Hoàng Kim Đồng

Chương 105: Tranh trong tranh (2)


Tống Quân thấy ông Phương nổi giận thì vội vàng mở miệng:

- Ông Phương, ông đừng nóng, ngàn vạn lần đừng nóng, sao ông còn nóng hơn cả ông nội cháu vậy, ông nghe cháu giải thích cái đã.

- Giải thích, có gì hay mà giải thích? Ông nội của cậu sẽ không để cho cậu mang bức tranh này đến để cho tôi tân trang, có lẽ là ý của cậu phải không? Hừ, tiểu tử cậu cũng không thiếu tiền, không cần ép tôi tân trang đi lừa gạt người ta đấy chứ?

Ông Phương cũng không bớt giận, phải biết rằng trước nay bồi bổ và tân trang tranh chữ đều là hỗ trợ lẫn nhau, bình thường là "ba phần tranh bảy phần bồi", nếu như được một đại sư bồi bổ và tân trang, một bức tranh giả có thể đưa ra lừa gạt biết bao nhiêu người vừa vào nghề.

Phó Bảo Thạch tiên sinh là một vị họa sĩ nổi tiếng, ngày mùng 3 tháng 1 năm 1957 từng phát biểu trên Nhật Báo Nhân Dân về "Cái khó khi bồi bổ tranh": "Một tác phẩm nghệ thuật thường căn cứ vào hình ảnh để quyết định trình độ của họa sĩ, đó cũng là một bước quan trọng nhất của quá trình bồi bổ tranh ảnh", đủ thấy mức quan trọng của công tác bồi bổ tranh ảnh là thế nào.

Ông Phương là một trong những đại nhân vật trong nghành bồi bổ tân trang tranh trong nước, con cháu và học trò là rất nhiều, những bức tranh được lão vung tay đều có giá trị xa xỉ. Dù bức Lý Đoan Đoan Đồ của Đường Bá Hổ này là giả, nếu được chính lão tân trang lại, chỉ cầm ra khỏi đây, sợ rằng có thể bán đi với giá hàng thật.

- Ông Phương, tranh này là của tiểu huynh đệ này, cậu ấy muốn trang hoàng lại để treo trong nhà mình, tuyệt đối không phải nhờ ngài để đầu cơ trục lợi. Ông xem, cây trục này đã quá cũ, không còn thích hợp để treo lên tường, cháu cảm thấy đó là việc nhỏ, chẳng qua chỉ là tiện tay đối với ông mà thôi, nếu ông không thích thì khỏi cần làm cũng được.

Tống Quân bị liên lụy đã sớm bực mình, đã thầm hối hận, nếu sớm biết như vậy thì tùy tiện tìm một người nào đó để tân tran, cần gì phải chọc giận ông cụ cho mệt.

- Cậu nói thật sao?

Ông Phương dùng ánh mắt chăm chú nhìn Tống Quân.

- Ông Phương, cháu nào có dám gạt ông? Chỉ cần một cú điện thoại của ông, chẳng phải ông nội sẽ chặt đứt chân cháu sao?

Sau khi nghe được lời của Tống Quân thì ông Phương mới đưa mắt đánh giá Trang Duệ, lão là người sống mãi thành tinh, tất nhiên có thể thấy Trang Duệ khong phải là loại người thích mánh lới lừa gạt, vì vậy trong lòng cũng không còn bao nhiêu tức giận.

- Tiểu tử, tôi bồi bổ tranh thường có giá rấ cao, cậu mua bức tranh này có bút phát thô, ý cảnh không có, còn không bằng đến tiệm sách mua một ấn phẩm về treo trong nhà, muốn tôi bồi bổ cũng không đáng.

Ông Phương nói như vậy rõ ràng là có ý muốn từ chối, một tác phẩm giả được ông bồi bổ, nếu truyền ra ngoài sẽ làm cho người ta chê cười.

- Ông Phương, cháu cũng biết tranh này là giả, nhưng đã mua cũng không muốn thiêu hủy như giấy lộn, vì vậy mới muốn thay đổi trục để treo trong nhà.



Trang Duệ tỏ ra rất tùy ý, hắn chỉ vào bức tranh kia rồi nói. Thật ra hắn rất sốt ruột, vốn hắn dự đoán rằng ông lão kia đồng ý bồi bổ thì trong quá trình đó sẽ biết bức tranh là thật hay giả.

Nhưng Trang Duệ không ngờ ông lão kia sau khi nhìn thoáng qua và nhận định thật giả thì thật sự không muốn ra tay, thậm chí cũng không nhìn lại bức tranh lần thứ hai. Những người như thế này vì quá chuyên nghiệp nên thường ỷ lại vào kiến thức của mình, nếu không phải bức tranh này giả tạo quá giả thì ông Phương sẽ còn xem qua công nghệ của nó, vì vậy có thể thấy người khi đó muốn biến thật thành giả đa làm cho bức tranh này không được ai quan tâm đến, có thể nói là hao tổn tâm cơ, tâm tư khổ sở.

- Sao?

Ông Phương chỉ lên tiếng từ chối cho ý kiến, nhưng sau khi nhìn theo ngón tay của Trang Duệ thấy cây trục thì lại tùy ý đánh giá:

- Cây trục tranh này lại thật sự là gỗ vụn, tài liệu quá kém, nhìn tranh thì giống như được tạo ra vào thời dân quốc, mới vài chục năm mà trục tranh đã mục, đúng là không quá rõ, một bức tranh thế này cũng có người bồi bổ sao? Ủa...

Ông Phương nói thì cặp mắt nửa híp chợt trợn tròn, trong miệng lại phát ra tiếng hô kinh ngạc, lão bước đến bên cạnh bàn, động tác nhanh nhẹn không giống như một ông lão.

- Điều này...Đây là tay nghề giả trang, không ngờ đây là tay nghề của Ngô Trang, ai không có việc gì làm lại dùng thủ pháp này, chẳng lẽ để bồi bổ bức tranh vứt đi này sao?

Ông Phương vừa nói vừa đeo kính râm lên đánh giá bức tranh cực kỳ cẩn thận, trong miệng còn liên tục thì thào, Trang Duệ ở bên cạnh nghe thấy vậy cũng cực kỳ khó hiểu.

Tống Quân thì có chút hiểu rõ, hắn giải thích cho Trang Duệ một lúc, cuối cùng Trang Duệ mới hiểu ý nghĩa lời nói của ông Phương.

Thì ra Giang Tô và Dương Châu chính là hai nơi phát sinh nghề bồi bổ tân trang tranh, trải qua vài trăm năm thời Minh Thanh thì nổi tiếng cả nước, gọi chung là Ngô Trang, trong đó còn phân làm vài loại, chuyên làm trục tranh thì được xưng là "Hồng Bang".

Chuyên bồi bổ thư họa bình thường tự xưng là Hành Bang, trước giải phóng thì ở Tô Châu, Thượng Hải, Dương Châu đều đạt đến nghệ thuật tự xưng là trang hoàng, chuyên bồi bổ tranh quý cho các danh gia và nhà sưu tầm, xưng là "bồi bổ giả cổ".

Người có thể giả cổ đều là những nghệ nhân tay nghề cực khéo, dù là trước giải phóng cũng không có mấy người, ông Phương bây giờ chợt thấy một bức giả cổ, tất nhiên sẽ rất thất thần.

Vì ông Phương đã nhận định bức tranh này nhất định là do một vị đại sư bồi bổ tranh cho ra vào thời trước giải phóng nhưng thủ pháp của nó lại quá cao, điều này làm cho ông ta thật sự cảm thấy khó hiểu.

Ông Phương bỏ bao tay tìm một chiếc kính lúp cẩn thận xem bức tranh từ đầu đến cuối, lại xem chất liệu của trục tranh, mười phút sau mới nhắm mắt ngồi xuống ghế, nhưng cau mày không nói một lời.

Ông Phương thật sự buồn bực, bức tranh này dù nhìn thế nào cũng là đồ dỏm, nhưng nó lại có công nghệ giả cổ cực cao, trong đó còn có một vấn đề khác, chính là tài liệu dùng để giả cổ thường phải là cực tốt, thậm chí còn có bức tranh có trục bằng gỗ tử đàn.

Có hai vấn đề làm cho ông Phương cảm thấy ngứa ngáy, một là công nghệ giả cổ phức tạp nhưng vì sao lại dùng chất liệu quá kém? Lúc đầu ông ta không nhìn kỹ nên cũng vì chất liệu của nó quá kém mà không ngờ nó có công nghệ giả cổ cao siêu, thứ hai là vì sao hao tốn nhiều công sức như vậy để bồi bổ một bức tranh giả?



Dù là nghề nào cũng có những nhân vật đỉnh cấp, bọn họ đều là những người cố chấp, ông Phương cũng không ngoại lệ, tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn phải nhíu mày khổ sở suy xét vì sao vị đại sư năm xưa lại khổ tâm bồi bổ bức tranh này?

- Tống tiểu tử, bức tranh này cậu lấy từ đâu đến?

Ông Phương lên tiếng hỏi, lại hỏi Tống Quân ở bên cạnh, vừa rồi hắn cũng đã nhìn qua bức tranh, rõ ràng là hàng giả, nhìn qua mặt giấy là biết ngay đó là sản phẩm thời dân quốc.

- Ông Phương, cháu đã nói rồi, tranh này không phải của cháu.

Tống Quân có chút dở khóc dở cười.

- À, đúng rồi, tiểu tử cậu tên gì? Có thể nói ra lai lịch bức tranh này không?

Từ sau khi tiến vào trong phòng khách này thì đến bây giờ ông Phương mới hỏi tên Trang Duệ, nhưng Trang Duệ cũng không tức giận, bất cứ người nào lớn tuổi như vậy cũng sẽ không còn nhiều hứng thú, không hỏi tên mình cũng không là vấn đề.

Trang Duệ giới thiệu một chút, sau đó nó ra chuyện đấu giá ở chợ đen, cài này hắn không giấu diếm, chỉ là cố gắng cường điệu mình bị người ta ép vào thế phải mua, vì xúc động nhất thời mà mua vào. Tuy chỉ tốn ba nghìn đồng nhưng cũng muốn giữ lại làm kỷ niệm, vì vậy mới tìm đến Tống Quân, lại tìm đến ông Phương.

Ông Phương ngồi xuống ghế, lão trầm ngâm một lát, sau đó đứng lên nói với Tống Quân:

- Cậu điện thoại cho Tiểu Lữ, nói hôm tay tôi không rãnh, để hôm khác rồi đến.

Tống Quân đồng ý, hắn lấy điện thoại ra gọi đi. Trang Duệ ở bên cạnh nghe thấy rõ ràng, thì ra Tiểu Lữ trong miệng ông Phương chính là Lữ lão gia tử mà mình cũng biết. Vì vậy mà Trang Duệ không khỏi thầm buồn cười, không biết ông chủ Lữ biết người ta gọi mình là Tiểu Lữ sẽ có biểu cảm thế nào?

- Tiểu tử, cậu cầm theo bức tranh này đi theo tôi, Tiểu Tống cũng vào đây.

Khi thấy Tống Quân điện thoại xong, ông Phương đứng lên đi vào một gian phòng ở bên cạnh phòng khách, Trang Duệ thu dọn bức tranh và cùng Tống Quân đi vào theo.

Đây là phòng làm việc của ông Phương, gian phòng rộng rãi, ba mặt đều có cửa sổ, đều là loại thủy tinh trong suốt, rất sáng.

Trong phòng là một bàn dài bằng gỗ, mặt bàn láng bóng, Tống Quân khẽ giới thiệu với Trang Duệ, theo ngôn ngữ của người trong nghề thì đây là bàn bồi bổ. Trên bàn có nhiều vật phẩm, dù xếp đặt rất loạn nhưng lại làm cho người ta sinh ra cảm giác ngay ngắn.