Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 3: Về quê làm nông thôi.


Tống Đàm lấy lại tinh thần, nhận hộp cơm của mình. Đây là bữa ăn hảo hạng có giá tận 188 tệ từ một nhà hàng tư nhân nổi tiếng nhất.

Nhưng vừa mở hộp, mùi thức ăn thơm lừng và một hơi khí khó chịu xộc lên, khiến cô thấy khó chịu. Cô chỉ cảm thấy dạ dày cuộn lên, không tài nào nuốt nổi.

Đúng lúc đó, ông chủ được nhân viên gọi là “Vương Bóc Lột” bước vào, nhìn thấy tình cảnh này liền nổi giận đùng đùng:

“Tống Đàm! Cô còn có tâm trạng mà ăn hả, cái PPT tôi yêu cầu đâu rồi? Nói cho cô biết, trước 2 giờ mà chưa nộp thì cô khỏi cần làm nữa!”

Tống Đàm như được trao một cái thang, lập tức đứng dậy:

“Cảm ơn sếp, nhớ chuyển lương đúng ngày nhé, giờ tôi xin nghỉ về quê luôn!”

Cả văn phòng ngỡ ngàng.

Nhìn Tống Đàm bắt đầu thu dọn đồ đạc, Vương Bóc Lột đứng đó, ngơ ngác và có chút tủi thân:

“Tôi… tôi đâu có ý đó…”

Một nhân viên vừa chăm chỉ, vừa ngoan ngoãn, vừa có năng lực, lại trả lương rẻ như cô ấy, không dễ gì tìm được.

Hạ Tuyết Doanh bỏ dở bữa ăn, bước đến khuyên Tống Đàm đừng nóng vội. Thời buổi bây giờ khó khăn, nhảy việc không dễ đâu.

Nhưng khi thấy bên tóc kia của Tống Đàm bị cắt trụi và dán băng, không hiểu sao cô cũng thấy thương:

“Đi thì đi! Đàm Đàm, tôi giúp cô thu dọn đồ! Cô cứ nghỉ ngơi cho khỏe, hết giờ tôi sẽ đến tìm cô!”

Câu nói đó của Tống Đàm là ước muốn thầm kín bấy lâu trong lòng. Sau khi nói ra, cô nhanh chóng nhớ lại cảnh núi non xanh biếc, con gà mái béo ục ịch, và chú heo to đùng ở quê nhà…

Heo ở quê không biết có khác biệt gì không, nhưng chắc chắn ngon hơn ở thành phố nhỉ?

Lúc này, trái tim cô đã háo hức muốn về nhà.

“Không cần, tôi nói thật đấy. Thu dọn xong về nhà trọ, sau đó về quê luôn!”

Hạ Tuyết Doanh cũng ngây người.

...

Tống Đàm thu dọn đồ đạc nhanh đến bất ngờ.

Hai kiếp cày cuốc vất vả, chẳng phải chỉ để có một cuộc sống tốt hơn sao?

Giờ đây với những kỹ năng tu tiên trong người (dù chưa bắt đầu luyện), về quê tự cung tự cấp không phải tốt hơn sao?

Từ đồn cảnh sát lấy xong giấy tờ tạm thời, cô ôm vali bắt taxi về nhà trọ.

Phòng nhỏ 20 mét vuông, gần cửa sổ treo vài bộ quần áo, trên bàn là một chồng sách, toàn tài liệu liên quan đến công việc.



Trên chiếc giường nhỏ 1m2, bộ ga trải giường vẫn còn nhàu nhĩ do đi vội vàng hôm qua. Nhìn vào đó, Tống Đàm không khỏi nhớ lại những ngày sống tiết kiệm.

Cô thở dài không tiếng động.

Lấy chiếc hộp giấy không nỡ vứt, đóng gói vài món đồ vệ sinh cá nhân đơn giản, gỡ bộ ga trải giường, một thùng quần áo, ba đôi giày.

Xong.

Dọn dẹp qua loa, cô gọi điện cho chủ nhà, báo trả phòng sớm, mất tiền cọc cũng không sao, còn dư tiền thuê thì được hoàn lại.

Tính qua, hiện giờ còn lại sáu vạn ba nghìn năm trăm tệ!

Về quê thôi!

...

Tàu cao tốc, taxi.

Tổng cộng ban tiếng đồng hồ, Tống Đàm quyết chi mạnh, không phải như trước đây ngồi tàu hỏa rồi đi xe buýt.

Giờ đây, cô đã đứng bên lề đường, sớm hơn năm sáu tiếng so với mọi khi.

Nhìn dòng suối róc rách bên kia đường, hít thở không khí khác biệt so với thành phố (dù còn đôi chút mù mịt), cô cuối cùng đã thoát khỏi trạng thái lửng lơ.

Trên con đường ở sườn đồi xa xa, một chiếc xe máy vang lên tiếng động cơ, chạy xuống, xuyên qua cánh đồng trồng chè hai bên, và dừng lại trước mặt cô.

Người đàn ông nhỏ nhắn, da rám nắng nhìn cô, khuôn mặt chân chất nở nụ cười:

“Đàm Đàm, về nghỉ lễ à?”

Người đàn ông trung niên xuống xe, đặt chiếc vali lớn lên giá sau xe máy, dùng dây da cột chặt vài vòng, lắc thử rồi mới nói:

“Lên xe đi, ba chở về, mẹ con ở nhà nướng khoai rồi, ba cũng vừa câu được mấy con cá chép để nấu cho con, đầu con sao thế?”

Đây là ba cô, Tống Tam Thành.

Mắt Tống Đàm rưng rưng, nhìn người đàn ông bình dị với ánh mắt lo lắng, cô cố gắng mỉm cười, rồi vờ chạm tay vào đầu nói: “Không sao đâu, lúc tan làm con bị va nhẹ thôi. Nhưng gần đây công ty bắt làm thêm nhiều quá, con quyết định về nghỉ ngơi vài hôm.”

“Phải nghỉ chứ, không thì trẻ mà bệnh hoạn thì khổ cả đời.”

Ba cô đạp mấy cái vào cần khởi động, xe nổ máy, Tống Đàm theo phản xạ nắm lấy tay nắm sau xe, cảm nhận làn gió lành lạnh thổi qua mặt.

Lên dốc, quanh co, cây cối ngày một rậm rạp, dù mùa đông vẫn thấy núi chè xanh ngắt, rừng thông...

Đây là quê cô, Vân Thành, trấn Thanh Khê, thôn Vân Kiều.



Nơi có núi có nước, bốn mùa rõ rệt.

Đây là cuộc sống mới của cô.

...

Xe máy vượt núi hơn mười phút, cuối cùng đến gần làng sau một đoạn đổ dốc dài.

Thôn Vân Kiều nằm trong núi, giờ có đường làng nối xã và một chuyến xe buýt mỗi ngày, việc ra ngoài không còn khó khăn, nhưng đường đèo quanh co vẫn gây ít nhiều bất tiện. Những năm gần đây, thanh niên trong thôn ngày một thưa thớt.

Người già lần lượt khuất bóng, thanh niên ngày càng rời đi, người ở lại trong làng ngày càng ít.

Tính sơ sơ, quanh đây không còn đủ 30 hộ dân nữa.

Nhưng thế thì sao? Tu tiên giả, có nơi nào hoang vu chưa từng ở đâu? Đóng cửa bế quan ít thì vài tháng, dài thì vài chục năm, có người hay không chẳng thành vấn đề.

...

Tống Đàm bước xuống xe, chỉ cảm thấy trong người có luồng cảm giác kỳ lạ trỗi dậy, đó là d.a.o động của linh căn, có phản ứng này, chứng tỏ rừng núi nơi đây quả thật thích hợp để tu luyện.

Nghĩ đến khả năng của mình sau khi khôi phục tu vi, Tống Đàm càng thêm tự tin về tương lai.

Trong giới tu tiên, cô sở hữu song linh căn thủy mộc, tu luyện hai hệ công pháp, tràn đầy sức sống.

Chỉ là thiên đạo khó khăn, Kim Đan khó thành. Nếu không kết được Kim Đan, giới tu tiên với quy luật kẻ mạnh nuốt kẻ yếu sẽ khiến cô không thể tự định đoạt số mệnh của mình.

Để tìm cơ hội đột phá, Tống Đàm đã dành trăm năm ở hậu sơn để trồng linh thảo, cẩn thận cảm nhận sinh diệt, khô héo rồi hồi sinh, trải qua gió sương tuyết mưa, nắng mai sương sớm.

Kỹ năng dùng linh khí nuôi dưỡng cây cỏ gần như đã trở thành bản năng.

Giờ đây có được cơ hội sống thêm một đời, cô cũng chẳng mong gì hơn, về nông thôn rồi, cứ trồng thứ gì đó tự mình ăn được là đủ.

Thực phẩm ở thế gian đa phần ô uế, cô thực sự khó nuốt nổi!

Nghĩ đến đây, bụng cô càng réo to vì cả ngày chưa ăn gì, liền ngửi thấy mùi hương ngào ngạt lan tỏa.

Một người phụ nữ thấp béo từ nhà bếp phía bên kia sân bước ra:

“Đàm Đàm, con tối nay muốn ăn gì? Mẹ đã hầm canh cá chép, còn làm thêm vài món, lát nữa mẹ xào trứng cho con nhé, con thích ăn trứng mà phải không? Gà vừa g.i.ế.c không kịp rồi, mai mẹ hầm cho con sau nhé. Ông Tống này, ra vườn hái hai nắm ngò để lát nữa cho vào canh cá đi.”

Ngò chính là rau mùi, cả nhà Tống Đàm ai cũng thích hương vị này.

Nhìn mẹ mình là Ngô Lan, Tống Đàm bật cười: “Cho thêm hai nắm đại hồi nữa mẹ ạ, ở Ninh Thành ăn cá chẳng ai bỏ thứ này vào, con nhớ mùi nó quá.”

Người địa phương ở Vân Thành khi nấu cá đều thích cho đại hồi, mùi thơm rất đặc biệt. Sau khi đến Ninh Thành đi làm, Tống Đàm mới biết, đại hồi này có tên là "hoắc hương," người nơi khác (bao gồm cả Ninh Thành) hình như chẳng ai ăn.

Ngô Lan bật cười: “Quán ăn ngoài kia làm sao ngon được! Nhưng mùa đông này làm gì có đại hồi, thôi thì dùng ngò thôi vậy.”