trước khi về đây em gái không phải rất hào hứng đến ngày đi học ở cái trường đó lắm mà? Sao giờ mới học có hai ngày đã muốn nghỉ ở nhà tận một tuần trời thế chứ. Còn nữ-”

Anh Vương kể một mạnh như đây là điều anh suy đoán từ rất lâu, chỉ chờ có cơ hội để nói ra cho nó nghe.

Nó ngắt lời anh trai: “-Câm miệng. Một lũ không biết tốt xấu, toàn chỉ nghe về một phía!”

Nó hỗn, đáp trả anh trai như con nó. Không những thế còn nói chuyện không hề liên quan tới tình hình hiện tại.

Thế là nó tự nhốt mình trong phòng tận ba ngày ba đêm. Đồ ăn anh Vương nấu để trước phòng, nó vẫn mò ra mở cửa, ăn xong thì để lại chỗ cũ. Ngày đầu nó có bỏ hai bữa, sau chắc đói quá, thêm cả lời nhắn của anh Vương nhắn lại trên mẩu giấu nhỏ, đặt cạnh đôi đũa, làm nó không dám bỏ bữa nữa.

Ngày thứ hai nó bắt đầu có thứ muốn hỏi anh Vương, nhưng ngại hỏi trực tiếo. Liền học theo cách anh làm với nó. Nó viết vào mẩu giấu nhỏ, đặt ngay trong cái bát đã được nó ‘quét’ sạch: ‘Dượng với mẹ có gọi không. Đã kể gì cho dượng mẹ nghe chưa đấy’

Cái kiểu hỏi không có chủ ngữ đó của nó, khiến anh Vương muốn tức cũng không được. Anh Vương tức trong, ngoài trả lời nó.

Bữa ăn tiếp theo..

‘Bố mẹ nghe hết rồi, chỉ hơi lo cho em gái thôi’

Đồ ăn còn chưa đụng đến, nó chỉ mới nhận được mẩu giấy liền quay ngoắt lại, mở tung cánh cửa. Gọi lớn.

“Đỗ Lâm Vương?! Anh ghi âm lại gửi cho dượng và mẹ ư?”

Anh Vương mới xuống nhà dưới, quay người lại thấy nó ở đầu cầu thang. Vóc dáng hiên ngang, anh chậm chạp trả lời.

“Đó là em gái không biết đấy thôi. Khi đó anh trai đang gọi cho bố mẹ, nhất thời quên tắt cuộc gọi. Bố mẹ nghe hết nhưng vẫn im lặng chờ đợi em gái trở về trường học như ban đầu. Họ lo cho em gái lắm đấy”- Anh Vương.

“Đừng có khi nào cũng em gái em gái như thế?! Nghe vừa phát tởm vừa khinh khủng. Đã bảo chúng ta chỉ là anh em trên giấy tờ, thực chất không chung máu mủ, đừng có khi nào cũng xen vào chuyện của tôi như thế?!”- Tang.

“Em tưởng anh thích lắm hả? Đỗ Lâm Vương đây đúng là không chung máu mủ với mẹ và em, cũng không chung máu mủ với bố Đỗ. Được! Sau này, chuyện của em là chuyện của em, chuyện anh là chuyện của riêng anh. Anh sẽ không bao giờ động tới những thứ em không thích nữa”- Đỗ Lâm Vương.

“Khoan đã-”

Tang chạy xuống cầu thang, bất cẩn bước hụt. Tưởng sẽ bị gãy chân hay gãy tay, may quá, Tang nó vẫn ổn. Chỉ có điều anh Vương vì đỡ nó, đầu đập vào cạnh bàn, trên bàn còn có lọ hoa tươi anh mới cắm hồi sáng.

Lọ hoa bị chấn động làm cho lung lay, mất cân bằng mà rơi xuống sàn ngay cạnh anh Vương. Mảnh thủy tinh vụt qua mặt anh, khiến nơi đó bị rỉ máu.

Tang nó hoảng quá, ngồi bật dậy hỏi hoang anh Vương rất nhiều. Cơ mà điều nó nhận lại là sự thờ ơ của anh: “Anh sẽ thuê trọ ở ngoài, cuối tuần sẽ về thăm bố mẹ-”

Chưa dứt câu, nó quát thẳng vào mặt anh như thể người sai ở đây là anh chứ chả phải nó.

“Xạo chó ít thôi. Cứ bị em gái nói cho vài câu là giận dỗi chuyển ra ngoài thế hả? Trông anh càng lớn càng giống dượng, cái quái nào lại là con nuôi. Đã thế tôi thấy hình như anh cũng có nét tương đồng với mẹ và tôi. Người nhà ai chả có nét giống nhau, lần sau còn ăn nói xà lơ cẩn thận bị tôi sút cho vào đầu thì đừng trách đời xui”