Hứa Hẹn Một Đời Không Hối Tiếc

Chương 22


Vẫn câu nói đó:

- Lão Lý gia là nhà ông bà nội của Lý Tân Hạo.

Cái vụ thời xưa, gia đình nhiều anh chị em này làm tui rối não quá ="))) Mọi người đọc chơi chơi thôi cũng được, tại nó cũng không liên quan tới truyện lắm ="))))

Edit: Thủy Tích

Cha Lý ăn cơm tối xong định đi tìm trưởng thôn, bạn học Lý Tân Hạo cũng muốn đi theo. Trong mắt của mọi người, Lý Tân Hạo chính là một đứa nhỏ rất dính người.

Trưởng thôn cũng đang ăn cơm tối, nhìn thấy cha Lý vào cửa đúng là có hơi sửng sốt : "Anh Lý, ngọn gió nào mang anh tới đây vậy ? Ăn cơm chưa, chưa thì ngồi xuống uống vài ly ?"

"Anh Lý ngồi đi, tôi đi lấy chén đũa." Vợ trưởng thôn đứng lên.

"Chị dâu, đừng đừng đừng, tôi ăn rồi, tới tìm trưởng thôn để nói một ít chuyện ấy mà." Cha Lý không phải là người sẽ quanh co lòng vòng.

"Vậy hai người nói đi, tôi đi xếp quần áo."

"Anh Lý muốn nói chuyện gì với tôi ?"

Cha Lý liền đi thẳng vào vấn đề chính : "Trưởng thôn, anh biết Quỹ tín dụng cho vay trêи xã chứ ?"

"Biết ? Anh muốn tìm hiểu về chuyện cho vay này hả ?" Trưởng thôn nghe ra trong chuyện này có hơi mờ ám.



"Không phải nhà tôi đây có nhiều người sao ? Tôi muốn vay ba vạn để xây căn nhà mới." Cha Lý hơi ngượng ngùng, Nhưng mà cần phải có người bảo lãnh, tôi muốn nhờ anh giúp tôi bảo lãnh với trêи xã."

"Sao tôi làm được chứ." Trưởng thôn từ chối ngay lập tức. Bảo lãnh cho vay không phải là chuyện nhỏ, ông ta không muốn kiếm thêm phiền toái cho bản thân, chẳng may nhà họ Lý không trả tiền nổi, tín dụng xã tìm ông ta đòi tiền thì phải làm sao bây giờ ? "Tôi không đủ tư cách, không đủ tư cách đâu."

Đương nhiên cha Lý nghe hiểu trưởng thôn có ý tứ gì, ông liền cười nói : "Trưởng thôn à, lúc trước là anh xây cầu cho trưởng huyện tới nhà chúng tôi, cũng là anh làm mai con trai nhà chúng tôi cho con gái nhà họ Hàn. Lúc ấy trưởng huyện nói cái gì nhỉ, có thể được nhà họ Hàn xem trọng chính là phúc khí của nhà họ Lý chúng tôi. Mà không biết có phúc thật hay không, hai ngày trước con trai và con gái nhà họ Hàn tới nhà chúng tôi chơi, mà nhà tôi lại chẳng có dư cái phòng cho khách nào, vì chuyện này mà tôi muốn ném mặt đi luôn cho rồi."

Cha Lý nói lời này có tiến có lùi, trưởng thôn nghe hơi chói lỗ tai nhưng cũng hiểu có ý gì. "Anh Lý, ý anh là..."

"Trưởng thôn, thật sự không tìm được người bảo lãnh cho nên tôi mới đến nhờ anh. Lúc ấy, Tân Long đi nhà họ Hàn, người nhà họ Hàn cũng cho tôi tiền nhưng tôi không nhận, này không phải là muốn chừa mặt mũi lại cho con trai tôi sao ?" Để cho Tân Long có thể ưỡn thẳng lưng mà sống ở nhà họ Hàn, "Nếu trưởng thôn sợ tôi không trả tiền nổi, vậy anh đừng lo lắng, Lý Hạnh tôi không cần mặt mũi nhưng cũng phải để lại cho nhà họ Hàn chứ, anh nói có đúng không ?"

Trưởng thôn im lặng.

Qua một hồi lâu sau, ông ta mới cười vài tiếng : "Anh Lý, tôi xem thường anh rồi."

"Đây là bài học mà lúc trước trưởng huyện dạy cho tôi, thầy giáo dạy rất tốt."

Cho nên chuyện bảo lãnh vay tiền cứ như vậy đã quyết định rồi.

Có trưởng thôn bảo lãnh, chẳng mấy chốc bên Quỹ tín dụng xã cũng chứng thực ba vạn tiền vay, còn có tiền lần trước nhà họ Hàn để lại, cùng với tiền lương hai tháng này của Lý Linh Linh, vừa đủ năm vạn đồng.

Nhưng năm vạn vẫn hơi sít sao, cho nên cha Lý lại bàn bạc với mẹ Lý, đi mượn thân thích hai bên một ít.

Cha Lý có ba người em trai, một người chị gái cùng một em gái. Chú hai không thân ; chú ba chỉ có một đứa con trai, lúc kết hôn được ông bà Lý chuẩn bị cho một căn nhà lầu hai tầng. Cha Lý là con trai trưởng, nhưng cả nhà Lão Lý gia chỉ có ông là nhà mái ngói. Ông là một người thành thật cho nên cũng không để trong lòng chuyện cha mẹ mình không công bằng như vậy.



Tuy rằng cuộc sống của chú ba không đến mức túng quẫn, nhưng thím ba không đi làm, lại thích chơi mạt chược. Mà chú ba vì tốt nghiệp trung học cũng có một ít học vấn, đang làm kế toán trong một phân xưởng, mỗi tháng kiếm hơn một ngàn, cho nên cũng không có nhiều tiền tiết kiệm. Nhưng cha Lý vừa mở miệng, ông ấy vẫn cho mượn hai ngàn.

Chú tư vẫn còn độc thân, không chịu áp lực đời sống gia đình, trái lại đi theo chủ nghĩa tiêu xài, nhưng cuối cùng vẫn lấy ra được một ngàn.

Điều kiện gia đình của cô út tốt nhất trong mấy anh chị em, cho nên mượn được năm ngàn.

Còn bên phía cô cả thì không mượn được.

Tổng cộng bên Lão Lý gia mượn được tám ngàn.

Mẹ Lý có hai người chị gái, hai người anh trai, một em trai. Chị cả cùng em trai sống khá vất vả, mẹ Lý không đi mượn. Chị gái thứ hai thì độc miệng, cũng nhiều mưu mẹo, mẹ Lý cũng không mượn đến. Nhưng hai anh trai thì rất tốt, anh cả mượn được sáu ngàn, anh hai mượn được ba ngàn.

Tổng cộng là chín ngàn.

Lý Tân Hạo nhớ rõ, ở đời trước, lúc mẹ Lý bị bệnh nằm viện, tuy là mượn được một ít tiền từ nhà Lão Lý nhưng không nhiều như lần xây nhà này. Mà bên cậu cả cùng cậu hai thì mượn được rất nhiều. Nhưng vì mẹ Lý bị bệnh cho nên dì hai keo kiệt cũng ra tiền, khác biệt ở chỗ là lần này xây nhà, vậy mà dì hai lại không cho.

Hai đời khác nhau, những sự việc xảy ra từ nhỏ đã chứng tỏ điều này.

Giữa tháng mười, lúa gạo nhà họ Lý được mùa. Người dân quê trồng nhiều lúa, nhà mình ăn không hết thì có thể mang đi bán. Bởi vì năm nay không có gia cầm cho nên cha Lý trồng lúa nhiều gấp đôi mùa trước. Sau khi được mùa giữ lại số lượng đủ để ăn xong liền mang đi bán, bán cũng được 800 đồng.

Tháng mười một, cha Lý bắt tay vào xây nhà mới.

Người dân quê mỗi lần xây nhà đều mời người trong thôn đến giúp đỡ, sau đó sẽ cùng nhau vui vẻ uống rượu mừng tân gia. Mà khi cha Lý mời mọi người đến giúp một tay, người trong thôn cũng khá ngạc nhiên, nhà Lý Hạnh nghèo nhất thôn vậy mà bây giờ định xây nhà, điều này đã ra khỏi dự đoán của người dân trong thôn rồi.