Cha Dượng

Chương 26


Chiều tan học hôm đó, Angry bird lại chờ tôi ở ngoài cổng trường. Lần này không đợi cho hắn nói gì, tôi khập khiễng đi tới lấy cái nón bảo hiểm treo bên tay láy đội vào rồi ngồi luôn lên xe, làm như một thói quen từ trước giờ vẫn vậy. Tôi nghe hắn cười cười, hắn không nói gì, "rừm" một tiếng, chiếc xe Sirius phóng qua con đường tập nập giờ cao điểm tan tầm.

Suốt chặng đường tôi và Angry bird chẳng nói chẳng rằng gì với nhau, tôi vẫn như thường, ngồi phía sau nhìn tấm lưng, nhìn gáy của hắn miết rồi nghĩ tới anh. Nghĩ chắc giờ này anh từ bệnh viện về nhà rồi và đang lum khum trong bếp chuẩn bị cơm, lại nghĩ hôm nay có thể mình về trễ, sợ anh chờ cơm tối lâu quá vì Angry bird như thường lệ sẽ chở tôi đi rồi ném ở một xó xỉnh vắng hoe nào đó mặc cho tôi phải lội bộ tìm trạm xe buýt để tự đón xe đi về.

Ai mà ngờ, hôm đó Angry bird chở tôi về tận nhà.

Tôi bước xuống xe, mắt tròn mắt dẹt nhìn hắn dò xét suốt. Hắn vẫn trông thản nhiên như không có chuyện gì không hợp lẽ, nhìn căn nhà của tôi một lúc mới đánh giá nói:

- Nhà đẹp đấy! Mà tao thấy thắc mắc, trông mày giàu sụ, sao mày cứ xài cái điện thoại đồ bỏ đi đó hoài vậy?

Tôi liếc hắn, vẫn không thể hiểu nổi hôm nay cái tên này ăn trúng thứ gì mà tốt với mình như vậy. Nghĩ lại, chắc không phải vì... "tỏ tình" xong khiến hắn thay đổi thái độ, mà chắc chỉ là do hắn thấy hơi áy náy vì chuyện cái chân tôi rồi còn chuyện tôi đột nhiên phát bệnh suyễn nên mới đột xuất độ lượng như thế.

Tôi xốc cặp da trong nách, thờ ơ đáp:

- Đó là đồ của cha dượng tao cho.

- Cha dượng? Sao lúc nào mở miệng ra, mày cũng nhắc tới ổng hết vậy? Bộ ổng tốt lắm hả?

Tôi nói:

- Chuyện nhà tao, mày hỏi làm gì? Với lại...cái...cái câu buổi sáng mà mày nói, đừng tưởng tao tin là thật!

- Cái gì?...À...câu đó đó hả? Tao nói rồi, cũng không định lập lại đâu, mà...tin hay không là tùy mày!

Hắn nhìn tôi, bỉ bỉ cười.

Tôi cau mày liếc hắn mắng:

- Não!

Hắn đá vào chân tôi một cái, hất mặt ra hiệu nói:

- Hình như cha dượng mày ra kìa.

Tôi giật mình quay lại thì quả thật thấy bóng dáng anh từ trong nhà đi ra sân, sợ anh giáp mặt với Angry bird nên vội vàng quay qua, thúc hắn:

- Phắn lẹ giùm!

Hắn cợt nhả:

- Ê, tao có cần tới chào một tiếng "cha dượng" không?

Tôi ra động tác "cắt cổ" nếu hắn dám làm thế thật. Mà tự nhiên cũng thấy tò mò cái viễn cảnh nếu Angry bird giáp mặt với anh mà thốt ra như vậy, nghĩ chắc chắn biểu cảm của anh lúc đó sẽ dọa chết khϊếp người ta. Nhưng Angry bird hắn vẫn không điên tới nổi làm thế, hắn chỉ trêu tôi thôi, hắn cười cười, sau đó nghiêm túc hơn nói:



- Hôm nào rảnh, tao ghé nhà mày chơi!

Tôi há miệng chưa nói được câu: "Ai mời mày? Thân nhau khi nào mà qua chơi?" thì hắn đã quay đầu xe, rồi phóng chiếc Sirius đi mất dạng.

Anh bước ra từ đằng sau cánh cổng hoa giấy, miệng ngậm một điếu thuốc và đang loay hoay với cái bật lửa hết gas, "lẹt xẹt" vài lần nhưng vẫn không bắt lửa được. Thì ra người điềm đạm như anh cũng có lúc nổi cáu vì những chuyện nhỏ nhặt, tôi thấy anh thình lình ném hột quẹt ra đất rồi quăng luôn điếu thuốc đang ngậm trong miệng đi. Cứ nghĩ anh chưa nhìn thấy tôi, ai dè lúc đó anh ngẩn mặt nhìn mà không kinh ngạc khi thấy tôi vẫn ôm cặp da đứng trân trân nhìn mình với ý cười ngập trong mắt.

- Về rồi thì vào nhà đi, đứng đó mỉm mỉm cái gì?

Tôi nén cảm giác muốn cười, hỏi:

- Chú định đi đâu?

- Chú đi mua bật lửa.

- Nhớ mấy tuần trước chị Hương tiếp thị có ghé qua cho một lô bật lửa mà?

- Đồ tặng tiếp thị ít khi xài được lắm, để qua mấy tuần là bị xì gas gần hết. Cái cuối cùng chú cũng mới quăng đi rồi!

Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn nghi ngờ có phải anh đang tự lấp liếm chuyện mình càng ngày càng hút thuốc nhiều. Anh biết tôi bị hen suyễn nên luôn hạn chế hút thuốc trước mặt tôi, lúc thèm lắm mới đứng ở cửa sổ đằng xa phì phèo vài phút nhưng chỉ một điếu duy nhất. Có điều dạo đây, có thể nói là giai đoạn nhiều sóng gió nhất giữa anh và mẹ trong suốt bảy năm êm đềm, mà nguyên nhân khởi nguồn không đâu khác là do cô bệnh nhân kia làm mẹ nhiều lúc ghen tới phát cuồng, mẹ không nghe anh giải thích, bất đắc dĩ, anh hay thở dài, anh buồn, nên chắc vì thế mà anh lén hút nhiều thuốc. Có đêm tôi ra ngoài phòng khách tìm nước uống, thấy anh một mình ngồi ở ghế sofa lơ đãng, giữa hai ngón tay anh là điếu thuốc nghi ngút khói và trong gạc tàn đã chất thành một đống đầu lọc cao ngút.

Thấy anh cứ như vậy, tôi đương nhiên vừa đau lòng vừa thắt ruột thắt gan vì lo, nhưng tôi không thể mở miệng khuyên anh bỏ hẳn thuốc lá được vì tôi biết khi người ta buồn bã thì cần bám víu vào ai đó hay thứ gì đó. Nhưng anh không phải loại người khi buồn có thể giải bày tâm sự hay bám víu vào ai kể cả những "cạ cứng" hay hẹn anh ra ngoài ăn uống rượu chè mỗi dịp cuối tuần, anh luôn là kẻ miệng kín như bưng, tưởng rất dịu dàng gần gũi nhưng thực chất lại lạnh lùng và cứng nhắc như sắt đá, nên anh chỉ biết dựa vào thứ duy nhất là thuốc lá, mặc dù biết nó có thể dần dần gϊếŧ chết mình.

Ngay lúc này đây, trong ánh mắt hạnh nhân điềm đạm đã được khéo léo ngụy trang nhưng tôi vẫn nhìn ra một chút tâm sự khiến anh trầm ngâm hơn bình thường. Tôi đi tới bên cạnh anh, như bình lệ nắm lấy cổ tay ngạnh xương của anh, không phải là bàn tay, mà luôn luôn là cổ tay, vì tôi nghĩ nắm cổ tay, ý nghĩa đỡ phức tạp hơn nắm bàn tay và sẽ bớt làm anh phải ngại hay hốt hoảng.

Tôi nói:

- Chú hút thuốc ít lại đi, hút hoài, riết phổi thủng như cái rổ!

Anh nhìn xuống tôi, chợt xoa đầu tôi. Tôi nghĩ câu kế tiếp anh nói đại loại sẽ, một có thể là thuận theo ý tôi nhẹ nhàng nói, "Ừ, chú biết rồi! Hôm nay chỉ hút ba điếu thôi!", hai là phớt lờ vấn đề đó, "Chú không sao, thôi, con vào nhà tắm rửa đi rồi ăn cơm!".

Ai dè suy đoán của tôi trật lất, anh xoa đầu tôi sau một hồi trầm ngâm, ánh mắt anh ẩn chứa một nửa là dịu dàng khiến cõi lòng người ta mềm nhũn nhưng nửa còn lại là màn đêm u ám, thổi đến một trận gió khiến tôi lạnh sống lưng, anh hỏi:

- Ai chở con về?

- ...?

Tôi tưởng mình nghe nhầm.

Anh vẫn đứng đó xoa đầu tôi, không nhắc lại câu hỏi vì anh biết rằng tôi vốn nghe thấy rõ và đủ hiểu anh đang hỏi về ai. Đôi bàn tay thường chỉ cầm dao phẫu thuật nên mảnh và thon dài, từng cử chỉ của anh đều dịu dàng, tỉ mỉ như đang trong ca phẫu thuật, tay anh lướt con dao nhọn hoắc cắt xuống làn thịt trơn mịn của bệnh nhân, cắm phập vào khiến người ta tuôn máu, lòi ruột lòi gan nhưng không hề thấy đau đớn gì. Tôi nhìn vào mắt anh, tôi thề, tay anh thì có thể dịu dàng thật nhưng ánh mắt anh bấy giờ thì không.

Lúc này tôi mới biết, thì ra anh đã nhìn thấy cảnh tôi ngồi xe của Angry bird trở về chỉ có điều trên mặt anh vờ như chả có gì nghiêm trọng lắm.



- Là bạn học con. – Tôi xốc cái cặp da, thờ ơ nói.

Anh:

- Kết bạn là tốt, nhưng cũng nên lựa bạn mà chơi.

- Là sao?

- Chú thấy thằng nhóc đó quần áo không chỉnh tề.

Tôi hơi mỉa mai nói:

- Nó mồ côi mà chú, nhà lại không khá giả, không ai chăm lo nên phải vậy thôi.

Anh nhìn tôi, nhìn tới mức lông tơ trên người tôi dựng ngược. Anh dần buông bàn tay đang xoa đầu tôi, tự nhiên cái cảm giác áp bức đáng sợ từ đôi mắt đen lạnh ngắt của anh thổi tới khiến tôi rùng mình, tôi chưa bao giờ thấy anh như vậy cả. Thậm chí bình thường khi tức giận anh cũng không trông đáng sợ như thế nên khiến tôi nghĩ...khi nói ra câu này, anh không giận...mà là cảm giác gì đó...tôi không thể định nghĩa.

Anh nói:

- Con bé lần trước thì được, thằng oắt này thì không!

Trong lòng tôi tràn ngập chế giễu, muốn hỏi vì sao Trang Nhu thì "được", còn Ngọc Phong thì "không"? Nhưng nghĩ lại, cũng chả cần thiết phải hỏi dư thừa, anh cho phép tôi qua lại với bạn, bạn nữ thì anh yên tâm hơn bạn nam vì anh thừa biết con trai anh nó bê đê mà, nó chỉ thích đàn ông, nó hay vô những trang web đồng tính để coi ảnh body nam, nó còn tải cả phim gay và về đêm nó còn hay tưởng tưởng ra cảnh mình "nằm dưới".

Đối mặt với ánh mắt nghiêm túc của anh, tôi vẫn điềm nhiên, cũng không muốn đề cập tới chuyện chân mình bị đau nên Angry bird mới hảo tâm đưa mình về, nhún vai nói:

- Cũng chẳng phải bạn bè gì thân thiết.

- Chú nhìn người không sai bao giờ. Thằng oắt đó trông không đáng tin chút nào, từ nay nếu được thì đừng dính dáng tới nó.

- Hồi xưa chú cũng nói thằng Nghiên không đáng tin, kêu con đừng làm bạn với nó nữa. Nhớ hồi con nghe lời chú, kêu từ nay không muốn chơi với nó nữa, nó buồn quá chừng rồi tháng sau đó nó chuyển về nhà nội nó ở Vĩnh Long luôn. Mà nhớ lại, cũng thấy tội cho nó...tới hồi đi muốn gặp con một lần cuối, chú cũng không cho.

Không nghĩ là tôi dần trở thành một đứa vô cảm như vậy, khi nhớ về câu chuyện xưa xẳm của mình, nhớ tới thằng bạn từng bá vai quàng cổ suốt một thời gian dài mà bấy giờ lại thờ ơ như chẳng có gì đáng buồn. Nhớ tới nó, cảm giác duy nhất có trong tôi là hơi tội lỗi vì nỡ "đoạn tuyệt" với nó chỉ vì lí do nó dạy tôi chửi thề nhiều quá.

Anh đứng đối diện với tôi, vẫn với ánh mắt tỏ ra mình lọc lõi của người cha trẻ đối với đứa con trai chưa lần nào đặt chân ra đời, anh nói:

- Chú muốn tốt cho con thôi, Hạo Nghiên nó là đứa có tình nghĩa, nhưng thói xấu của nó nhiều quá. Chú không muốn con bị nhiễm theo lối sống không lành mạnh của nó.

- Thôi, con chỉ nói vậy, chuyện gì thì chuyện cũng qua lâu rồi. Con đã hứa với chú không học theo thói xấu nữa mà, thằng bạn ban nãy...nó chỉ tiện đường cho con quá giang thôi, con với nó không thân thiết gì, con thề đấy!

Anh không có lựa chọn nào ngoài cách tin lời thề không đáng nửa xu của tôi. Tôi muốn nói với anh rằng, thật ra tôi không phải là con búp bê áo trắng thuần khiết như trong mắt anh từ trước giờ vẫn đinh ninh, anh lúc nào cũng sợ tôi bị vấy bẩn bởi những thứ tạp nham của xã hội nhưng anh không nhìn ra được rằng thằng con trai của anh, nó cũng chẳng thanh cao đẹp đẽ gì mà sợ bị vấy bẩn. Thậm chí nói, đầu óc của nó còn bẩn hơn tiêu chuẩn xã hội cho phép nữa kìa!

Vì...

...nó yêu chồng của mẹ mình điên cuồng.