Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 30: Việc lớn


Đêm đã khuya. Phạm Thái đương ngồi nói chuyện với Phổ Mịch thiền sư Ở

động Tam Thanh thì có một tên lính cẩn tín hầu trong dinh quan trấn thủ ra tìm

chàng vào hội kiến với Thanh Xuyên Hầu. Biết rằng có việc khẩn cấp, chàng vội

vàng đi ngay.

Ra đến bờ sông Kỳ Cùng, chàng gặp Thanh Xuyên Hầu cũng vừa tới. Hai

người vừa cùng nhau đi đến biệt thự... Trương Đăng Thụ thì thầm bảo Phạm Thái:

- Câu truyện kín không tiện Ở trong dinh.

Phạm Thái lo lắng đoán chừng đã xảy ra việc gì quan trọng cho đảng Tiêu

Sơn

Tới biệt thự, Trương Đăng Thụ giở kinh Phật ra chất vấn Phạm Thái, làm thế

cốt để che mắt bọn lính theo hầu, mà trong đó chàng đoán chắc có thám tử của

hiệp trấn Phan Đình Hồng.

Mãi gần sáng, khi bọn người nhà mỏi mệt đi ngủ cả. Trương mới đem câu

truyện tâm sự ra giải bày. Chàng hỏi Phạm Thái:

- Trong triều có biến, tiên sinh đã biết chưa?

Phạm Thái kinh ngạc hỏi lại:

- Biến? Thưa đại nhân, việc gì thế?

- Bọn Bùi Đắc Tuyên bị giết cả rồi.

Phạm Thái không giấu nổi lòng sung sướng phá lên cười.

- Se sẽ chứ, tiên sinh. Tiên sinh nên nhớ rằng trong bọn lính theo hầu, thế nào

cũng có một vài tên thám tử của Phan Đình Hồng.

- Nhưng xin đại nhân cho biết đầu đuôi câu truyện.

- Đây, xin tiên sinh đọc thư này thì hiểu ngay.

Vừa nói vừa thò tay vào bọc lấy ra một tờ giấy hoa tiên đưa cho Phạm Thái.

Bức thơ ấy của Trần Quang Diệu và đại khái nói triều đình đương gặp buổi đại

loạn: VÕ Văn Dũng lập mưu bắt trầm hà cha con Thái Quang Diệu đem quân

chống cự với Dũng thì Hoàng đế đã giảng hoà hai bên và cất Diệu lên chức thiếu

phó. Nhưng sau lại nghe lời Dũng dèm pha trước hết binh quyền của Diệu. Nay

Diệu muốn kết bè đảng Ở ngoài biên giới, nhân Thanh Xuyên Hầu là bạn thân của

va, va khuyên nên đem quân về hỏi tội bọn lộng quyền.

Đọc xong bức thư, Phạm Thái hỏi:

- Bây giờ đại nhân định liệu ra sao?

- ấy, tôi cũng chỉ cốt hỏi tiên sinh điều ấy. Phạm Thái mỉm cười:

- Đại nhân hẳn đã đọc truyện Tam Quốc Chí. Vậy chắc đại nhân nhớ đoạn Gia

Cát Lượng mượn quân Đông Ngô đánh phá Tào Tháo Ở Xích Bích rồi nghiễm

nhiên chiếm lấy Kinh Châu?



- Tôi cũng nghĩ đến mưu ấy. Song Đông Ngô hiện không có quân. Mà Ở ngoài

biên thuỳ này quyền binh Ở cả trong tay Phan Đình Hồng là tôi thân tính của

Quang Toản, khó lòng dụ nó về cánh với mình được.

- Ô hay, mình có dụ nó về cánh với mình để đánh đổ triều đình, để làm phản

đâu ?

- Vẫn biết thế, vẫn biết sau này mới nhờ sức gió mà bẻ măng, nhưng cũng phải

dò xem bụng dạ nó ra sao đã chứ.

Hai người bàn bạc với nhau suốt đêm. Kế hoạch định như thế này: Trương

Đăng Thụ sẽ đem châu truyện giết thái sư nói với Phan Đình Hồng cố làm sao cho

Hồng yên trí rằng VÕ Văn Dũng có lòng phản trắc muốn đoạt ngôi nhà Tây Sơn.

Khi nghe chừng Hồng đã thuận theo cánh với mình rồi, thì liền cùng va cất quân

về triều hỏi tội kẻ gian thần. Qua trấn Kinh Bắc, hơn nghìn đảng viên đảng Tiêu

Sơn sẽ nhập bọn nói là tồng quân, nhưng kỳ thực để về triều vận động chiếm lấy

những chức trọng yếu mà mưu đánh đổ nhà Tây Sơn. Công việc tuy to tát, kho

khăn, nhưng tưởng cũng không phải không thể làm nổi, vì triều đình Tây Sơn

đương gặp đại biến: Ở bên trong thì các tướng tá lừa dối nhau ghen ghét nhau,

chém giết lẫn nhau; Ở bên ngoài thì thế lực Nguyễn ánh mỗi một ngày thêm bành

trướng.

Sáng hôm sau Trương Đăng Thụ sang chơi bên dinh hiệp trấn. Phan Đình

Hồng hết lòng trọng đãi, xữ rõ ra kẻ dưới đối với người trên. Thụ đem truyện tâm

huyết ra bàn, thì Hồng vui mừng theo ngay, hẹn nhau ngay hôm ấy sửa sang quân

bị, và mộ thêm binh lính để có thể chỉ trong dăm hôm là khởi sự được.

Trương Đăng Thụ cho tìm Phạm Thái đến bàn lại việc lớn. Hai người đang hí

hửng mừng thầm thì Thụ lên cơn đau bụng kịch liệt.

Thấy mặt trấn thủ đỏ bừng, cặp mắt như tiết, Phạm Thái kinh hãi trân trân

nhìn hỏi :

- Quan hiệp trấn có mời đại nhân xơi nước?

- Có, nhưng tôi uống muỗi một chén con.

Phạm Thái lắc đầu, và tuy giục người nhà đi tìm thầy thuốc, chàng vẫn biết

chắc rằng không cứu chữa được nữa.

Quả thực, chỉ trong một lát là Trương Đăng Thụ nằm vật ra, hét lên một tiếng:

"Nó giết tôi?". Rồi tắt nghỉ.

Nàng Long CƠ vợ lẽ Thanh Xuyên Hầu nghe tiếng kêu. Ở trong buồng chạy ra.

Thấy chồng nằm trên sập, mắt mở to, mồm há hốc, nàng tưởng là chồng tức giận

điều gì. Nhưng lay mãi, gọi mãi vẫn không thấy chồng động đậy. Phạm Thái bảo



nàng :

- Quan trấn thủ ngộ gió độc qua đời một cách bất ngờ quá, không thể nào cứu

chữa kịp. Xin phu nhân lo tang ma đi thôi.

Thực ra, ngắm mặt người chết, chàng hiểu ngay là có kẻ đầu độc. Thứ thuốc

độc ấy người Thổ dùng nhựa cây luyện thành thứ bột trắng chỉ gẩy một chút vào

chén nước đủ hại một mạng người.

Nguyên Phan Đình Hồng cũng nhận được một lá thư như Trương Đăng Thụ,

thư của VÕ Văn Dũng.

Dũng là quan thầy va, người đã cất nhắc va lên chức hiệp trấn và giao cho va

cái trọng trách kiềm chế Trương Đăng thụ. Trong thư Dũng dặn Hồng để ý dò xét

hành động của Thụ, và nhất là cho lính đi thám thính xem Thụ có nhận được thư

từ trong triều gửi tới không, thám thính để biết vậy thôi, chứ không cần phải bắt

lấy bức thư mà làm lộ mất cơ mưu. Quả nhiên bao nhiêu điều Dũng dự đoán đều

xẩy ra cả. Thụ có nhận được thư mà thư ấy thì Dũng chắc là của Trần Quang Diệu

gửi lên.

Bắt Trương Đăng Thụ giải về triều, nếu Thụ quả thực theo Trần Quang Diệu,

là một việc rất dễ dàng, vì bao nhiêu binh quyền Ở cả trong tay quan hiệp trấn.

Nhưng bức thư của Dũng dặn cặn kẽ mội điều nên làm để che mắt cánh cừu địch.

Những điều nên làm ấy, Hồng đã làm xong một cách nhẹ nhàng lặng lẽ, kín

đáo

Ngay buổi chiều được tin quan trấn thủ mất, Hồng tới viến, khóc rất thảm

thiết, đến nỗi Long CƠ phải cảm động vì tấm lòng thương bạn của quan hiệp trấn.

Chàng còn tỏ lòng thương xót cách khác nữa: là làm ma rất linh đình, sức các

viên phân tri, tri châu và tổng, lý phải đến phục dịch vào mọi việc, dựng rạp dựng

trạm, mổ trâu, mổ bò. Nhân dân ai ai cũng ca tụng tấm lòng tốt của quan hiệp trấn

và khen ngợi đám ma to nhất từ xưa đến nay Ở trấn Lạng Sơn.

Riêng Phạm Thái là căm tức kể giết người và nếu chàng không trót nhận lời

cùng tang gia đưa linh cữu Thanh Xuyên Hầu về nguyên quán Thanh Nê, thì

chàng đã liều chết đến dinh hiệp trấn tặng Hồng một mũi kiếm để báo thù cho

người bạn đã bị hại một cách hèn nhát.

Linh cữu của Thanh Xuyên Hầu quàng tạm Ở chùa Tam Thanh để chờ ngày

rước về xuôi Long CƠ lăn ra đất than khóc, còn Phạm Thái thì ngày ngày chàng

đến quỳ Ở bên quan tài, lâm râm khấn khứa, người ta tưởng chàng tụng niệm cho

linh hồng người chết được siêu linh tịnh độ. Kỳ thực chàng chỉ thề với vong hồn

kẻ khuất rằng thế nào chàng cũng trả được thù cho một người đồng đảng, cho bạn

đồng chí.