Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 20: Vua Chiêu Thống


Năm hôm sau, bốn người đến Lạng Sơn và theo Phạm Thái đi thẳng đến Kỳ

Lừa thăm sư cự chùa Tam Thanh. Sư cụ đạo hiệu Phổ Mịch thiền sư là bạn đồng

chí của Phạm Thái và là một đảng viên trong đảng Tiêu Sơn.

Hàn huyên dăm câu rồi hai người hỏi nhau đến việc đảng. VÔ tình không biết

có hoàng phi đứng trước mặt Phổ Mịch buột miệng nói:

- Về vùng trấn Bắc như thế cũng có thể hy vọng lắm. Còn Ở đây, từ khi cái tin

Hoàng đế thăng hà đưa về nươc các bật sĩ phu xem chừng đều có ý chán nản...

Thiền sư bỗng ngừng bặt vì thấy Phổ Chiêu ra hiệu bảo im ngay. Nhưng đã

quá chậm rồi. Hoàng phi nấc lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Nhị Nương vội

nâng dậy đật lên giường và gọi mãi mới tỉnh. Thấy bà khóc thảm thiết và luôn

miệng kêu "Bệ hạ", Phạm Thái lại gần khẽ nói:

- Tâu lệnh bà nên bình tĩnh.

- Ta cần gì. Ta cố sống đến ngày nay là chỉ vì hy vọng mai sau được gặp mặt

Hoàng thượng. Nhưng nay Hoàng thượng thăng hà rồi, thì ta chỉ còn một thác mà

thôi

- Tâu lệnh bà, lệnh bà dạy thế sao được ? Vì nào chỉ có một mình Thánh

thượng? Còn thái hậu, vâng còn Quốc mẫu, sau này ai người phụng dưỡng ngài?

Và xin lệnh bà tha tội cho, Hoàng thượng mất tuy là một sự đau đớn. Vì Hoàng

thượng mất còn tìm được người trong hoàng tộc kế vị, chứ giang sơn mất vào tay

người khác, mới là mất hẳn. Vậy xin lệnh bà tĩnh tâm cho, đừng làm náo động

lòng thần dân. Nhất lại Ở chốn biên thành này, binh lính cùng thám tử của ngụy

triều đông như kiến cỏ, nay lệnh bà khóc lóc ầm ỹ, nhỡ đến tai bọn họ, thì không

những một mình lệnh bà bị khổ nhục, mà đảng trung thần phục quốc cũng đều vì

lệnh bà mà phải ly tán mất. Xin lệnh bà nghĩ kỹ mà lượng xét cho.

Hoàng phi lau nước mắt ôn tồn đáp lại:

- Đạ tạ thiền sư, không có lời dạy bảo của thiền sư thì suýt nữa tôi đã làm lỡ cả

việc lớn

Bà liền cố gượng khuây nói chuyện với Phổ Mịch, cốt để hỏi về mọi sự đã xảy

ra Ở bên Tàu. Phổ Mịch sợ hải khép nép:

- Tâu lệnh bà, vì lệnh bà cải trang, bần tăng không biết, đã xúc phạm tới lệnh

bà.

- Điều ấy không hề gì. Vả từ nay tôi thực đã trở nên một người tu hành, một

nhà chân tu. Vậy xin sư cụ cứ gọi tôi là Phổ Bác cho tiện.

Dùng thiền trà xong, hoàng phi cố nài Phổ Mịch thuật lại cho biết tình cảnh

bọn bầy tôi tòng vong Ở nước người sau khi Hoàng thượng thăng hà. Phổ Mịch

nói:

- Điều ấy, bần tăng không được tường. Nghe đâu vua Càn Long đày mỗi người

Ở một nơi . . .

Hoàng phi thương hại phàn nàn:

- Trời ơi? Sao lại còn bị đày nữa? Tội tình gì mà bị đày như thế?

- HỌ bị đày ngay khi còn sinh thời Tiên đế, vì vua Càn Long không muốn bọn

họ được gần đấng Tiên đế, sợ họ thúc giục Tiên đế xin quân đem về nước lo sự

phục hưng.

Hoàng phi thốt ra một câu mắng nhiếc:

- Quân khốn nạn? . . . Vậy thế thì ta không còn mong gì nhà Thanh giúp binh

nữa đấy.

Phạm Thái đáp:

- Tâu lệnh bà, ta cũng chăng nên mong cậy gì Ở họ. Trước kia họ cho Tôn Sĩ

Nghị mang quân sang ta, tuy miệng nói là cứu giúp, nhưng kỳ thực chỉ cốt chiếm

cứ nước Nam mà thôi. Nhà Minh xưa giúp nhà Trần, cái gương xâm lược ấy ta đã

quên rồi sao? . . . Chỉ nên trông vào sức mình là hơn cả . . .

Phổ Mịch nói tiếp:

- Tâu lệnh bà, Phổ Chiêu thiền sư nói rất phải. HỌ chẳng nhân nghĩa gì đâu. Cứ

xem cách tàn nhẫn họ xử với một ông vua mất nước với đám bầy tôi tòng vong

cũng đủ rõ tâm địa họ không ra gì. Ai đời thủa một ông vua láng giềng gặp bước

loạn ly lánh sang nhờ vả mình, mà coi người ta không bằng một viên thượng thư?

Bần tăng nghe Trần Thiện mo hắn phong cho Tiên đế chức tả lĩnh, ban cho áo mũ

quan tam phẩm. Cái tin ấy làm bần tăng thâm ruột tím gan. Vua mình nó còn

khinh thường như thế không trách các quan đi hộ giá, nó đày mỗi người một nơi . . .

Việc này chỉ tại thằng Kim Giản xui nên cả. Tâu lệnh bà, chẳng ai ngu như bọn Lê

Quỳnh, Phạm Như Hùng, Hoàng Tịch Hiếu không biết cư xử cho phải đường.

Thấy nó lãnh đạm với mình thì mình phải hiểu chứ, ai lại để Thánh thượng đi lại

cầu cạnh mãi rồi ra quỳ bên đường dâng biểu lên vua Thanh xin binh, nhất lại nhờ

tên đô thống Kim Giản đưa vào hầu. Thầy trò chúng nó đã bàn định cùng nhau rồi.

Chúng nó sợ bọn Tây Sơn như sợ cọp, còn dám ho he gì nữa mà mong ngóng



chúng nó cứu giúp ? Vua Thanh có cho thằng Kim Giản ra dỗ ngon dỗ ngọt, đánh

lừa tam tứ phen, nào là chỉ cho đất Thâm Châu, nào là sắp phong làm quốc vương

Ở đất Tuyên Quang. Chỉ thương hại Nguyễn Văn Quyên vì lòng trung quân mà bị

bọn chó má nó ném chết Ở trong vườn Viên Minh.

Hoàng phi rơm rớm nước mắt hỏi lại:

- Chắc cao tăng biết nhiều về mọi việc Ở bên nước láng giềng. Vậy dám xin

cao tăng làm ơn thuật lại cho nghe.

- Tâu lệnh bà, bần tăng quả mắt không trông thấy, nhưng tai được nghe Trần

Thiện kể lại. Câu truyện đau lòng lắm, thiết tưởng lệnh bà chẳng nên biết làm gì

thêm khó chịu. Chẳng qua nhà Lê ta đến vận suy, nên tình cảnh vua tôi sinh ra như

thế

Hoàng phi cố giữ nét mặt thản nhiên:

- Xin cao tăng cứ cho biết.

Nhị nương cũng nói:

- Việc đã xảy ra thì có can hệ gì. Đối với người đeo đuổi việc lớn, chỉ có việc

hiện tại với tương lai là đáng kể. Vậy xin cao tăng cứ thuật lại hầu lệnh bà nghe rõ

đầu đuôi

Phổ Mịch ngồi ngẫm nghĩ một lát, như để sưu tầm mọi điều trong trí nhớ, rồi

kể rằng :

- Hồi cuối năm ngoái, một hôm bần tăng đi tới cửa động Tam Thanh, bỗng gặp

một người hành khất, quần áo rách rưới, dườing như đứng chờ ai. Người ấy vái

chào bần tăng, thì thầm xưng tên là Trần Thiện. Bần tăng giất mình, vì hôm tiễn

thánh giá vượt biên giới sang Tàu, chính mắt bần tăng trông thấy trong bầy tôi có

ông Trần Thiện. Ngày nay ông ta về nước, chắc có sự biến cố chi đây. Bần tăng

liền thắp đuốc mời Trần quân vào chơi trong động nói chuyện. Thì ra Trần quân

trá hình kẻ hành khất trèo non, vượt suối về nước chỉ để báo tin cho thần dân biết

rằng Hoàng thượng đã thăng hà, và đã lập Duy Khang kế nghiệp.

Hoàng Phi ngơ ngác hỏi:

- Duy Khang là ai vậy?

- Tâu lệnh bà, là Lê duy Vượng, con nuôi của đấng Tiên đế.

Hoàng phi có vẻ lo sợ:

- Thế hoàng tử?

- Hoàng tử...

Phổ Mịch ngần ngại đưa mắt nhìn Phạm Thái, Nhị Nương trù trừ đáp:

- Tâu lệnh bà, Hoàng tử lên đậu đã qua đời.

Nhị Nương kinh hãi nhìn hoàng phi, chắc thế ngào nghe tin thái tử mất, bà

cũng chết ngất đi. Nhưng không, bà vẫn giữ thản nhiên.

CÓ lẽ sự thống khổ đã đến cực điểm làm cho bà nghẹn ngào không khóc được

lên tiếng. Hay lòng căm tức vua tôi nước Tàu lấn át cả sự thống khổ ? Cặp mắt mơ

mộng xa xăm, bà ngây người, nhắc đi nhắc lại:

- Lên đậu? ... Hoàng tử lên đậu? Lên đậu? Mất rồi?

- Tâu lệnh bà, có lẽ phần bực tức bị người Tàu khinh mạn, phần buồn phiền vì

hoàng tử qua đời. Nên Hoàng thượng mắc bệnh nặng ngay, rồi qua năm sau, năm

Quí sửu, Ngài thăng hà.

Cặp mắt Hoàng phi vẫn mơ mộng xa xăm:

- Ngài thăng hà? Ngài thăng hà?

- Vâng, Ngài thăng hà đã được hơn bốn năm nay.

Hoàng phi rùng mình như có cơn gió lạnh thổi qua tâm hồn. Nhưng bà cố định

thần mà hỏi rằng:

- Trần Quân có thuật cho cao tăng nghe cái giờ lâm chung của bệ hạ không?

- Tâu lệnh bà, Trần quân thuật rất tường tận.

"Hôm ấy, Thánh thượng biết rằng sắp qua đời, liền gọi bảo Như Tùng. Lê duy

Vượng đi nấu nước thơm để Ngài tắm. Khi đã lau mình mẩy sạch sẽ, Ngài truyền

lấy triều phục mặc vào cho Ngài rồi ngài nằm thẳng trên giường, quay mặt về phía

Nam, miệng lẩm bẩm khấn khứa rất lâu. Hai người tôi - Trần Thiện với Như Tùng

- quỳ Ở một bên giường, trong lòng lo sợ, đau đớn...

Nhị nương hỏi:

- Bạch cụ, còn ai nữa không, hay chỉ có hai người ấy?

- Chỉ có hai người ấy, Những người khác đã bị đày cả đi các nơi. Hoàng ích

Hiểu bị đày ra Y lệ, Lê Hân ra Phụng Thiên, Quốc Đống ra Cát Lâm, Việt Triệu,

Văn Chương ra Nhiệt Hà.

Hoàng phi thở dài nguyền rủa:

- Cha đời quân Mãn Thanh? Thế rồi sao nữa, bạch cụ?

- Tâu lệnh bà. Thánh thượng vẫn tỉnh lắm. Ngài bảo Trần Thiện lấy giấy bút

thảo tờ di chiếu, lập Duy Khang, tức Như Tùng Lê duy Vượng lên kế nghiệp, giữ



hương hoả hoàng phả, phụng thờ đức hoàng thái hậu.

Đọc xong, Thánh thượng cười chua chát nói tiếp: "Hương hoả của trẫm chắc

cũng chẳng còn mấy?"

Trong phòng yên lặng, lạnh lẽo. Hai người tôi vẫn quỳ bên giường. Bỗng

Thánh thượng nắm lấy tay Trần Thiện mà rằng:

- "Các người theo trẫm trên con đường khốn quẫn, cùng trẫm nằm gai, nếm

mật mong có ngày lấy lại giang san... Ngờ đâu trẫm gặp phải vẫn nước, vận nhà

chẳng ra gì, đến nỗi không giữ nổi được xã tắc, phiêu bạt quê người... Nay trẫm

chết là linh hồn trẫm được yên... Trẫm thương các ngươi không biết còn đeo cái

khổ, cái nhục đến đời thủa nào.

Trần Thiện khóc mà tâu rằng:

- "Muôn tâu Thánh thượng, vua tôi có ngờ đâu gặp phải bọn quyền gian đánh

lừa như thế này để đến nỗi Thánh thượng âu sầu căm tức là long thể mang đau, Hạ

thần xin thề rằng, nếu Bệ hạ có mệnh hệ nào, thì kẻ hạ thần xin tận tâm báo được

thù này. . .

Hoàng thượng cười và an ủi:

- "Thôi, không nên trách người ta làm gì, chỉ nên trách mình mà thôi. Vả ngày

nay, vận mệnh nhà Lê ta đã hết, các ngươi dẫu có chống chọi đi nữa có lẽ cũng

không ăn thua gì. Ta chỉ ước mong có một điều sau này các người được về nước.

Bấy giờ các ngươi mang hài cốt ta về, phụ táng vào sơn lăng liệt thánh, để tỏ bụng

ta; các ngươi nên nhớ kỹ điều ấy, cùng là truyền báo cho các quan Ở xa được biết.

Trần Thiện, Như Tùng khóc nức nở vâng mệnh.

Thánh thượng nằm nghỉ một lát, rồi lại nói:

- "Khi trẫm bị quân Tây sơn đuổi, kịp bỏ chạy sang đây, đến cửa Nam quan thì

thấy lạc mất hoàng phi. Trong mấy năm nay trẫm hằng lo lắng chẳng biết hoàng

phi trốn tránh nơi đâu hay đã bị quân giặc hại mất rồi. Nếu sau này về nước, các

ngươi còn có gặp Hoàng phi, thì xin vì trẫm trông coi cho tử tế. Trẫm nhờ Trần

Thiện trao cho hoàng phi cái nhẫn này, Hoàng phi đeo Ở tay chắc lại nhớ đến trẫm,

mà biết rằng Ở nơi đất khách quê người trẫm không bao giờ quên kẻ chung tình."

Phổ Mịch ngừng kể, xin phép đứng dậy mở hòm lấy ra cái nhẫn vàng trổ

lưỡng long chầu nguyệt đưa nộp Hoàng phi.

- Tâu lệnh bà, cái nhẫn này, Trần Thiện sợ thất lạc đã gửi bần tăng giữ giúp,

nay bần tăng xin dâng lên lệnh bà.

Hoàng phi ứa nước mắt đỡ lấy vẫt kỷ niệm của người xưa, đeo vào ngón tay

mà lẩm bẩm:

- Bệ hạ? Bệ hạ?

Nhị nương ghé vào tai Hoàng phi nói thầm:

- Tâu lệnh bà, cái nhẫn ấy, xin lệnh bà gói lại cất đi, đeo vào tay như thế, sợ có

nguy hiểm.

Hoàng phi khóc nức nở:

- Từ nay ta còn sợ gì nguy hiểm tới thân ta nữa. Ta sống đến nay chỉ mong mỏi

có ngày được gặp long nhan, nhưng nay... ta chỉ còn lấy cái thác đền lại ơn tri ngộ

của Hoàng thượng.

- Thiết tưởng lệnh bà càng nên giữ gìn quý thể để mai sau, khi rước hài cốt

Hoàng thượng về nước, còn được nhìn thấy cùng là trông nom việc mai táng trong

sơn lăng liệt thánh.

Hoàng phi vụt tỉnh ngộ:

- Em nói rất phải. Chị đợi đến ngày ấy hãy xuống cửu tuyền hầu Thánh hoàng

cũng không muộn.

Rồi quay lại hỏi Phổ Mịch:

- Hoàng thượng thăng hà vào năm nào, ngày nào, giờ nào, bạch cao tăng?

- Tâu lệnh bà, bần tăng đã biên chép cẩn thận. Thánh thượng thăng hà giữa giờ

Dần, ngày mười sáu, tháng mười, năm Quý sửu. Ngài thọ hai mươi tám tuổi.

Hoàng phi lấy bút chép lại ngày tháng vào một mảnh giấy, gập lại bỏ vào bọc

và phàn nàn:

- Chẳng biết mấy năm nay, có ai nhớ ngày húy ky Hoàng thượng mà cúng giỗ

không?

Phổ Mịch đáp:

- Tâu lệnh bà, thế nào Ở bên Bắc Quốc, Duy Khang chẳng đèn nhang thờ

phụng Tiên đế. Còn như Ở bản sơn môn đây, thì năm năm vẫn nhớ ngày húy, lập

đàn cầu nguyện lên vong linh Tiên đế.

- Đa tạ cao tăng, cao tăng đừng quên hoàng tử nhé?

- Xin vâng... Nhưng bây giờ thì rước lệnh bà xơi lưng cơm chay cho đỡ đói.

Liền bảo các chú tiểu sắp cơm, trong khi hoàng phi và Nhị nương ngồi sụt sịt

thì thầm nói chuyện.