Thái Tử Thì Sao?

Chương 40


Tuệ Liên cũng lên tiếng.

" Ở Nhị Quốc cũng vậy, quy tắc này chắc hẳn ở Vong Quốc cũng có đúng không? "

Mã Bằng lại lắc đầu.

" Dù là sống trong cung từ nhỏ nhưng ta cũng không hiểu, ngoài việc nhớ rõ cách cư xử với các chủ tử thì ta không rõ những quy tắc khác cho lắm."

Tần Nhã vừa ra về thì trời đỡ đổ mưa to, mọi người cũng chắc nhẩm trong lòng rằng đêm nay Chiêu Phong không về.

Mưa nặng hạt biết bao, Chiêu Phong vẫn quỳ trước Thái Hòa điện, Khanh Bình vẫn túc trực bên người, cùng chủ tử dầm mưa.

Đại hoàng tử ở trong phủ thì sốt ruột đến nỗi đi đi lại lại, Chiêu Phong đòi phế vị nếu như phế vị thành công thì vị trí thái tử sẽ nhường lại cho hai sư huynh, nhưng hai vị sư huynh không muốn trọng trách lớn lao ấy lại đè lên người mình, chỉ muốn an nhiên làm thái tử.

Hoàng thượng thấy trời mưa lại vừa nghe tin Chiêu Phong vẫn quỳ ở Thái Hòa điện, người trầm tư suy nghĩ xem rốt cuộc là vì chuyện gì mà lại khiến cho Chiêu Phong muốn người phế vị đến vậy.

Hoàng thượng lại chạy đến tẩm cung của hoàng hậu muốn được nghỉ lại, nhưng đêm đó hoàng hậu không quan tâm trời mưa to như thế nào vẫn cho tì nữ báo lại rằng hôm nay không thị tẩm.

Hoàng thượng và thị vệ đành che ô lủi thủi đi về, trên đường về người có ghé qua Thái Hòa điện vẫn thấy Chiêu Phong quỳ ở đó.

Hoàng thượng bước đến, Chiêu Phong đã mệt lả lơi đến nỗi nhìn không rõ là ai, Khanh Bình vẫn cố gắng nhìn từ xa xa kia, phát hiện chiếc ô che là của hoàng thượng.

Khanh Bình vội nói nhỏ.

" Điện hạ, hoàng thượng đến."

Chiêu Phong thẳng người lên từ từ hành lễ dập đầu xuống đất khi hoàng thượng đến gần thì lại nghe được hai giọng nói khác biệt.



Giọng của Khanh Bình vẫn to rõ.

" Tham kiến hoàng thượng. "

Còn về Chiêu Phong thì lại lí nhí.

" Nhi thần tham kiến phụ hoàng. "

Hoàng thượng lại thở dài cất lời.

" Làm đến nước này sao?"

Chiêu Phong đáp lại với giọng yếu ớt.

" Thần chỉ muốn làm hoàng tử đơn giản thôi, có thể lo cho bách tính nhưng không muốn kế vị."

Chiêu Phong thường ngày ôn nhu điềm đạm, nói gì thì đều nghe hết, nhưng lần này là lần đầu tiên Chiêu Phong làm trái ý hoàng thượng.

Hoàng thượng bất lực nói.

" Ta chỉ có ba người con trai.."

Chiêu Phong đột nhiên gào lên ngắt lời.

" Sao cứ phải là con? Đại sư huynh sắc sảo, suy nghĩ trước sau chu toàn tại sao người lại không chọn? Nhị sư huynh thông hiểu binh pháp, yêu thương dân văn võ song toàn, tại sao người không chọn?"

Hoàng thượng lại nói.



" Bởi vì con chính là người thừa hưởng hết điểm mạnh của hai vị sư huynh, đâu tự dưng mình lại được phong làm thái tử, đầu úng nước rồi sao."

Chiêu Phong lại bùng lửa lên.

" Con không biết gì hết, nhi thần chỉ là nhi thần, con cái gì cũng không biết."

Hoàng thượng nổi giận đùng đùng.

" Im đi, thân là thái tử mà lại ăn nói hàm hồ như vậy? ta không cần biết con rốt cuộc là vì cái gì mà muốn phế vị, tại đây ta nói với con luôn dù con có ở đây quỳ cho đến kiệt sức ta cũng sẽ không phế, trừ khi con... trừ khi con chết thì ta sẽ đổi người kế vị."

Chiêu Phong vừa nghe xong vừa bàng hoàng, tiếng sét bỗng vang lên, nền trời lóe lên ánh sáng rồi vụt tắt, đêm đã khuya rồi trước cửa Thái Hòa điện chỉ còn hai bóng lưng ướt của Chiêu Phong và Khanh Bình.

Bầu trời đêm vừa mưa vừa lạnh, trong chốc lát lại có tiếng sét xé tan nền trời, Chiêu Phong quỳ ở đây trong đầu trống rỗng, không nghĩ được gì.

Chàng làm tất cả cũng chỉ vì chữ thích của Đàm Nhu, chàng ngay bây giờ chỉ muốn xé đi vỏ bọc thái tử trên người mình ra, chàng cảm giác như chiếc áo khoác thái tử này đang dần thắt chặt cả người chàng lại, càng lúc càng ép chặt như muốn lấy mạng chàng.

Ở Đông Cung Đàm Nhu bị tiếng sét đánh đùng đoàng làm cho tỉnh giấc, nàng vội bật dậy nhìn ra ngoài cửa sổ.

Tiếng mưa rơi vẫn vang lên, ánh sáng ngoài trời lấp lóe làm nàng lại nhớ đến Chiêu Phong.

Bất chợt nàng thở dài.

Rốt cuộc thì đến đây làm gì chứ.

Ở Đông Cung cũng giống như ở trong cung Nhị Quốc vậy, ngột ngạt và khó thở, nhưng nhà người khác sẽ không bằng nhà mình, nàng đột nhiên nhớ sư phụ, trong lòng lo lắng không biết người đã tìm được sư nương chưa.

Đàm Nhu chỉ thấy sư nương qua những bức tranh do sư phụ họa, Đàm Nhu vẫn còn nhớ trên cổ bên trái sư nương có một nốt ruồi son, đời này nàng cũng chưa gặp ai có nốt ruồi son ở trên cổ trái bao giờ.