Hưởng Tang

Chương 251: 252: Ất Bà Bà





“Ất bà bà, đây là hạt giống gì thế? Giống hòn đá nhỏ vậy, ta chưa từng thấy bao giờ.”
“Nó gọi là bông.”
“Ta chỉ thấy hoa hồng nguyệt quý, hoa đỗ quyên, hoa sơn trà, hoa thược dược…… nhưng trước giờ chưa từng nghe thấy bông.

Có điều từ tên đã biết nó kém mấy loại khác rất nhiều.”
“Bộ dạng cũng thực khó coi, trắng bóng một cục, không mùi không vị đâu thể so với những loài hoa muôn tía nghìn hồng hương thơm say lòng người khác.”
“Ất bà bà, vì sao bà còn muốn trồng nó, còn phải ngàn dặm xa xôi mang hạt giống từ nơi xa như thế tới đây nữa chứ?”
“Tiểu Nhị, quần áo trên người ngươi mặc có thoải mái không?”
“Thoải mái lắm, vừa mềm vừa mịn, so với quần áo ta mặc trước kia thoải mái hơn nhiều, không giống đống vải bố vừa thô vừa ráp còn rặm ngứa.”
“Cái áo ngắn này ngươi đang mặc chính là làm từ bông đó.”
“Bông?”
“Ừ, chờ tới mùa xuân sang năm hạt giống sẽ nảy mầm, tới mùa thu trên cành sẽ kết đầy quả bông già, gió thu thổi qua nhuộm chúng thành những bông tuyết trắng tinh.

Có lẽ nó là một loại hoa không có chút đặc biệt nào nhưng chính loại hoa này lại có thể che chở chúng ta, để chúng ta không cần sợ mùa đông giá rét.”
“Ất bà bà, ta cảm thấy bông rất giống bà, không đẹp nhưng lại mang tới ấm áp cho mọi người,” hắn nói và bỗng nhiên vươn tay ra nhẹ sờ trên trán Ất bà bà.


Lúc ngón tay rời đi thì Tang nhìn thấy rõ bốn chữ trên trán bà ta —— đày tới Nhai Châu.
“Lúc bọn họ khắc lên trán bà có đau không?” Tiểu Nhị nhẹ nhàng hỏi một câu.
Ất bà bà ôn hòa cười với hắn, “Không đau, ngược lại lúc ấy ta biết mình được giải thoát rồi.”
“Bà phạm vào tội gì đó?” Tiểu Nhị nói rất nhẹ, tuy hắn mới chỉ 10 tuổi nhưng cũng biết có một số việc không nên hỏi.

Vì thế sau khi nói xong lời này hắn nhanh chóng bỏ thêm một câu, “Nếu bà không muốn nói cũng không sao.”
Ất bà bà không tức giận, ngược lại trên mặt bà ta mang theo ôn tồn bình thản ngày thường.

Ánh dương chiếu nghiêng từ phía sau tới để lộ ra ôn hòa vui vẻ ấm áp, “Ta nói ra thì Tiểu Nhị có sợ không?”
“Không sợ, ta đã trưởng thành rồi, hiện tại ta còn dám một mình đi đường vào ban đêm đó.” Tiểu Nhị dùng sức vỗ ngực một cái.
“Ta lo lắng Tiểu Nhị sẽ sợ ta, sau khi biết ta đã làm gì.” Ất bà bà cười với hắn nhưng Tiểu Nhị chỉ thấy nụ cười ấm áp kia mang theo vài phần thê lương, mơ hồ còn có chút hoảng hốt vì thế hắn cũng không nhịn được luống cuống tay chân.
“Ta…… không sợ, bà bà là người tốt, sao ta có thể sợ bà chứ?” Cũng may miệng hắn vẫn kiên cường, không bán đứng nội tâm của hắn.
“Ta đã giết người,” Ất bà bà vùi hạt giống cây bông xuống đất bùn mềm xốp sau đó hai tay vốc một ít đất đắp lên trên, “Kẻ đó là chồng ta, cũng là kẻ ta muốn thoát khỏi nhất trong cuộc đời này.

Lúc ta lớn bằng ngươi thì đã gả cho hắn, cũng chính từ lúc đó trên người ta luôn có vết thương.

Hắn đánh ta vì bất kỳ một chuyện lông gà vỏ tỏi nào.

Sau đó hắn dứt khoát không cần tìm lý do nữa, chỉ cần hắn muốn thì lúc nào cũng có thể đánh ta ngã ra đất.

Cha mẹ hắn cũng vào hùa, ta là bọn họ bỏ tiền mua về, một khi trả tiền thì bọn họ cảm thấy phải dùng cho hết giá trị, bao gồm cả việc bị đánh.

Cho nên ta thường xuyên bị ba người bọn họ vây quanh cùng nhau đánh, dùng ghế, sống dao, cuối cùng dùng cả dao phay.”
Ất bà bà “ha hả” cười vén tay áo lên, bên trên đó có hai vết xẹo xấu xí giống như con rết, một trái một phải bò trên cánh tay bà ta.
“Tiểu Nhị, hiện tại ngươi đã hiểu vì sao một ngày kia bị xăm lên mặt ta đã cảm thấy như mình được giải thoát chưa?”
Tiểu Nhị không hề sợ hãi, ngược lại lòng hắn bốc lên một ngọn lửa hừng hực vì tức giận, “Thứ khốn kiếp, một nhà già trẻ bọn chúng đều là súc sinh.”
“Có mấy lần ta cảm thấy mình thiếu chút nữa sẽ chết trong tay bọn chúng,” Ất bà bà buông tay áo và cúi đầu nhìn xuống mặt đất dưới chân, giọng bà ta vẫn bình tĩnh như đang kể một chuyện không liên quan tới mình, “Một lần tàn nhẫn nhất là hắn đập một vại rượu lên đầu ta sau đó nhốt ta ngoài cửa một đêm.

(Hãy đọc truyện này tại trang Rừng Hổ Phách) Đó là một ngày mùa đông lạnh nhất, dài nhất.


Ta nhớ rõ máu từ đầu ta dính vào tóc kết thành băng.

Ta không biết lạnh và đau, cái nào sẽ giết ta trước.

Nhưng ta vẫn sống sót, vốn ta tưởng mình sẽ chết vào cái đêm đó và được giải thoát hoàn toàn nhưng không biết vì sao ta lại không chết.

Thế nên sau chuyện đó ta nói với chính mình rằng ta không thể chết dễ dàng như thế.

Ta không thể có lỗi với bản thân khi đã kiên trì chịu đựng qua được khổ cực kia.”
“Sau đó thì sao? Vì sao bà lại giết hắn?”
“Ta có thai,” giọng Ất bà bà cứng lại chút, Tiểu Nhị hoài nghi mình nghe lầm bởi vì khóe miệng bà ta vẫn là nụ cười thường thấy.

Dưới nếp nhăn trên mặt nó càng có vẻ hòa ái hơn, “Ta nói với hắn và cho rằng hắn sẽ bớt hung hăng lại.

Nhưng ta đã xem nhẹ nhân tính tàn nhẫn, hắn không hề nương tay với ta, cũng không nương tay với đứa nhỏ trong bụng ta.

Ngược lại, vì muốn tăng uy hiếp mỗi lần đánh ta nên hắn chuyên chọn bụng ta mà đánh.”
“Vậy đứa nhỏ……”
“Nó rời đi, ta cảm thấy máu tươi theo chân nhỏ giọt xuống, lúc ấy trong đầu ta như có gì đó lóe qua, sau đó ta chẳng biết gì.

Chờ ta tỉnh táo lại thì phát hiện trong tay mình đang cầm một cái rìu, còn kẻ giết con ta thì nằm trên đất, thân thể hắn như một cái sủi cảo nát, vương vãi khắp nơi.”

“Đáng đời hắn.

Nhưng hắn giết con của bà và bà giết hắn, vậy thì có gì sai?” Tiểu Nhị tức giận bất bình nói.
“Người của quan phủ cũng nghĩ thế, hơn nữa toàn thôn trên dưới đều cầu tình cho ta nên ta mới còn cái mạng này nhưng lại bị phán xăm chữ lên mặt, cả đời đều không cho quay lại.” Ất bà bà lại vốc một nắm đất đưa lên mũi ngửi, “Lúc đầu ta không cảm thấy gì, ta hận thấu cái nơi này.

Không biết bao nhiều lần ta đều mơ thấy mình thoát khỏi nơi này.

Nhưng qua nửa đời, khi ta đã già đến độ mỗi tấc gia thịt chẳng thể co dãn được, chân cẳng cũng không còn nhanh nhẹn thì ta mới phát hiện việc phải rời xa quê hương khó chịu đến vậy.

Ta nhớ mỗi cây hoa ngọn cỏ nơi này, đến mùi bùn đất ta cũng nhớ phát điên.

Cho nên ta đã trở về, mạo hiểm bị phát hiện, vượt biển băng núi trở lại nơi này.”
“Đã trở về thì tốt, bà xem, hiện tại không phải mọi người đều vui vẻ sao?” Tiểu Nhị bỗng nhiên rất muốn an ủi bà ta, tuy giữa mày bà ấy không hề mang ưu thương nào, “Người nhà bà không còn nữa, nhưng người trong thôn đều đồng cảm với bà, tuyệt đối sẽ không tố giác.

Từ đây bà cứ yên tâm ở lại, dạy chúng ta trồng bông, chờ sang năm quả bông già mọc ra chúng ta sẽ cùng nhau đi hái, lại xe sợi, từ đó ăn no mặc ấm, sống thật vui vẻ.”