Hoàng Kim Đồng

Chương 15: Hương Tổ Bút Ký (Hạ)


Những bài thơ trong bản thảo của Trang Duệ đều được ghi lại trong "Tiểu sử về các nhân vật thời nhà Thanh", hắn cẩn thận xem xét về lai lịch của người viết ra những bài thơ kia, sau đó đặt quyển sách trong tay xuống.

Tác giả của bài thơ là Vương Sĩ Trinh sống vào thời kỳ đầu của nhà Thanh, Vương Sĩ Trinh nguyên danh là Sĩ Chân, tự Tử Chân, gọi là Nguyễn Đình, lại có người gọ là Ngư Dương Sơn Nhân, vì vậy cũng được người ta xưng là Vương Ngư Dương. Kẻ này thân là người Hán, sau khi chết thì được Khang Hi phong làm Vi Văn Giản, có thể nói là hoàng ân cuồn cuộn, là người Tân Thành(Nay là huyện Sơn Đông), là một thi nhân kiệt xuất thời tiền Thanh.

Vương Sĩ Trinh được sinh ra trong gia đình quan lại vào thời bấy giờ, ông nội là Vương Như Tấn, là chính sứ của tỉnh Hà Nam vào thời nhà Minh, Vương Sĩ Trinh năm tuổi thì được dạy học tại nhà, sáu bảy tuổi đã học Kinh Thi, năm thuận trị thứ bảy thì đi thi thử, sau đó đậu đầu các kỳ thi huyện, phủ, đạo, tương đương với thủ khoa của các các kỳ thi tiểu học, trung học và đại học bây giờ. Hắn thi đậu tiến sĩ vào năm Thuận Trị thứ mười lăm, danh tiếng dần vang xa.

Năm Vương Sĩ Trinh hai mươi ba tuổi thì du lịch Tế Nam, hắn mời tất cả danh sĩ Tế Nam họp mặt ở hồ Đại Minh, lúc đó vì tức cảnh mà viết ra bốn bài thơ. Sau đó những bài thơ kia được truyền ra, danh chấn đại giang nam bắc, lúc đó tác giả được xưng là Thu Liẽu Thi Xã, sau này nổi tiếng thiên hạ. Hậu nhân gọi bờ đông của hồ Đại Minh với tên là Thu Liễu Viên chính là dựa vào bài vịnh "Thu Liễu" năm xưa của Vương Sĩ Trinh.

Trang Duệ lấy bản thảo trong rương ra, sau khi so sánh với trong sách "Tiểu sử về các nhân vật thời nhà Thanh" thì hắn cảm thấy thật sự vui sướng, chính là những bài thơ thành danh của Vương Sĩ Trinh đều có trong bản thảo, mặt khác còn có vài bài thơ và điệu từ ngắn, hơn nữa những bài thơ trong bản thảo đều có linh ấn. Dù Trang Duệ không biết nhiều lắm về thư pháp tranh chữ nhưng cũng biết giá cả của tác phẩm có khắc tên tuổi là cao hơn không có rất nhiều lần, nhưng điều làm cho hắn cảm thấy xấu hổ chính là thật sự không biết cái tên ghi trên con dấu là gì, rốt cuộc là người phương nào lưu lại, có phải là của Vương Sĩ Trinh hay không?

Thành tựu của Vương Sĩ Trinh là rất tốt, vào năm Khang Hi thứ tư thì hắn được bổ nhiệm làm Hộ Bộ Lang Trung, đến thủ đô làm quan. Khi đó thủ đô là nơi tài tử mặc khách tụ tập, Vương Sĩ Trinh có sân khấu để thi triển tài hoa, hắn sáng tác bài thơ "Thần Vận" ở phương diện thơ ca mở ra một luồng gió mới. Hắn là người có nhiều bài thơ truyền cho hậu thế, những bài văn tả cảnh cũng được nhiều người khen, chỉ một câu như "Lục Dương thành quách thị Dương Châu" cũng làm cho nhiều danh họa lúc bây giờ sử dụng để đề lên tranh, ngay cả Khang Hi cũng khen hắn là "Đa tài thi văn", "Bác học thiện thi văn".

Năm Khang Hi thứ mười bảy thì Vương Sĩ Trinh được hoàng đế triệu kiến, được đưa vào viện hàn lâm giảng dạy, nhập sĩ Nam Thư Phòng, trở thành đệ nhất nhân thời nhà Thanh.

Trang Duệ trước kia cũng thường xem truyện lịch sử, hắn biết rõ Nam Thư Phòng chính là nơi trực ban văn học cho hoàng đế Đại Thanh, đời Thanh có nhiều kẻ sĩ muốn vào nhưng thật sự rất khó, tất cả những vấn đề đều phải làm theo chiếu lệnh của hoàng đế. Khang Hi đó đưa Vương Sĩ Trinh tiến vào Nam Thư Phòng, đây là một vinh hạnh hiếm có vào lúc bấy giờ, vì vậy mà danh tiếng của Vương Sĩ Trinh chợt rực sáng.

Vương Sĩ Trinh là một người thích cổ vật, có thể phân biệt sách, tranh, tiền. Người này giỏi thư pháp, được hậu nhân tôn sùng, khi còn trẻ làm thơ tươi đẹp điềm đạm, sau khi trung niên thì chuyển thành cứng cáp, am hiểu mọi thứ.

Đồng thời Vương Sĩ Trinh này còn rất ái tài, sau khi được Khang Hi cho kế nhiệm Tiền Khiêm Ích trở thành minh chủ thi đàn, hắn thật sự trở thành một minh chủ được văn đàn thời kỳ này công nhận. Lúc này những hậu bối văn đàn lục tục đến thủ đô cầu danh sư chỉ điểm, người được bái kiến đầu tiên là Vương Sĩ Trinh, nếu có thể nhận được một lời khen của hắn thì xem như thanh danh lên cao.

Trang Duệ còn thấy được một điển cổ trong sách, năm xưa Bồ Tùng Linh là một văn nhân tư thế hào sảng, hắn có đầy bụng học vấn nhưng không được người thưởng thức. Sau khi hắn viết ra tác phẩm "Liêu Trai Chí Dị" nổi tiếng thì không được thế nhân nhân thức, rơi vào đường cùng, Bồ Tùng Linh chỉ có thể đi tìm Vương Sĩ Trinh.

Sau khi Vương Sĩ Trinh xem qua bản sơ thảo thì thật sự tán thưởng Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, hắn ghi lại nhiều lời bình trong bản sơ thảo và trả lại cho Bồ Tùng Linh, còn tặng thơ cho Bồ Tùng Linh: "Cô vọng ngôn chi vọng thính chi, đậu bằng qua giá vũ như ti. Liêu ứng yếm tác nhân gian ngữ, ái thính thu phần quỷ xướng thi.*" Vì thế có thể thấy Vương Sĩ Trinh ưu ái thế nào với Bồ Tùng Linh.

(*: Là bài đề từ của Vương Sĩ Trinh với Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh:

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi

Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi



Chuyện đời đã chán không buồn nhắc

Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời

[ Tản Đà dịch ] )

Vì để cho Liêu Trai Chí Dị được xuất bản, Vương Sĩ Trinh đã viết vài câu trên bản thảo, vì vậy mà các hàng sách tranh giành nhau bản thảo Liêu Trai Chí Dị, ngay lúc đó có nhân vật nổi tiếng tán thưởng việc này: "Quốc gia xem như có thành tựu về văn hóa giáo dục, chỉ như vậy mới có thể khuyến khích được các tác giả."

Các tác phẩm của Vương Sĩ Trinh trước nay cơ bản đều được xuất bản, từ năm Khang Hi đến năm dân quốc cũng được xuất bản liên tục, mà quyển sách trên tay Trang Duệ chính là Hương Tổ Bút Ký được viết bằng bút lông, hơn nữa có khả năng là bản thảo tự tay Vương Sĩ Trinh viết ra, nếu như đó là bút tích của Vương Sĩ Trinh thì thật sự là một chữ giá ngàn vàng.

Phải biết rằng Vương Sĩ Trinh tuy cả đời làm nhiều thơ nhưng thư pháp vào bút tích truyền lại cho đời sau là rất ít, trong nước từng có một cuộc bán đấu giá vài trang bản thảo của Vương Sĩ Trinh, cuối cùng đẩy giá lên đến một triệu năm trăm bảy mươi ngàn.

Tất nhiên lúc này Trang Duệ cũng không hoàn toàn biết gì cả, nhưng thông qua những tư liệu vừa kiếm được thì hắn có chút lo lắng, với thân phận đứng đầu văn đàn của Vương Sĩ Trinh thì bản thảo lưu lại dù thế nào cũng không thể chỉ là hai chục ngàn, dù là hậu nhân của Vương Sĩ Trinh viết ra thì cũng coi như là quyển sách cổ cực quý.

Trang Duệ đã có quyết định, sau này quay về Trung Hải sẽ mang theo bản thảo này đến cho chú Đức giám định, nếu là hàng thật thì sẽ cho chú Đức bán đi. Đối với hắn thì tác dụng lớn nhất của bản thảo này đã được khai quật hết, tất nhiên sau đó mới đến lượt lợi dụng giá trị kinh tế của nó, dù sao thì hắn cũng mua bản thảo này với giá hai chục ngàn, nó đã chiếm vài phần tài sản trên người hắn rồi.

Trang Duệ chui ra khỏi giường ấm áp, hắn cẩn thận đặt quyển sách vào rương gỗ, sau đó nằm lại trên giường. Hắn chợt có một ý nghĩ, mình có thể hấp thu linh khí từ những quyển sách cổ này, như vậy có thể hấp thu linh khí từ những đồ cổ khác không? Dù sao thì hai thứ kia cũng đến rất ngẫu nhiên, câu đối là di vật của ông nội, bản thảo kia lại do chính mình tìm mua được và cũng coi là may mắn, nếu bác gái kia mà lấy quyển sách ra ở cửa hàng khác, sợ rằng cũng không đến lượt mình mua được. Hắn cũng không tin những người chuyên thu mua đồ cổ kia sẽ giống như Lưu Xuyên, sẽ coi đây là quyển sách nát không đáng giá.

- Có năng lực này, mình sẽ làm gì đây? Chẳng lẽ là làm giám định sư? Nhưng mình thậm chí còn không biết được một chữ Triện nào. Hay là dùng nó để đi nhìn trộm xổ số? Nếu bị bắt thì sẽ bị đưa đi giải phẫu, chẳng lẽ dị năng này chỉ có thể nhìn lén phụ nữ sao?

Trang Duệ chợt cảm thấy có chút rối loạn, hắn bắt đầu suy nghĩ miên man, những gì xảy ra hôm nay thật sự có lực tương tác quá lớn với hắn, chưa nói đến chuyện linh khí trong mắt thăng cấp, đây cũng là lần đầu tiên hắn lấy ra hai chục ngàn để mua một quyển sách. Đối với một người bình thường trong túi chỉ có chưa đến vài trăm đồng như hắn thì đây thật sự là lần đầu tiên tiêu xài hoang phí.

- Đúng rồi, còn có rất nhiều người không biết mình có bảo vật giống như bác gái lúc chiều, mình có thể mua thấp bán cao, mưu lợi bất chính...

Trang Duệ cảm thấy trong đầu sáng ngời, hắn chuẩn bị vạch ra cho mình một con đường làm thương nhân mua bán đồ cổ. Hắn không biết hôm nay trình độ cuộc sống ngày càng được đề cao, thị trường đồ cổ càng ấm lên, các loại đồ giả, đồ dỏm đầy rẫy thị trường, các vị chuyên gia cổ vật ở trong Tử Cấm Thành cũng không dám nói mình chưa từng bị lừa.

Tục ngữ có câu: "Kẻ không biết không sợ", Trang Duệ tìm được mục tiêu mới mà cảm thấy hạnh phúc tiến vào mộng đẹp.