Vòng chung kết giải Kim Luật là bản concerto tự chọn. Concerto, đúng như tên gọi, lấy một loại nhạc cụ chính làm trung tâm, và được bè đệm bởi một dàn nhạc giao hưởng. Trong đó nhạc cụ độc tấu có thể là violin, piano hoặc sáo, v.v... Phía ban tổ chức đã đặc biệt mời một ban nhạc ưu tú đến giúp đỡ phối hợp, khung cảnh hết sức nhiệt liệt và long trọng. Có điều đối với những người chơi không có kinh nghiệm với dàn nhạc mà nói, điều này lại không dễ dàng như vậy.
Chúc Vi Tinh đã hợp tấu cùng họ một hai lần, nhưng hiệu quả cũng bình thường. Cái này cũng không phải một mình cậu chơi tốt là được, mà phải phối hợp tốt với cả nhóm, dù cậu có ưu tú đến đâu, nhiều năm khuyết thiếu kinh nghiệm này cũng khiến cậu khó lòng dùng thiên phú bù đắp ngay được.
May thay, vị nhạc trưởng kia rất chu đáo, dường như biết Chúc Vi Tinh không có kinh nghiệm sân khấu nên thỉnh thoảng cho liếc mắt ra hiệu cho cậu, để cậu biết thời điểm ban nhạc lên sân khấu, khiến Chúc Vi Tinh yên tâm không ít.
Mặc dù Chúc Vi Tinh rất nỗ lực học tập, nhưng trong một cuộc thi đấu chính thức thì một chú gà con như cậu vẫn nhiều ít thiếu mất một chút ưu thế.
Cũng giống như Bao Phàm, từ người đầu tiên lên sân khấu, cậu ta đã bắt đầu bật máy hát: “A, làm sao bây giờ, tôi xong rồi, tôi xong rồi xong rồi.”
Chúc Vi Tinh thờ ơ liếc mắt nhìn sang.
Bao Phàm như nhìn thấu châm biếm của cậu, nghiêm túc nói: “Lần này là thật đó, tôi không quen ban nhạc chút nào hết, lúc tôi diễn tập còn bị sự cố hỏng bét.”
Kết quả hát tang quá nhiều đã thực sự khiến cậu ta gặp phải quỷ. Sau khi lên sân khấu, Bao Phàm đã chơi bản piano concerto số 1 của Chopin, khúc này vốn đã đủ nhỏ cho ban nhạc, nhưng lúc piano và họ phối hợp lại thường xuyên mắc sai lầm, thậm chí còn bị nhạc trưởng trừng mắt mấy lần vì cướp đoạt tiết tấu của vĩ cầm. Sau khi kết thúc, Bao Phàm đi xuống với vẻ mặt cay đắng đau khổ than rằng mình muốn lui khỏi giới nhạc cổ điển.
Trừ cậu ta ra, hai chú ngựa ô còn lại cũng ít nhiều mắc phải sai lầm rõ ràng.
Còn dạng như Trương Minh Minh, Tào Phù thì đã quá quen với sân khấu lớn thế này, lúc độc tấu một mình có thể không xuất sắc như Chúc Vi Tinh, nhưng khi có sự hỗ trợ của một ban nhạc, hiệu quả tổng thể lại rất vừa mắt. Đặc biệt là Trương Minh Minh, thân thể nho nhỏ chơi lên piano concerto số 2 của Rachmaninoff mà không hề mất đà, chương một mới vừa xong đã nhận được những tràng pháo tay không ngớt của khán giả, có thể thấy rõ khoảng cách với các đối thủ khác là rất lớn.
Tổng cộng tám người dự thi, vận may lần này của Chúc Vi Tinh không tệ, so với slot cuối như lần trước thì thứ hai đếm ngược cũng coi như tốt hơn chút. Chỉ có điều ở phần tuyển chọn bản nhạc, so với độ khó của những người khác, cậu đã chọn một bản concerto tương đối không phổ biến và đơn giản thay vì cấp độ địa ngục được sắp xếp theo kỹ thuật etude.
—— Bản piano concerto số 2 của Mendelssohn.
Khi đánh giá các thí sinh, một số phương tiện truyền thông cạnh tranh trong nước đã nói về việc lựa chọn bài hát của con ngựa đen có màn phát huy bất thường ở bán kết khiến ban giám khảo có ý kiến trái chiều này: “Bản thân bản nhạc này rất êm tai, nhưng miễn cưỡng tìm một cái khuyết điểm mà nói, có lẽ là còn kém vô địch một chút.”
Quả thực, so với những bản concerto nổi tiếng thế giới của Tchaikovsky, Bach, Beethoven..., bản nhạc này có lẽ kém xa về thời cuộc, thăng trầm và kỹ thuật, cho nên nếu hỏi Chúc Vi Tinh tại sao lại chọn nó, có lẽ cậu chỉ có thể đưa ra một câu trả lời thế này.
Đơn giản chính là cậu chỉ muốn chơi.
Sau khi nghe xong màn trình diễn xuất sắc của những người chơi trước đó và bước lên sân khấu theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, Chúc Vi Tinh trông tràn đầy sức sống hơn bất kì buổi biểu diễn nào khác, ánh đèn trên đầu và hoa diên vĩ xanh nhạt trước ngực khiến cậu trở nên nổi bật, rạng rỡ tỏa sáng vô cùng.
Tự tin cúi người chào mọi người, Chúc Vi Tinh lướt mắt qua người nào đó ở hai hàng đầu, quay người ngồi xuống trước đàn.
Gật đầu với nhạc trưởng, lắng nghe tiếng nhạc du dương của ban nhạc cất lên, ngón tay Chúc Vi Tinh theo đó mà bắt đầu nhảy múa.
Ở khoảng cách gần được nhiều nhạc cụ vây quanh như vậy, cậu vẫn có cảm giác không chân thực. Chúc Vi Tinh nhớ lại thật lâu trước đây, vào lúc cậu còn là một cậu nhóc, đã cùng sư huynh sư tỷ đến phòng hòa nhạc để nghe các buổi biểu diễn trực tiếp. Cậu ngồi dưới khán phòng, ngước nhìn những người diễn tấu trên sân khấu với ánh mắt ghen tị và ước ao, cậu nghĩ sau này, mình cũng sẽ trở thành một thành viên trong số đó.
Lâu Minh Nguyệt tưởng rằng không khó, tưởng rằng không mất bao lâu, ai ngờ lần này chờ, lại chờ hết hai đời.
Bất kể là khoảng thời gian năm năm phục hồi sau ca phẫu thuật năm mười hai tuổi, hay quyết định từ bỏ âm nhạc sau khi anh trai qua đời, cậu rốt cục vẫn cảm thấy tiếc nuối, đồng thời âm thầm chơi đàn lần nữa. Mỗi lần như thế lại mơ một giấc mộng ngốc nghếch hão huyền, nghĩ nếu có một ngày chính mình có thể lên sân khấu, bản nhạc mà cậu chơi nhiều nhất có lẽ chính là bản piano concerto số 2 này.
So với các bản hòa tấu cao cấp khác, có thể là bởi vì nó đơn giản, bởi vì không cần ban nhạc phối hợp, có thể lặp đi lặp lại tạo nên hiệu ứng trực tiếp và chân thực trước loa, quay người lại, thật giống như có tiếng khán giả đang vỗ tay reo hò cho cậu, thật giống như vẫn luôn có một ban nhạc hùng hậu ngay phía sau cậu. Và bởi vì giai điệu nhẹ nhàng du dương, không quá nặng nề bi thương, nên có thể mang đến cho cuộc đời chẳng mấy suôn sẻ của Lâu Minh Nguyệt thật nhiều hão huyền và an ủi, vì vậy đối với nó cậu rất thiên vị và yêu chuộng.
Vỏn vẹn hai mươi phút, không có kỹ xảo quá khó, không có cảm xúc quá phức tạp, ba chương nhạc mạch lạc nối liền một cách tinh tế và trong sáng, thế nhưng chất chứa bao khát vọng chân thành nhất ở tận đáy lòng Lâu Minh Nguyệt trong hai mươi năm đằng đẵng.
Có một triết gia nổi tiếng đã từng nói, âm nhạc sở dĩ vĩ đại, cũng bởi vì nó là một loại nghệ thuật chỉ có thể hiểu chứ không thể diễn đạt thành lời.
Mặc dù Chúc Vi Tinh muốn thể hiện đơn giản và thuần túy trên sân khấu, nhưng cuối cùng cậu đã trút hết bao sướng vui buồn khổ bị kìm nén bao năm vào bản nhạc này, những cảm xúc phức tạp trong đó đối với những khán giả am hiểu âm nhạc thì không lí nào không cảm nhận được.
Tuyên Lang thấy rõ, mấy cô gái ngồi hàng ghế trước đã nhiều lần cúi đầu lau nước mắt, bản thân các cô cũng chẳng hiểu tại sao khi nghe một giai điệu mới mẻ, mượt mà ấm áp như vậy lại cảm thấy xót xa muốn khóc.
Có người hỏi bạn học: “Không phải nhạc của Mendelssohn đều là vô ưu vô lo à? Buổi biểu diễn này chẳng phải quá phức tạp và sâu sắc sao?”
Người bạn lại nghe thêm một đoạn, bỗng nhiên lắc lắc đầu, cô hỏi ngược lại: “Tôi vẫn cảm thấy Mendelssohn mặc dù xuất thân phú quý, nhưng lại tự mình quá nghiêm khắc với bản thân, còn có lời đồn bởi vì chị gái qua đời, ông tráng niên mất sớm vì suy nhược cùng bệnh tật cũng như quá mức đau khổ bởi sự ra đi của người thân. Một thiếu gia cao quý trong thời đại đó, ông ấy có thực sự vô ưu vô lo không?”
Quan trọng nhất là, những màn trình diễn khác nhau do những người chơi khác nhau sẽ mang lại cho tác phẩm những cung bậc cảm xúc khác nhau, và những biến đổi dần dần của những chi tiết nhỏ vừa vặn là biểu hiện cảm xúc quý giá nhất. Bạn thậm chí quên mất chú ý cậu ấy dùng kỹ thuật gì hay chơi thế nào, mà chỉ biết than thở, đắm mình vào âm nhạc và cuộc đời của cậu, trên cuộc hành trình mà cậu ấy đưa bạn đi qua trong buổi diễn này.
Đây là thi đấu, nhưng không giống thi đấu mà giống như biểu diễn hơn. Đây là bản piano concerto số 2 của Mendelssohn, nhưng cũng không phải của ông ấy, mà giống như bản piano concerto số 2 đặc biệt của riêng Chúc Vi Tinh, là hồi tưởng của cậu, cũng là hi vọng của cậu.
Tuyên Lang lẳng lặng nhìn người trên sân khấu, bóng người cùng giai điệu hòa làm một, gần như tan vào trong ánh sáng.
Ba chương trong bản piano concerto số 2 của Mendelssohn không giống với những bản concerto khác, trung gian không có khoảng ngắt nên cảm xúc của người chơi được truyền tải mạch lạc đến khán giả từ đầu đến cuối, mãi đến hai mươi phút sau, ngay khi tiếng đàn dừng lại trong một đoạn hợp tấu sau cùng, dưới khán phòng vẫn yên lặng như tờ.
Và mãi mấy giây sau, mới có tiếng vỗ tay vang lên, rồi như những đợt sóng cuồn cuộn nối nhau, từ mơ hồ đến bốn phương tám hướng, gần như là toàn hội trường đứng lên, dậy sóng thật lâu không thôi.
Chúc Vi Tinh cũng là gượm lại mấy giây mới chậm rãi đứng lên, lần đầu tiên, cậu đứng trên sân khấu nở một nụ cười mãn nguyện, sau đó cúi đầu chào khán giả, ban nhạc, và cả những ai đã cùng cậu chứng kiến hết thảy quá khứ của mình.
Xuống tới hậu trường, phóng viên nghe phong thanh đã vây tới xung quanh thí sinh số 7, yêu cầu cậu nêu một chút cảm nghĩ của mình về hành trình thi đấu cũng như cả kì vọng về giải thưởng này.
Chúc Vi Tinh chỉ hờ hững lắc đầu, sau đó những phóng viên kia liền bị nhân viên Tuyên Lang mời đến chặn lại bên ngoài khu vực nghỉ ngơi.
Lúc cậu xuống sân khấu không nhìn thấy Khương Dực dưới khán phòng, Chúc Vi Tinh lại tìm quanh hậu trường một vòng, cuối cùng phát hiện người nọ đang dựa vào cầu thang hút thuốc.
Chúc Vi Tinh hỏi: “Rất tẻ nhạt đúng không?” Cậu biết đối phương không có hứng thú đối với những thứ này.
Khương Dực bỏ điếu thuốc vào thùng rác, nửa cười nửa không nói: “Khách sáo cái gì, là không ngờ lại được giải à?”
Chúc Vi Tinh nói: “Không quan trọng, chỉ cần không phải hạng chót là được rồi.”
Khương Dực cười nhạo: “Cũng không có ý nghĩ gì khác sao?”
Chúc Vi Tinh quay người cùng hắn dựa vào trên tường, suy nghĩ một chút, cậu nói: “Ít nhất ở thời khắc này, để tôi trở thành một người như bây giờ, bất kể vì mục đích gì, tôi cũng chân thành biết ơn anh ta.”
Khương Dực im lặng, dường như suy nghĩ điều gì.
Bởi vì đang cao hứng, Chúc Vi Tinh hiếm thấy nổi lên cảm xúc đùa giỡn, cậu khẽ chọc chọc người bên cạnh.
Khương Dực liếc mắt: “Làm sao?”
Chúc Vi Tinh nói: “Giám khảo còn phải xét duyệt mấy tiếng đồng hồ, chúng ta không cần chờ ngốc ở đây, đi ra ngoài dạo một chút đi.”
Khương Dực không mấy hào hứng: “Tôi cũng đâu nói sẽ hầu em ở đây chờ, tôi muốn về ngủ.”
Chúc Vi Tinh bẹp miệng: “Vậy tôi đưa anh về, dọc đường nhìn một chút, chờ anh ngủ rồi tôi sẽ quay lại.”
Khương Dực nhìn cậu chằm chằm, mắng một tiếng: “Ngu ngốc.”
Hắn nắm lấy tay cậu, cũng không đi thang máy mà dắt cậu xuống lầu.
Nhóm piano là hạng đấu cuối cùng của giải Kim Luật, sự kết thúc của nó cũng báo hiệu dấu chấm hết của lịch trình thi đấu sáu ngày dài dằng dặc. Là cuối tuần của kì nghỉ dài, hàng quán bên ngoài tưng bừng náo nhiệt vô cùng, nghênh đón bế mạc và sự lộ diện của các giải thưởng.
Thừa dịp dòng người đông đúc, Khương Dực không thả tay Chúc Vi Tinh, mười ngón đan nhau cùng cậu bước đi xuyên qua đám đông. Dù sao sự kiện cũng lấy giải Kim Luật làm trung tâm, xung quanh chủ yếu đều là những nguyên tố theo chủ đề âm nhạc. Ngoài âm nhạc cổ điển đương nhiên cũng không thiếu âm nhạc dân tộc truyền thống. Chính quyền tỉnh O sẽ tận dụng lễ hội này để quảng bá cho các quận huyện thành phố trực thuộc, đồng thời thúc đẩy các dự án du lịch văn hóa ở địa phương.
Chúc Vi Tinh nhìn thấy trên đường thỉnh thoảng có múa rồng, múa sư tử, còn có các vở tuồng kịch địa phương, cảm thấy hứng thú nên không khỏi dừng chân lại xem.
Bỗng nhiên một tràng nhạc và tiếng hát kéo đến, bao quanh là một đám người áo vàng mặt quỷ nhảy múa thành từng nhóm, bọn họ có người cầm gậy, có người cầm lụa đỏ tung bay đồng loạt giơ nanh múa vuốt, mang một luồng quái khí vừa nham hiểm vừa bá đạo.
Không biết là quá mức đặc sắc hay quá mức chấn động, Chúc Vi Tinh xem đến thất thần, các vũ công đang rầm rập tiến lại gần như vũ bão cậu cũng không phát giác.
Mãi đến khi có một bàn tay ôm lấy eo cậu kéo về, cậu mới bừng tỉnh.
Quay đầu lại thấy một cái mặt xanh nanh vàng khác, càng ngày càng áp sát, gần như muốn dán lên mặt cậu.
Chúc Vi Tinh kinh hoảng, đang định lùi về sau, lại phát hiện người dưới mặt nạ là ai, cảm thấy bất đắc dĩ không thôi.
Cậu cởi mặt nạ trên mặt con hàng kia ra, không nói nên lời: “Sao anh lại đeo cái này?”
Khương Dực còn bực mình hơn cậu, không khỏi mắng: “Em không thích còn nhìn chằm chằm không chớp mắt thế hả?”
Chúc Vi Tinh thầm nói nhìn chằm chằm cũng không có nghĩa là thích, bất quá thứ này... Cậu đưa tay nghịch chiếc mặt nạ gỗ hơi thô ráp, không hiểu sao lại thấy quen quen.
Cậu hỏi Khương Dực: “Ở đâu vậy?”
Khương Dực trợn mắt, bĩu môi chỉ sang một bên. Chúc Vi Tinh theo đó nhìn lại, trông thấy một hàng người bán hàng rong ngồi xổm ven đường, mặt nạ các loại, sử tử vải rồng giấy gì đấy có tất, thu hút du khách hai bên đường, buôn may bán đắt vô cùng.
Khương Dực không thấy nụ cười trên mặt cậu, bèn giật lấy món đồ định ném vào thùng rác, nhưng bị Chúc Vi Tinh ngăn lại.
“Làm gì vậy, rất thú vị mà, mang về làm kỉ niệm đi.”
Khương Dực trừng cậu: “Lúc thì sợ lúc lại thích, em cũng giỏi thay lòng nhỉ.”
Chúc Vi Tinh không để ý hắn bắt lỗi vô cớ, chỉ cẩn thận ôm mặt nạ trước ngực, lại chỉ chỉ đèn màu náo nhiệt phía xa xa nói: “Tới đó xem thử đi.”
Đợi Khương Dực dẫn cậu đi về phía trước, Chúc Vi Tinh đi được hai bước, vẫn không nhịn được quay đầu lại nhìn nhóm vũ công mặt quỷ kia lần nữa.
Trùng hợp thay, để quảng bá văn hóa địa phương, theo sau mấy vũ công dọc theo con phố đều có mấy chiếc kiệu, trên đó treo những dòng chữ giải thích tên điệu múa dân tộc để quần chúng dể hiểu hơn.
Chúc Vi Tinh nhìn thấy trên đó viết hai danh từ.
Hí khúc mười phiên.
Nhóm vũ công trình diễn múa quỷ, gọi là điệu múa Nuo.*
- ---------------------------
*Dẻ: Tôi lại đau đầu quá, hai cái tên cuối chương, có một tên là 'mười phiên' kiểu giống cái tên quán ăn “Mười phen nhúng lẩu” mà họ Khương dẫn VT tới ăn ở Cố Nhân Phường chương 99 ấy, còn một cái tên là điệu múa Nuo (tôi nhớ ở chương 100 trong quán cà phê Vi Tinh lần đầu đến làm thêm đã có nhắc qua, ông chủ quán từng là thành viên 1 ban nhạc rock tên Nuo - Nuo Dance Club. Nói chung là mọi người tạm hiểu chỗ này nhé, chúng có liên quan với nhau đấy.