Em Nghĩ Mình Chạy Đi Đâu?

Chương 1: Ai Cũng Rất Khổ Tâm


p class="watch-page-fiction-content">Thạch Dị Quy cầm bật lửa ấn vài cái, châm điếu thuốc đang ngậm ở trên miệng mình. Anh nheo mắt lại, mùi thuốc cay nồng thấm vào tận bên trong phổi. Mỗi lần đứng trước mộ của mẹ, anh thường hút mấy điếu mới rời đi.

Năm Thạch Dị Quy 5 tuổi, đã phải chịu cảnh mất đi người mình yêu thương nhất trên đời. Mẹ anh vì bán rau ở ngoài chợ, đã phải dậy từ 3 giờ sáng đến chợ đầu mối lấy rau, bán đến tận trưa. Những ngày mưa, việc buôn bán càng thêm ế ẩm và khó khăn.



Bà mất vì tai nạn giao thông, vào đúng ngày sinh nhật của Thạch Dị Quy. Ngày ấy, đã trở thành ngày mà anh căm hận nhất cuộc đời.



"Đi thôi!"



Viên Mẫn vỗ vai anh, thức tỉnh anh khỏi một giấc mộng dài. Phải. Là một giấc mộng đã dài đằng đẵng suốt 29 năm rồi.



Anh ta mở cửa xe ra rồi ngồi vào ghế lái, Thạch Dị Quy vẫn ngoái đầu lại nhìn một cái mới rời đi. Lần này anh trở về Nam Kinh, trước là thăm mộ của mẹ, sau là đi tìm lại cha mình. Người đàn ông này rốt cuộc yêu vợ đến độ nào? Mà khi mẹ anh chết ông ta chẳng rơi một giọt nước mắt, sau một tháng thì liền cưới người khác về.



Thạch Dị Quy cười nhạt một tiếng, số phận bi đát này vận vào đời anh chẳng khác gì một tấn bi kịch.



"Tìm được ông ta rồi anh tính làm sao?"



"Không làm sao cả."



Viên Mẫn ngớ ngẩn ra, nhìn anh một lúc rồi mới tập trung lái xe được.



"Vậy anh tìm làm gì thế?"



"Xem ông ta sống hay chết? Có hài lòng với lựa chọn của mình không?"



Từ ngày cha cưới người khác về làm vợ, cuộc sống địa ngục của Thạch Dị Quy mới thật sự bắt đầu. Anh bị mẹ kế bạo hành đủ đường, ăn cũng không dám ăn, đêm nào ngủ cũng mơ thấy ác mộng. Vậy mà cha anh, chỉ trơ mắt ra nhìn. Sau khi thoát khỏi căn nhà đó, bỏ trốn đến Nam Kinh, cũng phải lăn lộn bôn ba biết bao năm mới có được ngày này.



Kí ức của Thạch Dị Quy về mẹ nhạt nhoà, vì khi bà mất anh chỉ mới 5 tuổi. Nhưng có lẽ, thứ động lại được trong đầu chính là món kẹo đường bà tự tay làm cho anh.



"Dừng xe đi!"



Viên Mẫn phanh xe lại. Anh ta nhìn anh đi xuống đứng trước một xe kẹo đường. Người nghệ nhân tạo hình kẹo đường thành đủ mọi hình dáng, bắt mắt vô cùng.



"Lấy cái này (đồng thanh)."





Thạch Dị Quy vô tình để mắt đến một cây kẹo, vừa hay cũng có người đưa tay ra chạm vào cây kẹo ấy. Thế là hai người vô tình nhìn nhau. Trước mắt anh là một cô gái có mái tóc nâu dài buộc đuôi ngựa, tóc mái lưa thưa bay trong gió. Đôi mắt trong trẻo, đôi môi căng mọng, da sáng ôn hoà.



Cô gái ngại ngùng rút tay lại, cười ngượng một cái rồi nói.



"Thôi tôi lấy cái khác vậy!"



Anh nhìn cô, vui vẻ cầm cây kẹo trên tay, rồi lại chạy đến chỗ chiếc xe hơi ở bên kia đường. Một người đàn ông tuổi trung niên bước ra khỏi xe xách ba lô cho cô, cử chỉ ôn hoà. Có lẽ là cha của cô.



Cũng đúng. Trên đời này, chắc chỉ có mỗi anh là không cha không mẹ để nương tựa. Anh thở dài, vừa định bước đi thì nhìn thấy dưới đất có thứ gì đó. Cúi người xuống nhặt lên, thứ này trông như một quyển sổ ghi chú, rất nhỏ, vừa vặn nằm trong lòng bàn tay anh. Trên sổ có mấy hoạ tiết con vật và hoa lá màu mè, còn có ghi tên trên đó.



"Mã Anh Kỳ!"



Thạch Dị Quy ngước lên nhìn, người con gái khi nãy đã không thấy đâu nữa. Không có phương thức liên lạc, lại chỉ mới gặp nhau lần đầu. Anh làm thế nào để trao trả nó lại cho cô đây?



"Thạch Dị Quy! Anh có chịu đi chưa vậy? Người trong căn cứ còn đợi chúng ta đấy!"



Anh lắc đầu cho qua, cất quyển ghi chú này vào túi áo khoác trong rồi quay lại.



"Rồi rồi! Tới đây!"



Nơi mà Thạch Dị Quy và Viên Mẫn làm việc là một khu căn cứ dã chiến nằm ngoài vùng ngoại ô của Nam Kinh. Anh không phải quân nhân, càng không phải người có chức cao vọng trọng gì. Anh chỉ đơn giản là một bác sĩ của quân đội, là người đi theo họ trên khắp mọi nẻo đường, cùng nhau bảo vệ Tổ quốc.



Khu căn cứ tạm thời này dành cho những người tị nạn từ phía Vũ Hán đến đây. Nơi đó xảy ra khó khăn, lũ lụt triền miên, những đứa trẻ bị bỏ lại nhiều vô kể. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ rời đi, mà phía căn cứ đã tiếp nhận thêm 50 trường hợp nữa.



"Bên này! Bên này!"



Người người đi qua đi lại, chăm sóc cho các nạn nhân. Bọn họ đói đến mức cho thức ăn vào miệng không cần nhai thì đã nuốt, uống nước liên miên. Thạch Dị Quy nhìn mấy em nhỏ ngồi ngơ ngác ở một góc, trái tim co thắt, lòng trắc ẩn lại trỗi dậy. Anh bước đến gần rồi từ từ ngồi xuống.



"Các em đã ăn gì chưa?"



Bọn trẻ đồng loạt lắc đầu. Tuy mặt mũi lấm lem, nhưng mắt của đứa nào cũng sáng như sao hôm trên trời. Thật ngây thơ, vô tội. Thạch Dị Quy quay người lại tìm Viên Mẫn.





"Này! Mang bánh với sữa qua đây đi!"



"Được!"



Anh ta mang đồ ăn đến, đám trẻ đã không đợi được lúc xin phép mà nhào đến tranh giành nhau. Thạch Dị Quy được một phen kinh ngạc, sau đó liền đứng ra trước chắn lại. Anh nhìn từng đứa một, hắn giọng nói.



"Các em không được chen lấn, như vậy sẽ làm người khác bị thương biết không?"



Đám trẻ nhìn anh, sau đó có vài đứa kêu lên.



"Đói!"



"Đói lắm!"



Thạch Dị Quy nghẹn ngào, nhìn đám trẻ này chợt nhớ đến hình ảnh của bản thân khi lên 10 tuổi. Lúc ấy là khi anh chạy khỏi nhà mình, bỏ trốn khỏi sự bạo hạnh của mẹ kế và sự lãnh đạm, vô tình của cha ruột. Anh đã phải khốn khổ thế nào, bọn họ sẽ chẳng bao giờ hiểu.



Anh hơi cong khoé môi, viền môi mỏng thanh tú xoa đầu từng đứa một.



"Bọn anh sẽ không để các em đói! Ai cũng sẽ có phần! Vậy nên không được giành nhau nữa! Nhé?"



Đám trẻ im lặng một hồi lâu, cuối cùng cũng chịu thoả hiệp. Chúng đứng xếp thành một hàng, lần lượt đợi nhận bánh và sữa. Sau khi ăn xong, chúng được xếp vào một căn lều dành cho trẻ em tị nạn để nghỉ ngơi cho lại sức. Viên Mẫn thấy anh có tài dỗ ngọt trẻ con như vậy, trong lòng không khỏi khâm phục. Anh ta bước đến đặt tay mình choàng qua vai anh, tay còn lại chống ngang hông.



"Anh dỗ trẻ con khéo đấy nhỉ? Chúng lúc nãy suýt nữa thì xô ngã tôi rồi!"



"Người đồng cảnh ngộ thôi!"



Nụ cười trên môi Viên Mẫn chợt tắt, nét mặt cứng đờ nhìn góc nghiêng của Thạch Dị Quy. Anh ta cứng họng, không nghĩ rằng mình lại vô tình chạm vào nỗi đau của anh. Anh thở dài, cười nói.



"Năm tôi bằng tuổi bọn nó, giờ này không ngủ ở gầm cầu thì chính là ngoài công viên. Kể ra thì còn nhỏ như vậy mà đã phiêu bạt khắp nơi, nghe cũng rất ra trò."



Anh ta im lặng. Tuy anh đang cười, nói mấy lời này cũng trông như đang tự trêu mình. Nhưng anh ta biết, tuổi thơ của anh chẳng có gì ngoài hai từ bất hạnh. Nếu có, thì các từ ngữ dùng để diễn tả nỗi đau, đều nên dành hết cho anh rồi.



...