Vì số linh kiện container kia mà Trần Dị phải chạy đôn chạy đáo suốt một thời gian dài, không bị ép giá thu mua thì cũng tại tư tưởng không tin người Hoa của phía đối phương, đều là những nguyên nhân khiến tiến trình công việc liên tục đình đốn. Bước ngoặt xuất hiện vào một dịp nọ khi Trần Dị nhìn thấy bức ảnh chụp dòng thuyền buồm thể thao trong văn phòng tiếp khách, tận dụng cơ hội đó anh khơi gợi chủ đề, và cuộc trò chuyện diễn ra hết sức vui vẻ. Sau cùng, không ngờ buổi đàm phán thành công suôn sẻ, khách hàng còn giúp một tay, nhờ vậy Trần Dị thu về được hơn sáu vạn đô la Mĩ tính cả vốn lẫn lời.
Anh không đưa số tiền này cho Miêu Tĩnh mà giữ lại cho mình làm vốn liếng khởi nghiệp.
Miêu Tĩnh đã quen sống những ngày được hầu hạ tận chân tơ kẽ tóc, thực ra thấy hơi tiếc vì anh phải ra ngoài kiếm tiền, song vẫn bày tỏ sự ủng hộ đối với những việc anh làm. Hai mắt cô chăm chú ngắm nghía anh, tay cầm tách cà phê, hỏi: “Định đổi nghề sang làm kinh doanh à?”
Chỉ cần một cái búng tay thì dù một con chó có bơ phờ rũ rưỡi đến đâu cũng sẽ ngúng nguẩy cái đuôi, xốc dậy tinh thần, biết rằng đã tới lúc phải ra ngoài kiếm ăn.
Muốn tìm được một công việc ổn định là rất đơn giản, nhưng Trần Dị không lấy gì làm mặn mà với số tiền lương chỉ hai ngàn đô la Mĩ mỗi tháng. Có lẽ sẽ có những phương pháp kiếm tiền dễ dàng hơn, nhưng nếu đã lập gia đình, một cuộc sống vững chắc sẽ an toàn hơn hết.
Cởi bỏ áo phông và quần bò, sơ mi và quần tây làm cả con người anh toát lên một nét gợi tình vừa đứng đắn lại vừa thiếu đứng đắn. Trời ban cho anh thân hình đẹp chuẩn chỉnh, đẹp ở mọi góc nhìn. Đồng hồ đeo tay mới là món quà Miêu Tĩnh tặng anh, cũng là chiếc có chất lượng tốt nhất trong khả năng cô mua được. Hiện giờ hai người sống không hẳn quá tiết kiệm, chủ nghĩa hưởng lạc có xu hướng chiếm nhiều phần.
Anh đã sang tuổi hai bảy, hai tám, dần dần thoát ly thái độ ương ngạnh kiêu căng thời trẻ dại, ngày càng tiến bước mạnh mẽ đến hình tượng thành thục chín chắn. Dẫu vậy mấy khi hút thuốc hay híp mắt cười, nhìn anh vẫn phảng phất một điệu rất vô lại đểu giả.
“Muộn màng quá rồi à?” Anh xắn tay áo lên tận khuỷu tay, phơi bày cánh tay đường gân gồ rõ.
Miêu Tĩnh nhún vai: “Tuổi tuy già chí hãy còn cao, chí ngoài ngàn dặm.”
“Ừ hứ?” Anh bất chợt nhếch mày, bàn tay to nhéo eo cô tỏ ý bất mãn, “Tuổi tuy già chí hãy còn cao? Nhà cô chán sống rồi hay sao?”
“Em nhỡ miệng, phải là mãnh hổ xuống núi mới đúng.” Miêu Tĩnh bị anh nhéo nhũn cả eo, khẩn khoản van nài: “Em sai thật rồi mà.”
Anh kéo cô lại gần cho một chiếc hôn chào buổi sáng, cánh môi rà lướt từ sau tai xuống cần cổ nhạy cảm của cô: “Nói gì nghe bùi tai tí xem nào, em biết anh thích nghe gì mà.”
Bị anh cuốn lấy làm cô không thở nổi, giọng mềm tan: “Chồng ơi… anh à…”
“Anh ruột hay anh tối lửa tắt đèn?” Anh nhấn nhá cường điệu hết cỡ.
“Cả hai.” Giờ Miêu Tĩnh đã có thể bật thốt mấy lời tầm bậy tầm bạ mà chẳng buồn đỏ mặt, cô đưa tay vuốt phẳng phiu tấm áo sơ mi dúm díu cho anh: “Gino đang đợi ở dưới kìa, nhanh lên anh.”
Trần Dị uống cạn cà phê trong cái tách cô cầm: “Đi nhé.”
Thời điểm đó hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tập trung chủ yếu vào thị trường Âu Mĩ, chưa phát triển rầm rộ ở thị trường Nam Mĩ. Ban đầu Trần Dị là đối tác của SOHO*, anh giúp sức trong việc phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm và công ty cho khách người bản địa, chuyển giao hàng mẫu, khi thương thảo thành công sẽ được chia một nửa lợi nhuận.
*SOHO: tên viết tắt của “Small Office, Home Office” – nôm na là những dự án xây dựng căn hộ kết hợp giữa không gian sống và văn phòng làm việc.
Sau có lần nọ mô tô của Pierre bị thiếu phụ tùng để thay, Trần Dị bắt đầu đặt sự quan tâm vào linh kiện mô tô. Mô tô là đặc sản ở Colombia với số lượng mua bán xuất nhập khẩu nhiều đáng kể, bản thân anh lại có hiểu biết sẵn về xe. Nên sau khi đạt được thỏa thuận nhỏ với bên xưởng sửa chữa ô tô, đồng thời nhập khẩu một lô phụ tùng từ nhà xưởng trong nước, anh đã kiếm được những đồng tiền xuyên biên giới đầu tiên theo đúng nghĩa.
Anh cùng với Gino, hai người không có kế hoạch gì, về cơ bản thì hễ gặp được cơ hội làm ăn nào là bắt tay vào làm ngay. Không biết do mối quan hệ thân thiết giữa Trần Dị và dân bản xứ hay vì tác phong làm việc luôn nhanh gọn và sòng phẳng của anh, độ thiện cảm bên phía khách hàng luôn luôn được giữ ở mức lạc quan, mọi thứ diễn ra xuôi chèo mát mái một cách ngỡ ngàng.
Sau nửa năm, Trần Dị thành lập một công ty nhỏ, chỉ có mỗi hai nhân viên là anh và Gino. Phòng làm việc nằm sát bên cạnh một quán bar, mỗi lần vào là phải vòng nửa vòng qua quán bar, nhiều lúc khách đến còn ngồi uống được với nhau một ly, cũng khá độc đáo mới lạ.
Đã có công việc nghiêm túc nên ngày nào Trần Dị cũng vội vội vàng vàng đi sớm về muộn, dẫu vậy anh vẫn lo đưa đón Miêu Tĩnh đi làm về nhà đều đặn. Hai người tận dụng triệt để thời gian cuối tuần để đi biển nghỉ ngơi, thi thoảng anh đi công tác cũng đưa cô theo cùng. Hai người in dấu chân qua không biết bao nhiêu thành phố ở Colombia.
Lâu lâu Miêu Tĩnh cũng đi xã giao với anh, cô phát hiện Trần Dị đi đủ mọi loại nơi: từ câu lạc bộ tư nhân cho đến hộp đêm luông tuồng trụy lạc rồi thì những địa điểm chơi thể thao mạo hiểm. Tư Nam nhận ra sự thản nhiên ở Miêu Tĩnh, lén hỏi cô có yên tâm không? Miêu Tĩnh đáp rằng không việc gì phải lo lắng cả, cô quen quá rồi đi chứ.
Anh có xuất hiện ở bất cứ đâu chăng nữa cũng không có gì lạ, vả chăng cá tính anh lại hoàn toàn không phải loại hình trong sạch cao cả. Tuy nhiên khi đã dấn thân vào con đường này, nên biết đường giữ vững một tâm thái không kiêu ngạo xu nịnh và cách cư xử thích đáng vẹn toàn mới là tốt nhất. Miêu Tĩnh cảm thấy Trần Dị biết đầu cơ, nhưng hiệu quả và lợi ích mang lại thường không mấy rõ rệt. Cô xuất thân từ ngành kỹ thuật, làm công việc liên quan đến kỹ thuật nên không bắt chước được khí thế bẩm sinh ở anh.
“Đương nhiên là phải nhìn người mà đặt cỗ* rồi.” Anh ngậm điếu thuốc trong miệng, “Với những kiểu người khác nhau lại có những kiểu ứng xử khác nhau: người Hoa nội chiến gay gắt, người Âu Mĩ chúa ra vẻ thanh cao, người Nam Mĩ thật thà nhưng không đáng tin cậy. Tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau thì phải biết cách diễn sao cho giống hơn cả họ là tốt nhất.”
*Nhìn người đặt cỗ: nghĩa là tùy vào khách đến nhà là ai mà liệu đem những món khác nhau ra đãi, ý chỉ sự bất công trong cách đối xử.
“Thế anh đặt cỗ gì cho em đấy?” Miêu Tĩnh hỏi anh, “Anh diễn kịch gì trước mặt em hả?”
“Đặt cỗ gì? Ông đây đặt cổ* nhà cô thì có.” Trần Dị nói trêu, “Tôi diễn gì trước mặt nhà cô mà chẳng bị nhà cô lột s@ch bách.”
*Đặt cổ: “cổ” ở đây là cổ trùng, thường là “hạ cổ” nhưng editer để “đặt cổ” cho phù hợp với tinh thần chơi chữ của tác giả.
Không kìm được, Miêu Tĩnh quẳng cho anh một ánh nhìn nửa như dỗi hờn nửa như mê hoặc.
Sống ở Bogota gần hai năm, hai người thấy hơi ngán ẩm thực Nam Mĩ. Tài năng bếp núc của Trần Dị kém xa Miêu Tĩnh, lại một lần nữa Miêu Tĩnh phải xắn tay nấu món Trung Quốc. Thực ra Trần Dị đã quen ăn đồ ăn cô nấu, lần nào cô xuống bếp anh cũng đánh chén ngon miệng và tuyệt đối không kêu ca. Nhưng bên cạnh đó cũng phải tăng cường tập tành vận động nhiều để giữ gìn dáng vóc, đừng tưởng anh không hay biết gì về vụ mấy tấm ảnh trai đẹp luôn là thứ níu ánh mắt Miêu Tĩnh lại thêm một giây mỗi khi cô lướt điện thoại.
Hai năm nay tính Miêu Tĩnh lười nhiều thấy rõ. Xã giao là một kiểu thủ tục khó tránh khỏi trong các cuộc bàn chuyện làm ăn của Trần Dị, đặc biệt những hôm có đấu bóng đá thì đúng là phải thức trắng cả đêm, Trần Dị về nhà trong tình trạng say lướt khướt, nằm đè lên người cô lảm nhảm mấy câu dẩm dớ thô bỉ. Miêu Tĩnh chẳng thèm đoái hoài tới anh, mặc xác anh ngủ luôn trên sô pha, hôm sau cũng chỉ luộc mì nấu qua quýt cho anh bỏ bụng.
Cuối tuần hai người cùng bạn bè đi đến thị trấn nhỏ nằm quanh đó chèo thuyền cắm trại. Miêu Tĩnh và bạn chơi bóng trên bãi cỏ, ngoảnh đi ngoảnh lại đã chẳng thấy bóng Trần Dị đâu. Hỏi mới biết nhóm đàn ông lái xe sang thị trấn gần đây mua một loại rượu bắp do dân địa phương ủ rồi, lúc về còn thấy chở hai cô nàng đẹp diêm dúa trên xe, vẻ đẹp lai khiến người nhìn không sao rời mắt nổi.
Miêu Tĩnh đâm bực bội, không biết bực vì trước khi đi anh chẳng nói tiếng nào hay do thấy người đẹp kia đến gần bắt chuyện với Trần Dị, chìa tay hỏi xin điếu thuốc trong miệng anh. Anh nhăn mày ra chiều hơi ngạc nhiên, rồi mỉm cười rút một điếu trong bao ra đưa cho người ta, hai người đứng cạnh nhau phì phà thuốc lá.
Lúc xoay người lại, bắt gặp khuôn mặt lạnh tanh của cô, Trần Dị mới phát hiện cô đang giận. Anh bèn hạ giọng dịu dàng dỗ dành, khổ nỗi phương pháp này chẳng ăn nhằm gì với Miêu Tĩnh.
Dỗ dành thất bại, lửa giận của cô bùng lên dữ dội, chẳng biết điều gì làm cô tự dưng giở tính bướng bỉnh để rồi bắt đầu tính nợ cũ với anh. Cô ra rả liến thoắng làm Trần Dị nghe chỉ biết nghệt mặt thảng thốt, thấy mình đúng thật là một thằng đốn mạt ác ôn, hồi bé toàn bắt nạt cô, báo hại cô ốm đau bệnh tật, lại còn liếc mắt đưa mình với phụ nữ khác, bỏ qua sinh nhật cô, và cả những chuyện với Đồ Lị, tất cả tạo thành cho cô bóng ma tâm lý hết sức sâu đậm.
Tuy nói vậy nhưng lúc bên nhau thì sượng sùng gượng gạo, khi lên giường lại cực kỳ hăng hái. Anh yêu bờ môi kìm nén cắn nghiền để khỏi bật khóc của cô, yêu làn tóc rối bời bết vào hai bầu má, cặp mắt hút hồn đong đầy sương mờ mở tròn xoe, những chiếc răng nhọn hoắt găm vào thịt anh, yêu đến thân hình mảnh mai uốn lượn như rắn. Anh rút ra một chiếc cà vạt, cuối cùng cả hai đều thấm đẫm mồ hôi.
“Nói anh nghe sao em cứ phụng phịu hoài vậy hả?” Anh n ắn bóp da thịt trắng ngần, “Anh chỉ cho người ta một điếu thuốc thôi mà, xem xem em dỗi anh bao nhiêu lâu rồi, anh cai thuốc là được chứ gì? Hả?”
“Rồi!” Cô quay phắt lại nhìn anh, gương mặt xinh xắn tràn trề vẻ kiên định, “Nhớ giữ lời đấy!”
Trần Dị ngây ra, bó tay nằm ườn ra giường, dán mắt nhìn trần nhà như không còn thiết tha gì ở cuộc đời này nữa: “Rồi… cai thì cai…”
Cai thuốc lá không phải chuyện dễ dàng gì.
Hiện giờ anh đã bớt hút thuốc hơn so với trước, nhưng cơn thèm vẫn còn đấy, mỗi ngày không hút mấy điếu là bứt rứt ngay. Miêu Tĩnh mua cả đống kẹo cho anh, Trần Dị thường hay quẳng một cục vào miệng nhai rồm rộp rồm rộp. Vì thực sự không được hút thuốc nên chỉ còn cách lặng người nhìn điếu thuốc cháy, hít hà mùi nicôtin cho đỡ thòm thèm.
Đương nhiên, do vậy nên Miêu Tĩnh cũng trở thành người chi phối cơn thèm của anh theo như câu “lấy vật đổi vật”, không có cái này thì ta bù bằng cái khác. Ánh sáng trong đôi mắt anh mềm mại như được lọc qua lớp kính lọc, thi thoảng anh lại lò dò bước qua dính lấy cô, làn môi in dấu hôn khắp mọi chỗ, phát nghiện vì mùi hương của cô và những cái chạm – sau cùng khi nhịn hết nổi, Miêu Tĩnh bèn cho anh một lời đề nghị.
“Vậy đi, em đi tìm trường với anh nhé, anh không hút thuốc được, thế thay bằng cắn bút vậy.”
“???”
“Rảnh hành hạ em thế thì sao không tìm trường nào đấy ở Bogota để đi học, đại học cộng đồng hay trường công ích cũng được, tiếng Tây Ban Nha của anh tốt vậy, đi học cũng dễ thôi ấy mà.”
Trần Dị nhăn mày, ra vẻ cự nự: “Thôi khỏi.”
Miêu Tĩnh thẽ thọt giải thích với anh: “Em thấy có mấy trường mở khóa học ngắn hạn đấy anh, học vào cuối tuần, chi phí cũng rẻ thôi. Giờ anh đã mở cả công ty rồi, cái gì cũng phải học trước, hay là bổ sung kiến thức cơ sở? Em đi cùng anh nhé?”
Anh suy đi ngẫm lại, thấy hơi tấm tức: “Em chê anh bằng cấp thấp đấy à?”
“Em chỉ muốn xem Trần Dị giỏi cỡ nào thôi mà, ngày xưa đã học gì đâu, vậy mà cuối cùng lại lấy được tấm bằng của đại học nước ngoài, giỏi quá đi chứ còn gì.” Miêu Tĩnh gối cằm lên đầu anh, “Tưởng tượng cảnh anh ngồi trong lớp đọc sách viết chữ coi nào.”
Cô nhớ mãi những năm cấp 2 hình ảnh anh nhắng nhít trong bộ đồng phục học sinh đi lêu lổng khắp trường, bộ đồ lụng thụng được anh mặc lên trông lại hút mắt lạ thường.
Miêu Tĩnh dán môi mềm sát vào tai anh, giọng đầy cám dỗ: “Gợi cảm hơn x@c thịt là bộ não của người đàn ông đấy.”
Rồi Trần Dị cứ thế bị Miêu Tĩnh kéo vào chiếc hố của nghiệp sách vở. Đầu tiên là đăng ký chương trình đại học dành cho người lớn, phải tiêu tốn khá nhiều tiền sau đó ghi danh vào một lớp học về kinh tế. Ngoài việc phải đi học mỗi cuối tuần thì bình thường tối nào cũng cần tranh thủ thì giờ ở nhà đọc sách làm bài tập, gặp toàn những từ chuyên ngành vừa là tiếng Tây Ban Nha vừa chưa nghe, chưa thấy bao giờ. Miêu Tĩnh cũng đèn sách miệt mài với anh, buổi tối của hai người trôi qua chỉ có peace and love.
Công việc của Miêu Tĩnh cũng có thay đổi, cô được cử sang Bogota vì một dự án xe chạy bằng điện trong thành phố. Hiện dự án đã bước vào giai đoạn sản xuất, trung tâm sản xuất nằm tại Brazil nên Miêu Tĩnh phải đi Brazil công tác một khoảng thời gian.
An ninh trật tự ở Brazil chưa chắc khá khẩm hơn Bogota, Trần Dị không yên tâm, bèn đi công tác luôn với cô.
Hai người ở Brazil hơn một tháng trời, dĩ nhiên không thể nào thiếu cuộc phiêu lưu rừng mưa Amazon và chuyến dạo vòng quanh Rio De Janeiro kỳ diệu. Trùng hợp là dịp ấy đang đúng vào mùa lễ hội Carnival (hội hóa trang) của Brazil, sự kiện hoành tráng khiến những đội ngũ diễu hành đủ màu sắc xuất hiện gần như ở khắp mọi ngóc ngách trong thành phố, một lượng lớn khách tham quan cũng đổ xô về nơi đây. Bầu không khí rạo rực, nhiệt cuồng và cháy bỏng lan tỏa mãnh liệt.
Lúc sắp xếp đồ đạc, Trần Dị không quên nhét nhiều cỡ một nắm tay số đồ dùng kế hoạch hóagia đình vào vali. Song do tốc độ sử dụng nhanh chóng mặt, thành thử không cách nào kịp đi mua bổ sung, và cũng vì rơi vào kỳ an toàn của Miêu Tĩnh nên thỉnh thoảng sẽ cho thả thoải mái vài lần.
Đến khi hai người về lại Bogota, Miêu Tĩnh cứ hay thấy lờ đờ buồn ngủ, ban đầu những tưởng mình chỉ quá mệt mỏi sau chuyến công tác, cô còn rủ Tư Nam đi ngâm suối nước nóng.
Một hôm nọ Trần Dị đón cô tan làm về nhà, vừa mới bước chân ra khỏi tòa nhà công ty, đột nhiên cô giơ tay bụm chặt miệng ngay khi mùi khí thải ô tô xộc thẳng lên mũi – rồi tự dưng nôn khan vì cảm giác buồn nôn gợn lên tận cổ.
Lúc ấy vẫn chưa hề nhận ra đứa bé đã đến trong lặng lẽ.
Khi đợi mãi mà kỳ kinh vẫn chưa ghé thăm, Miêu Tĩnh bèn mua một que thử thai ngoài hiệu thuốc về. Nhìn thấy hai vạch chói lọi rành rành, Trần Dị lâm vào một mớ suy nghĩ mông lung.
(còn tiếp)