Cách Mà Mẹ Đơn Thân Đi Đến Đỉnh Cao

Chương 13: chương 13


Ly - em gái của Nam nghe vậy thì chửi ầm lên "Mày nói cái gì đấy? Mày tin tao xé miệng mày ra không hả con kia!"

Thấy Ly xông đến gần, bà Liên liền giơ tay tát mạnh vào mặt của Ly. Thấy vậy bố mẹ của Nam và Nam đồng loạt đứng dậy, gương mặt giữ tợn.

Bác tài xế taxi chở bà Liên ở ngoài cửa thấy chuyện không hay liền chạy vào can. "Các người mà không để mẹ con nhà này đi là tôi gọi cảnh sát đấy."

Nghe vậy cả nhà 4 người của Nam mới không xông tới chỗ mẹ con của Yến Nhi. Chỉ có thể nghiến răng, chửi bới vài câu mà nhìn họ rời đi.

Yến Nhi và bà Liên mặc kệ 4 người nhà đó chửi bới ầm ĩ. Cứ như thế hai mẹ con cô dìu nhau lên xe taxi trở về nhà.

Ngồi trên xe, Yến Nhi dựa vào vai mẹ nước mắt chảy ròng ròng. Đến lúc này cô mới thả lỏng được bản thân.

Cơn đau ở bụng lại dấy lên. Lần này còn dữ dội hơn vừa nãy sau khi cô ngã. Có lẽ lúc đó quá căng thẳng và phẫn nộ nên cô đã không cảm thấy đau.

Cô khẽ thì thầm "Mẹ ơi con đau quá. Bụng con như sắp nổ tung ra vậy. Cháu mẹ. Mẹ cứu cháu mẹ đi."

Nói xong Yến Nhi liền ngất lịm trên vai bà Liên.

Sau khi Yên Nhi được đưa tới bệnh viện liền được đưa vào phòng cấp cứu. Bác sĩ nói cô bị động thai cần phải mổ để đưa em bé ra gấp nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cũng may cái thai cũng đã được hơn 8 tháng nên không cần phải nuôi trong lồng kính.

Một tiếng đồng hồ Yến Nhi nằm trong phòng mổ cũng là khoảng thời gian bà Liên ngồi cầu nguyện cho mẹ con cô bình an.



Khi tiếng trẻ con òa khóc vang lên, nữ y tá đẩy chiếc giường bệnh Yến Nhi đang nằm phía trên ra khỏi phòng mổ, trái tim đang treo của bà Liên mới có thể hạ xuống được. Bà Liên vươn tay ra đón lấy đứa cháu gái còn đang đỏ hỏn trong tay một nữ y tá khác, không ngừng rơi nước mắt.

"Chúc mừng bác gái. Mẹ tròn con vuông. Tuy là sản phụ bị động thai nhưng em bé rất khỏe mạnh, nặng 3,5 kg. Sản phụ là sinh mổ nên sữa phải mất mấy ngày mới về. Chưa có sữa ngay được nên bác cứ cho em bé uống sữa bột vài ngày nhé bác. Sản phụ bị dị ứng nhẹ với thuốc tê nên trong lúc mổ có chút vấn đề về sức khỏe, ca mổ bị kéo dài hơn bình thường. Nhưng nói chung là mọi thứ đều ổn cả ạ. Bác đợi khoảng 2 - 3 tiếng nữa sản phụ tỉnh táo hơn là có thể chuyển sản phụ từ phòng hồi sức sang phòng thường nhé." y tá niềm nở nói.

"Cảm ơn cô. Nhưng chúng tôi vào viện gấp quá không kịp chuẩn bị gì cả. Phiền cô mua giúp tôi ít đồ sữa bỉm được không cô? Ở đây có hai mẹ con tôi thôi. Tôi chả biết nhờ ai. Đếm hôm người nhà tôi ở quê cũng không tiện đi lại." Bà Liên vừa khóc vừa nói.

Cô y tá trẻ vui vẻ đồng ý mua đồ giúp bà Liên. Sau khi mua đủ những đồ cần thiết và mang lên phòng thai sản Yến Nhi đang nằm, cô y tá còn nán lại chỉ cho bà Liên cách vỗ ợ hơi cho em bé sau khi uống sữa xong. Nhờ sự nhiệt tình của nữ y tá trẻ mà bà Liên đỡ vất vả hơn khi vừa chăm cháu, vừa phải để ý tới con gái đang nằm trên giường bệnh trong phòng hồi sức chưa tỉnh.

Mọi chuyển ổn thỏa hơn, bà Liên mới nhớ tới việc gọi điện báo cho người nhà dưới quê. Bà Liên gọi điện về báo cho bà Hồng vợ của chú ruột của Yến Nhi, báo cô đã sinh ở bệnh viện thành phố. Sau khi dặn dò những món đồ cần mang lên cho bà Hồng biết thì cúp máy. Bà Liên cũng gọi báo cho một số họ hàng nội ngoại khác biết.

Sau một tuần nằm viện thì hai mẹ con Yến Nhi cũng được xuất viện. Vừa về tới nhà cô đã được đưa ngay vào phòng riêng để ở cữ. Bà Liên dặn dò cô rất nhiều việc về vấn đề ở cữ.

Trong thời gian ba tháng đầu cô chỉ được ăn mấy món đồ lợi sữa để cho con bú. Phải kiêng bê đồ nặng, kiêng nước lạnh, kiêng tắm trong 1 tháng đầu... Nghe tới những vấn đề cần kiêng cữ Yến Nhi muốn nổ não luôn, mếu máo gật đầu cho qua. Nói gì thì nói chứ dù cho có phải lén lút vụng trộm thì cô nhất định phải tắm. Nghĩ tới cảnh không tắm cả tháng trời thôi là đã thấy ngứa ngáy khắp người rồi.

 Yến Nhi đặt tên cho con là Phùng Thị Như Ý, lấy theo họ mẹ. Tên biệt danh ở nhà gọi là Sữa. Bé Sữa ăn rất khỏe, càng lớn càng mũm mĩm dễ thương.

Tuy lần đầu làm mẹ nhưng bé Sữa ngoan nên cô chưa từng căng thẳng khi phải chăm con. Thêm nữa bà Liên - mẹ của cô luôn bên cạnh giúp đỡ cô rất nhiều. Chỉ có điều cô luôn trong tình trạng thèm ngủ vì tất quấy đêm của bé Sữa.

Trong suốt 1 tháng đầu Yến Nhi luôn chú ý tới thời gian cho bé Sữa ti. Cứ cách 2 - 3 tiếng lại cho Sữa ti mẹ 1 lần. Những lúc cô mệt quá bà Liên sẽ phụ chăm sóc và cho Sữa ti bình.

Lễ đầy tháng của bé Sữa họ hàng nội ngoại của cô đều tới thăm hỏi và tặng quà. Gia đình của cô dường như đã thống nhất không nhắc gì đến vụ việc li hôn của cô. Mọi người chỉ tập trung vào bé Sữa, chào đón bé đã trở thành 1 thành viên mới trong đại gia đình.