Mẹ Kế Ở Cổ Đại Làm Cá Mặn

Chương 123


Sau bữa trưa, Thu thúc lập tức cầm thư ra khỏi Quốc công phủ, đánh xe ngựa đi Ôn gia.

Lúc hạ nhân đến bẩm báo với Thẩm thị thì bà ấy đang nói chuyện với hai nhi tức ở chính đường, bà ấy không ngờ Ôn Diệp hồi âm nhanh như vậy, cứ tưởng phải chờ thêm hai ngày nữa chứ.

Xem ra quan hệ giữa vị thứ nữ này của bà ấy với người trong Quốc công phủ rất không tôi.

Cũng phải, với cái tính đó của nàng, ở chỗ nào cũng có thể sống thoải mái.

Thẩm thị sai hạ nhân dẫn Thu thúc đến gian nhà đối diện với chính đường uống chén trà nóng cho ấm người, thuận tiện đem thư lại đây.

Gã sai vặt đưa thư cho tiểu nha hoàn của chính viện, tiểu nha hoàn lại cầm thư đưa cho Ngân Sương, cuối cùng Ngân Sương lại đưa thư cho Thẩm thị.

Thẩm thị nhận thư, vừa chạm vào đã biết bên trong còn có một bức thư khác nữa.

Nghĩ cũng không cần nghĩ, bức thư dư ra đương nhiên là viết cho Thường di nương rồi.

Hai đứa nhi tức đều không phải là người nhiều chuyện, chuyện trong phủ các nàng cũng đại khái hiểu được ít nhiều, vì vậy Thẩm thị mở thư ngay trước mặt các nàng.

Bây giờ bụng của Liễu thị đã lớn lắm rô, Thẩm thị miễn cho nàng thỉnh an mỗi ngày, nhưng thỉnh thoảng vào ban ngày Liễu thị vẫn đến chính viện trò chuyện với Thẩm thị, dù sao khoảng cách giữa hai viện cũng không xa, lại có bọn tỳ nữ cẩn thận dìu đỡ, không đáng ngại.

Sau khi Thẩm thị xem thư xong thì mặt mày hoàn toàn giãn ra.

Dương thị thấy vẻ mặt thoải mái của bà bà Thẩm thị thì đoán rằng chuyện thư đồng đã có biện pháp giải quyết.

Chẳng qua nàng ấy rất biết điều, chuyện gì cũng chưa hỏi.

Chỉ cười nói: "Mới chớp mắt đó mà Tứ muội đã gả đi được mấy tháng rồi, hai ngày trước Triệt ca nhỉ còn nhắc nàng mãi."

Dương thị không hề khoa trương, trước khi Tứ cô tử gả đi, thỉnh thoảng sẽ tặng ít đồ chơi, hai đứa nhi tử của nàng ấy đều rất thích.

Trong mấy vị cô cô thứ xuất, ngoài Ôn Nhiên cách biệt tuổi tác không nhiều ra thì bọn nhỏ cũng chỉ nhớ một người là Ôn Diệp.

Thẩm thị xem thư xong thì cất lại, chờ Ôn phụ tan làm về nhà sẽ lấy ra cho ông ấy xem.

"Chuyện Thánh thượng chọn thư đồng cho công chúa, nhà chúng ta sẽ không tham gia náo nhiệt." Thẩm thị nói với hai nhi tức của mình: "Chẳng qua Ngũ cô nương phù hợp với điều kiện nên nhất định phải đi dự tuyển."

Nếu không để Thánh thượng biết được còn tưởng rằng Ôn gia bất kính với Hoàng gia đấy.

Trên ý chỉ đề cập chỉ chọn thư đồng trong gia đình quan viên từ Ngũ phẩm trở lên, không chỉ Ôn gia phù hợp, nhà mẹ đẻ của Dương thị và Liễu thị cũng đều phù hợp với điều kiện.

Dương thị nghe hiểu rồi, tươi cười trên mặt không khỏi càng rạng rỡ hơn.

Nhà mẹ đẻ nàng ấy có đứa chất nữ năm nay tám tuổi, khá là thông minh lanh lợi, vừa hay phù hợp với điều kiện, nếu không có đối thủ cạnh tranh như tiểu cô tử thì có thể nhiều thêm một phần thắng rồi. Thư đồng của công chúa đó, có thêm một tầng thân phận như vậy thì sau này nói chuyện cưới ga cũng có nhiều sự lựa chọn tốt hơn.

Liễu thị thì không nghĩ nhiêu như vậy, mấy vị huynh trưởng của nàng ấy đều không có nữ nhi, cho nên dù có nghĩ đến phương diện này thì cũng không có điều kiện.

Bây giờ nàng ấy chỉ một lòng một dạ nghĩ đến hài tử trong bụng.

Cũng không biết là nam hay là nữ.

Thai đầu sinh được nhi tử đương nhiên tốt, nhưng trong lòng Liễu thị vẫn kỳ vọng thai này là nữ nhị, vật vì hiếm mà quý, thế hệ này của Ôn gia vẫn chưa có nữ hài tử, nếu thai đầu của nàng ấy có thể sinh được nữ nhi, có lẽ bà bà sẽ rất thích.

Liễu thị gả vào Ôn gia đã được một thời gian, cuối cùng nàng ấy cũng hiểu tại sao mẫu thân lại chọn trúng Ôn gia, ngoài tầng quan hệ khăn tay chi giao giữa bà bà và mẫu thân ra, ít nhất khi ở Ôn gia nàng ấy không cần lo lắng nếu sinh nữ nhi sẽ bị nhà chồng lạnh nhạt.

Về phần thư gửi cho Thường di nương, Thẩm thị sai Ngân Sương đích thân đưa qua.

Sau khi Ôn Diệp gả ra ngoài, bên cạnh Thường di nương chỉ còn một tiểu nữ nhi, cuộc sống vẫn phải tiếp tục, chỉ là thiếu đi Ôn Diệp, ngày tháng không khỏi có mấy phần cô đơn.

Ôn Nhiên không chịu thua kém, mỗi ngày đều dụng công học tập, dù gió dù tuyết cũng chưa từng gián đoạn buổi nào. Thường di nương thỉnh thoảng sẽ nhớ đến Đại nữ nhi đã gả vào Quốc công phủ của mình.