Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 28: Đường hầm


Đường hầm ấy nguyên xưa kia là nơi chứa các mộc bản để in kinh phật, Tiêu

Sơn là chùa chính Ở vùng Từ Sơn Đông Ngàn, và bậc thiền sư trụ trì Ở đó nhiều

khi là sư tổ, nên vẫn phải in kinh sách phát đi những chùa Ở các nơi khác cho chư

tăng, ni, môn sinh của sư tổ. Vì thế các đồ đạc dùng về việc ấn loát rất bề bộn, cần

phải có một nơi kín để chứa cho khỏi mất mát, và được có thứ tự.

Đến thời Phổ T nh thiền sư thứ nhất, - vì Phổ T nh thứ hai hiện trụ trì Ở chùa

Tiêu Sơn chỉ là Trần Quang Ngọc, mạo nhận đạo hiệu thiền sư bị giết- thì cái hầm

chứa ấy bỗng không có nữa. Những mộc bản khuân để ngổn ngang đầy một gian

nhà tổ Còn cái hầm kia, người ta đồn rằng nhà sư đã lấp đi rồi, hoặc còn thì cũng

chẳng ai biết cửa vào hầm Ở chổ nào...

Đã một dạo các thiện nam tín nữ quanh vùng kháo nhau rằng trong chùa Tiêu

Sơncó con yêu tinh cao tay và dữ tợn ghê gớm lắm. HỌ nói thường những đêm

trăng suông nó hiện lên đi vơ vẩn trong sân chùa, lượn vòng mấy cây tháp rồi biến

mất. Người ta nói thêm rằng con yêu tinh ấy có phép biến hoá thần thông, muốn

đổi hình gì tự khắc thành hình ấy. CÓ khi người ta thấy nó khoác áo cà sa như một

vị chân tu vừa đi vừa lần tràn hạt. CÓ khi nó hoá ra một người con gái hoặc khóc

hoặc cười, hoặc đùa bỡn nhảy múa quanh hàng tháp rồi tan vào trong sương mù.

Lại có khi nó hoá làm một cặp vợ chồng âu yếm nhau dưới ánh trăng nữa.

Lời đồn đến tai sư cụ Phổ Tĩ nh (người trụ trì chùa Tiêu Sơn trước thời Quang

Ngọc). Chẳng đừng được, sư cụ phải bầy đặt lập đàn bắt ma, vì cụ vừa là một

thiền sư đắc đạo lại vừa là một pháp sư cao tay.

Quả thực, bẵng đi một dạo con yêu tinh thôi không dám đến chùa quấy nhiễu.

Nhưng nó không đến chùa chứ nhà dân gian thì nó vẫn qua lại như xưa. Hễ đâu có

gái đẹp là tất có bóng nó. CÔ nào nó thích vừa thì nó hãm hiếp rồi cho tiền. Một

điều lạ, tiền của nó chẳng phải tiền giấy, mà chính là tiền đồng đúc Ở kho nhà vua.

Nhưng cô nào chẳng may bị nó yêu mến thực tình, thì thế nào cũng bị nó mang đi

biết tăm mất tích.

Vậy nó mang đi đâu?

NÓ mang vào cái hầm nói trên kia. Vì cái hầm ấy không những chưa lấp mà

Phổ Tĩ nh (Vẫn không phải Quang Ngọc), còn phá sâu vào đồi, dùng làm nơi bí

mật chứa gái của ngài. Với mục đích phóng dật và tích cách kiêu xa như thế, cái

hầm sơ sài chật hẹp đã sửa chữa thành rộng rãi, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa

đông.



Hầm có hai cửa. Một cửa mở ngay giữa bệ thờ phật. Mà chính cái bệ ấy cũng

là một cái buồng. Đứng ngoài trông - dẫu mắt tinh đến đâu đi nữa - thì đó chỉ là

một cái bệ gạch xây đặc. Nhưng khi đã lách qua, một cái khe hẹp Ở giữa maột cái

cột gạch và cái bệ kia, khi đã lấy chìa khóa riêng lùa vào một kẽ vôi thì tự khắc

mở được cái cánh cửa nhỏ, làm lẫn trong cột bệ.

Vào trong buồng chỉ việc nhấc lên mấy viên gạch lát bát tràng là trôgn thấy lối

xuống hầm.

Một cửa nữa là chính cửa một cây tháp. Cây tháp ấy chỉ là một cây tháp giả,

nhưng Ở trong chùa và Ở khắp vùng, người ta đều cho rằng đó là tháp một vị sư tổ

tu hành đắc đạo, đã thăng Nát bàn bằng cách thiêu hóa. Hai cánh cửa gỗ lim có

khóa sắt lớn, giữ gìn hài cốt sư tổ để khỏi bị ai xúc phạm tới cái nội cung bí mật

của ngài.

Chắc có người tưởng rằng cái phòng hầm ấy hẳn tối và bí hơi. Trái lại, nó có

rất nhiều cửa sổ, vì trong sân sau chùa theo mặt đồi thoai thoải chạy ngược lên có

rất nhiều tháp. Mà đến một phần ba số tháp ấy chỉ là những cửa sổ dẫn không khí

và ánh sáng vào hầm.

Quang Ngọc kế tiếp vị ác tăng kia đến trụ trì chù Tiêu Sơn, kế tiếp một cách

quá võ đoán như ta đã biết.

Nhưng mãi mấy tháng sau, nhờ về một sư tình cờ chàng mới tìm ra được cái

hầm bí mật. Hôm ấy Quang Ngọc mới mua được hai con chó tốt để giữ chùa. Một

con vừa ra sân sau là chạy đến ghé mũi ngửi một cây tháp, rồi chõ mõm vào đó mà

sủa om xòm. Trước Quang Ngọc còn sua đổi đi, vì tuy chàng không phải là một

bậc chân tu, nhưng chàng không thể đứng nhìn co chó láo xược xúc phạm tới linh

hồn một vị sư tổ.

Về sau thấy con vật sủa mãi không thôi, chàng sinh nghi và tò mò đến ấn cánh

cửa tháp, ghé mắt nhìn qua khe hở. Nhưng trong tối quá... Bỗng phảng phất có

mùi hôi tanh đánh và mũi chàng.

Quang Ngọc càng ngờ lắm, lấy dao nhựa phá cửa tháp ra xem. Thò đầu nhìn

vào nền tháp, chàng thấy có mấy viên gạch lát bị ai bẩy đặt chồng lên nhau, Ở bên

một cái 1641 sâu thẳm, như cái giếng khơi.

ĐÓ là lối xuống hầm. Hôm lão ác tăng Ở hầm chui ra, đương loay hoay lát lại

gạch thì chợt nghe thấy tiếng ngựa của Quang Ngọc Ở tam quan. Lão ta vội vàng

ra ngoài khoá cánh cửa tháp lại, định khi trở về sẽ xếp nốt. Nhưng vừa cùng Nhị

nương tới chùa thì lão bị ngay Quang Ngọc giết. Vì thế mà nay tình cờ Quang



Ngọc nhìn thấy lối xuống hầm.

Sau khi đã nhấc hết gạch lát lên, Quang Ngọc thấy một con đường thoai thoải

thành bực. Nhưng vừa chui vào đi được hai, ba bước, chàng giật mình kinh hãi lùi

lại Mùi hôi thối Ở dưới xông lên ghê tởm quá.

Chàng liền quay về chùa lấy một bó hương lớn, và một cây sáp. rồi đốt hương,

thắp sáp đi bừa xuống. Nhiều lần cái hơi chết xô đuổi chàng lên, nhưng chàng đã

quả quyết khám phá sự bí mật nên dẫu sao cũng tiến bước.

May thay đi hết con đường hẹp, chàng vào trong buồng rộng, và Ở đó nhờ

được có nhiều cây tháp giả Ở trên mật đất thông hơi và chiếu sáng, nên chàng thấy

dễ thở hơn một chút.

Rồi Quang Ngọc dong sáp soi khắp nơi. Đến một cái giường tre, chàng kinh

hoảng trừng mắt nhìn. Chàng nhận thấy mùi hôi thối chính Ở đó bốc ra.

ánh sáng cây tháp lờ mờ lung lay chiếu vào đống vải nâu rách tươm, và nhão

như bùng. Thấy động, một đàn chuột Ở trong đống vải chạy ra. Chàng cố bịt mũi

đứng nhận kỹ thì đống vải mủm đó là một thây người bị trói, chết đã lâu ngày và

bị chuột cùng các côn trùng ăn ruỗng hết thịt.

Hoàng hồn, Quang Ngọc trở lên ngay. Rồi suốt ngày hôm ấy, chàng cùng Nhị

nương chôn cho người chết và tẩy uế gian hầm. Hai người giữ rất kín những điều

vừa thấy, và đã định tâm dùng cái hầm ấy, không phải để chứa gái như vị ác tăng

kia, nhưng để làm những việc bí mật trong đảng.

Nhị nương bảo Quang Ngọc:

- Thưa hiền huynh, rõ tội nghiệp cho người con gái bị chết oan. CÓ ngờ đâu

chỉ vì hiền huynh giết chết lão ác tăng mà người ấy bị chôn sống trong hầm.

Quang Ngọc cười đáp:

- Hiền muội nghĩ lẫn thẩn quá. NÓ đã đưa vào hầm bí mật của nó thì đời nào

nó còn cho ra để làm lộ tội ác của nó. Đấy, hiền muội coi, lúc nó Ở hầm ra, nó đã

cẩn thận trói kỹ tình nhân của nó lại. Vậy người con gái đó khi nào nó không ưng

nữa, thì nó chỉ có một cách đối phó là giết đi. Biết đâu những cây tháp kia lại

không chứa bằng gio xương phụ nữ, bọn tình nhân một thời gian ngắn ngủi của

nó.

Nhị nương rùng mình ghê sợ.

Ngay từ hôm ấy, Quang Ngọc, Nhị nương và những đảng viên quan trọng xuất

lực sửa sang cái hầm cho kiên cố và bí mật hơn nữa.