Bữa ăn kéo dài đến hơn chín giờ tối, ai cũng ngà ngà say. Đặc biệt là Tống Đạo Trăn — — Đào Mộ quen biết lão gia tử đã nhiều năm, nhưng chưa từng thấy lão gia tử uống quá hai lít. Hôm nay lại uống say như chết. Khi được mọi người đỡ nằm xuống phòng chính, ông vẫn còn lẩm bẩm gì đó. Đào Mộ sửng sốt nghe lão gia tử kêu "Tiểu Văn Nhi".
Viện trưởng Đào cởi quần áo giày cho Tống lão gia tử, đỡ lão gia tử nằm xuống, lại pha nước ấm lau mặt lau tay cho ông. Thu dọn xong hết mới ôm đống đồ dơ của Tống lão nhân ra, dắt Đào Mộ rời khỏi nhà chính.
Ánh trăng trong như nước, gió hiu hiu lạnh. Ánh trăng từ cây hòe già chiếu xuống, như một tấm lụa mỏng, bao phủ tứ hợp viện yên tĩnh. Những người say tự tìm phòng riêng để ngủ.
Viện trưởng Đào bỏ quần áo của Tống lão gia tử vào thau tráng men, mở vòi nước đổ đầy thau. Vừa giặt vừa nói: "Tiểu Văn Nhi mà ông Tống nói đến chính là đứa con trai mất sớm của ông ấy, tên là Tống Uẩn Văn. Bình thường ông ấy không bao giờ nhắc đến chuyện trước kia, hôm nay uống say nên tức cảnh sinh tình."
Đào Mộ trong lòng mềm nhũn, không khỏi hỏi: "Đã qua nhiều năm rồi, chẳng lẽ lão gia tử không nghĩ tới chuyện xây một tổ ấm mới sao?"
Viện trưởng Đào trầm mặc trong chốc lát, động tác tay cũng dừng lại, qua một lúc lâu sau mới lơ đãng nói: "Không có, chắc là trước đây bị tổn thương quá sâu, ông ấy cũng cứ nói mãi rằng thầy bói nói ông ấy là Thiên Sát Cô Tinh, khắc vợ khắc con, nói là nếu ông ấy cưới vợ sinh con chính là hại người hại mình, nên cả đời già rồi vẫn cô đơn."
"Thầy bói đó nói thật sao?" Đào Mộ sống lại một đời, thứ không tin nhất chính là số mệnh. Nghe vậy thì không cho là đúng: "Cuộc sống là của bản thân, con không tin số mệnh. Sau này con là cháu của lão gia tử, con sẽ ở cùng ông cả đời, dưỡng lão cho ông."
Đào Mộ hơi dừng lại một chút, rồi nói với viện trưởng Đào: "Viện trưởng, trong lòng con bà chính là nãi nãi của con. Sau này con cũng sẽ dưỡng lão cho bà."
Những lời này là từ tận đáy Đào Mộ, nhưng bất ngờ là viện trưởng Đào nghe xong lại đột nhiên nổi giận, liếc cậu một cái, nhỏ giọng trách cứ: "Nói bậy bạ gì đó!"
Đào Mộ sửng sốt, nhìn viện trưởng Đào bưng thau tráng men đi đến giàn nho phơi quần áo. Ánh trăng như filter chiếu lên nửa bên mặt của bà, đường nét trên gương mặt viện trưởng Đào thấp thoáng dưới ánh trăng, thế mà có chút vui buồn đan xen.
Đào Mộ ngây ngốc vò đầu bứt tóc, bộ não trước giờ luôn nhanh nhạy, giờ bị cồn làm cho trì độn, nghĩ mãi vẫn không hiểu vì sao viện trưởng Đào lại tức giận với cậu.
Đào Mộ không hiểu chuyện gì đi đến căn phòng phía tây — — tứ hợp viện Tống gia là ngôi nhà ba cửa kiểu cũ. Gian nhà đối diện đầu tiên được Tống Đạo Trăn sửa lại thành tiệm cơm Tống Ký. Đi vào trong là nhà chính, ông Tống ở trong phòng chính một mình, phòng phụ hai nên đều khóa bằng ổ khóa đồng lớn, bình thường không ai được phép vào đây. Lại đi vào trong thêm chút nữa là nơi hai người học việc của tiệm cơm từng ở, sau khi hai người đó kết hôn thì đều dọn ra ngoài. Ông Tống dùng căn phòng đó làm kho chứa đồ.
Trong tứ hợp viện trống rỗng, Đào Mộ có căn phòng cho riêng mình, chính là căn phòng phía tây. Bên trong đã được tu sửa theo sở thích của Đào Mộ, điều hòa TV máy tính đều đủ cả, ngay cả độ dày của giường cũng theo sở thích của Đào Mộ, bộ chăn đều được đem ra phơi nắng mỗi ngày, vẫn còn hương thơm của nắng. Đào Mộ vừa nằm lên liền thấy buồn ngủ, không lâu sau đã ngủ mất.
Sau đó cậu mơ mơ màng màng, mơ thấy chuyện khi mình còn nhỏ — —
Năm Đào Mộ mới 5 tuổi đã xông vào bếp sau ở Tống Ký, ôm chân ông Tống, ngửa đầu kêu gia gia. Vẻ ngoài dễ thương, miệng ngọt ngào, người nhỏ xíu, giọng đầy mùi sữa năn nỉ ông Tống để cậu làm việc vặt trong Tống Ký, đổi bằng một bữa cơm. Cậu nói cơm tập thể ở cô nhi viện không ngon gì hết, cơm ở Tống Ký cách một con phố cũng ngửi thấy mùi thơm: "Gia gia ơi, gia gia nấu cơm thơm như vậy, chắc chắn tay nghề rất giỏi. Con muốn học tay nghề của ông, con làm công cho ông nha, con không cần tiền đâu, ông cho con một miếng cơm là được."
Đứa bé 5 tuổi thì có thể làm gì chứ? Ông Tống tính tình cô độc, bình thường rất mất kiên nhẫn với đám nhóc hay la hét trong ngõ. Nhưng Đào Mộ như quả bóng nhỏ, mềm mại trắng nõn, lúc ôm đùi ông Tống, nhiệt độ cơ thể của đứa nhỏ cao hơn của người trưởng thành một chút, ông cúi đầu nhìn Đào Mộ, hình ảnh phản chiếu trong đôi mắt đen lúng liếng của Đào Mộ toàn là ông.
Ông Tống lập tức mềm lòng, ông nhớ đến con trai của mình. Trước khi ông được thả ra, vợ của ông không chịu được khổ cực nên bỏ lại con trai ông mà đi tái giá. Con ông từ nhỏ đã lang thang trên phố, bữa đói bữa no, giống như Đào Mộ vậy. Nếu khi đó có người bằng lòng vươn tay quản con của ông, có lẽ con của ông đã chẳng học mấy thói xấu kia, cũng sẽ không bị bắn trong cuộc đàn áp.
Đào Mộ cứ vậy được giữ lại ở Tống Ký. Tuổi cậu còn quá nhỏ, không làm được việc nặng, chỉ ở sau bếp hỗ trợ rửa chén rửa rau. Những lúc rảnh rỗi, ông Tống sẽ dạy Đào Mộ nấu ăn, cầm tay chỉ dạy, từ gọt khoai tây đến bào sợi khoai tây, khắc hoa nêm nếm. Đào Mộ học ở chỗ ông Tống khoảng bảy tám năm. Đông luyện tam cửu hạ luyện tam phục*, trên tay cũng mài ra tầng tầng vết chai, trên đầu ngón tay còn lưu lại sẹo, nhưng trước giờ chưa từng than khổ than mệt.
*Đông luyện tam cửu hạ luyện tam phục: là câu tục ngữ miêu tả những người chăm chỉ tập luyện trong thời điểm lạnh nhất và nóng nhất trong năm. Nhiều người thích thể thao coi đó là chuẩn mực, nhưng họ cần chú ý giữ ấm vào mùa đông và chống say nắng vào mùa hè.
Vì vậy ông Tống coi Đào Mộ là đệ tử quan môn. Ở thời đại mà ông Tống vẫn còn học việc trong bếp, rất chú trọng câu một ngày làm thầy cả đời làm cha. Sư phụ nhận đồ đệ, không phải chỉ dạy tay nghề cho đồ đệ, mà còn phải chăm lo cho tiền đồ của đồ đệ, thậm chí phải quan tâm cả chuyện hôn nhân đại sự, không kém gì người làm cha.
Ông Tống sửa lại căn phòng phía tây — vốn là thư phòng cho Đào Mộ ở. Để tiện cho mỗi tối Đào Mộ luyện kiến thức cơ bản của kỹ thuật xắt rau, có thể trực tiếp ngủ ở đó, không cần đi qua đi lại giữa nơi này và cô nhi viện. Từ năm 6 tuổi, Đào Mộ đã ở lại tứ hợp viện, mãi cho đến năm cấp 2 12 tuổi, có người bắt đầu chê cười trên người Đào Mộ luôn dính mùi hành gừng tỏi khói dầu, rất quê mùa.
Đào Mộ bị nhiều người cười nhạo nên không muốn làm ở Tống Ký nữa. Ồn ào đòi đi làm công ở một nhà hàng Tây, bởi vì mặc áo sơ mi nhìn hợp thời trang hơn áo dài giày vải. Sau đó Đào Mộ dần dần làm việc lặt vặt với đủ loại "phong cách phương Tây". Bề ngoài cậu đẹp, nói chuyện ngọt ngào, đi đến đâu cũng chèo kéo khách, nên dù tuổi còn nhỏ, mọi người đều thích gọi cậu phục vụ.
Đào Mộ ban ngày đi học, tối đi làm công, thường tìm nơi có ký túc xá dành cho nhân viên. Sau khi làm việc xong, đều ở lại ký túc xá nhân viên. Tính cách cậu đặc biệt quật cường, nếu đã không còn làm công ở Tống Ký thì sẽ không ở ké tứ hợp viện của Tống gia. Nhưng mỗi cuối tuần cậu vẫn sẽ đến Tống Ký, mang theo đủ loại cơm Tây trong nhà hàng và bánh ngọt Tây Âu ngon miệng đến thăm ông Tống.
Mỗi lần ông Tống nhìn thấy cậu đều sẽ mắng cậu, ghét bỏ cậu làm việc không đàng hoàng, không hiểu chuyện. Dần dần, Đào Mộ không thích đến Tống Ký nữa. Những món cậu mua đều đưa cho viện trưởng Đào, để bà giao qua Tống Ký giúp cậu.
Đến khi nghỉ hè năm cấp 3, trời xui đất khiến thế nào mà Đào Mộ đến Dạ Sắc làm công. Ký túc xá nhân viên ở Dạ Sắc là một chung cư cao cấp mà Lưu Diệu đầu tư mua theo gói, lười ra ngoài thuê nên cho nhân viên ở luôn. Trang trí sang trọng và vị trí tốt, phòng khách còn có một cửa sổ sát đất rất lớn, đứng trước cửa sổ đó có thể nhìn thấy hơn phân nửa Yến Kinh. Đó là căn phòng tốt nhất mà Đào Mộ từng ở. Hơn nữa người trong hộp đêm đặc biệt thời thượng, kể cả ca sĩ thường trú hay Ngưu Lang MB, ai ai cũng giàu có, toàn mặc hàng hiệu.
Những người này cũng đối với Đào Mộ rất tốt. Biết Đào Mộ là cô nhi liền đưa quần áo hàng hiệu lỗi thời không mặc nữa cho Đào Mộ, dạy Đào Mộ ca hát, dạy Đào Mộ pha chế rượu, dạy Đào Mộ trang điểm, thậm chí còn dạy Đào Mộ cách câu phú bà. Nhưng sau khi bị ông chủ biết được thì bị đánh một trận tơi bời, chỉ là thanh danh Dạ Sắc thật sự rất tệ. Có người thấy cậu làm công ở Dạ Sắc liền đi nói xấu cậu với ông Tống. Ông Tống tức giận xách theo cây chổi đi đại náo Dạ Sắc. Một hai đòi dẫn Đào Mộ về. Đúng lúc hôm đó là sinh nhật của Đào Mộ, người trong Dạ Sắc đang chúc mừng sinh nhật cậu, ông chủ Lưu Diệu thậm chí còn khui chai XO, hơn nửa chai đều vô bụng Đào Mộ, lúc ông Tống tìm tới thì Đào Mộ đã say không còn hình người.
Hắn thực không kiên nhẫn tránh ra Tống lão nhân, làm Tống lão nhân chỗ nào tới hồi chỗ nào đi, đừng chậm trễ hắn kiếm tiền. Còn nói Tống lão nhân không phải hắn người nào, không tư cách quản hắn. Hắn Đào Mộ một không cha không mẹ nó cô nhi, liền cha mẹ đều không cần hắn, hắn ái làm gì làm gì, ai cũng quản không được.
Tối đó ông Tống tát cậu một cái thật mạnh, bản thân run run rẩy rẩy đi về. Về đến nhà lại ném cả bàn đồ ăn mà mình đã chăm chút nấu cả ngày, ngay cả đào mừng thọ mà Đào Mộ thích nhất cũng bay vào sọt rác.
Đào Mộ hết say mới biết được, mặt dày đi xin lỗi ông Tống, nói một đống lời hay mới dỗ được ông Tống. Ông Tống bảo cậu rời Dạ Sắc, Đào Mộ không vui, thế là hai người lại cãi nhau một trận. Đào Mộ buồn bực chạy về Dạ Sắc, lại đi xin lỗi Lưu Diệu, vì hôm đó ông Tống suýt nữa đã đánh sập Dạ Sắc.
Đào Mộ cảm thấy người đối xử tốt với cậu trong Dạ Sắc nhất là ông chủ Lưu Diệu và vợ hắn là Mạnh Tề. Đào Mộ vì nịnh bợ mọi người nên luôn nấu ăn cho mọi người. Lúc ấy cậu chỉ mới 14 tuổi, bởi vì có ngoại hình còn biết ăn nói, nên cậu bán được nhiều rượu hơn người khác. Cậu giúp Kevin ca hát, một đêm hát được bảy tám vạn tiền boa, đứng ở quầy bar pha rượu cho người ta thì toàn bộ cô gái trong bar đều vây quanh cậu, nhưng có đôi khi sẽ đụng phải những chuyện khó chịu. Ví dụ như bị khách uống say đánh; bị người đập một xấp tiền vào mặt bắt uống rượu, uống một ly thì cho một ngàn; còn có khách muốn đòi bao nuôi cậu, loại gì cũng có.
Sau đó bị Lưu Diệu ấn vào sau bếp hỗ trợ nấu ăn, không cho cậu ra ngoài. Đào Mộ từng làm công ở Tống Ký và nhà hàng Tây, món gì cũng biết làm. Hơn nữa khách đến đặc biệt công nhận tay nghề của cậu, một chén cơm chiên trứng mà Diệu ca cũng dám bán 78 đồng, nhưng Đào Mộ không thích đứng mãi ở sau bếp, Lưu Diệu và Mạnh Tề liền dỗ cậu, đồng ý chia tiền cho cậu. Một chén cơm chiến bán 78 đồng, chia cho cậu một nửa, một chén cơm rượu 66 đồng, chia cho cậu 20.
Túi tiền Đào Mộ lập tức phồng lên, nhưng cậu lại học thói tiêu xài phung phí, ham hưởng thụ của người trong Dạ Sắc, dù có kiếm được nhiều thì cũng không dư ra được. Hơn nữa cậu còn tích cóp tiền để sửa chữa lại đường dây điện ở tứ hợp viện cho ông Tống, để ông Tống mua TV LCD, tủ lạnh và điều hòa mới, còn đổi nhà vệ sinh thành bơm nước. Ông Tống ngại cậu tiêu phí tiền, cậu liền gạt ông Tống, nói là sau này trở về không muốn ở trong căn phòng dột nát.
Thế là ông Tống không nói gì nữa, kết quả sửa chữa xong tứ hợp viện thì cậu không về thêm lần nào nữa. Dù sao thì tứ hợp viện có được sửa lại cũng không thoải mái bằng chung cư cao cấp.
Sau đó Đào Mộ làm ở Dạ Sắc còn quen biết thêm vài người mẫu trẻ thường đến đây chơi. Những người mẫu nhỏ đó rất thân với cậu, vì vậy họ khuyến khích cậu đi làm người mẫu, mặc quần áo quảng cáo cho những người bán hàng trực tuyến. Đào Mộ bề ngoài đẹp, là móc áo trời sinh, mặc phong cách gì cũng đẹp, những thương nhân trực tuyến đều rất thích thuê cậu. Đáng tiếc Đào Mộ đi không đúng lúc, cậu đi vào mùa đông, mà trong một studio không có hệ thống sưởi ấm, phải cởi trần để chụp ảnh, sau khi chụp ảnh trong vài giờ liền, khi về nhà, Đào Mộ lạnh đến mức hắt hơi và phát sốt. Mấy ngàn đồng vừa kiếm được đều dùng để mua thuốc.
Lúc Mạnh Tề chăm sóc cậu thì thuận tiện quở trách cậu ngu ngốc, có phúc không biết hưởng. Sau này cứ ở trong bếp Dạ Sắc tốt hơn nhiều, cả đêm nấu không có bao nhiêu món đã kiếm được một đống tiền. Tốt hơn nhiều so với ra ngoài vào mùa đông chịu lạnh.
Khi đó Đào Mộ còn rất đơn thuần, không nghe ra ý của Mạnh Tề và Lưu Diệu là lo lắng giới người mẫu quá loạn, lo đứa nhỏ không ở dưới mí mắt của bọn họ sẽ nhiễm cái xấu. Nên không muốn cậu kết giao với những người mẫu kia.
Đào Mộ cảm thấy làm người mẫu rất vất vả, rất không vui. Vì vậy sau đó những người mẫu đó lại gọi cho cậu, cậu không đi nữa. Nhưng Đào Mộ lại bắt đầu có hứng thú với chụp ảnh. Cậu đến gặp nhiếp ảnh gia, nhờ người ta dạy cậu chụp ảnh. Sau khi học xong thì làm việc bán thời gian trong studio của nhiếp ảnh gia kia. Nhiếp ảnh gia kia rất có tiếng trong giới, thỉnh thoảng sẽ chụp poster cho minh tinh. Hắn để Đào Mộ làm trợ thủ, Đào Mộ cũng theo đó mà tiếp xúc với điện ảnh truyền hình.
Lúc đó Đào Mộ đang học năm ba cấp ba. Cậu vốn định sau khi tốt nghiệp sẽ không học đại học, trực tiếp đi làm công. Dù sao cậu cảm thấy học đại học không thể nào kiếm được nhiều tiền như bây giờ. Kết quả nhiếp ảnh gia kia, còn có trợ lý của công ty quảng cáo đều kiến nghị Đào Mộ ghi danh trường học phim ảnh. Còn nói vẻ ngoài Đào Mộ rất đẹp, trông như minh tinh, chỉ cần học đại học chính quy, chắc chắn có thể làm đại minh tinh.
Đào Mộ bị đám người này lừa đi báo danh năng khiếu. Đậu cả Kinh Ảnh và Yến Ảnh. Cuối cùng thì chọn Kinh Ảnh — — Do ông Tống không đồng ý cho cậu làm diễn viên, vì ông thấy nghề này rất không đáng tin. Sau đó hỏi thăm khắp nơi, biết sinh viên sau khi tốt nghiệp Kinh Ảnh, người vô dụng nhất cũng có thể làm diễn viên kịch nói, ngoài ra còn có một hệ thống trả năm năm bảo hiểm xã hội và một quỹ nhà ở. Vẫn tốt hơn nhiều so với Yến Ảnh, sinh viên ra trường đều không được đi đóng phim truyền hình, chỉ có thể đổi nghề hoặc đi đóng diễn viên quần chúng.
Đào Mộ và ông Tống cãi nhau đến đau đầu, khó lắm ông Tống mới chịu hòa hoãn, cậu không thèm nghĩ xem Kinh Ảnh có hợp với mình hay không, trực tiếp báo danh Kinh Ảnh.
Sau đó nữa, cậu đến trấn H dạo một vòng, như thể sau một đời, cậu lại trở về Yến Kinh, nhận hai người cha, một người gia gia. Sau đó lại nhớ đến những chuyện xưa có thêm một lớp filter, cậu không hề cảm thấy khổ sở chút nào. Một nhánh lục bình luôn phiêu bạt khắp nơi cuối cùng cũng tìm được mảnh đất cho riêng mình, như một cái cây lớn bén rễ, từ từ nảy mầm, sinh sôi nảy nở.
Ánh trắng yên tĩnh xuyên qua cửa sổ, im ắng chiếu vào căn phòng phía tây.
Trong lúc ngủ mơ, hai hàng lông mày của Đào Mộ giãn ra, khóe miệng cong lên như vầng trăng khuyết trên bầu trời cao.
Một giọt nước mắt yên lặng rơi xuống từ khóe mắt, thấm vào gối rồi không thấy đâu nữa.
Đào Mộ mơ mơ màng màng ngủ say. Trong mơ có Tống lão gia tử, có ba Diệu ba Tiểu Tề ca của cậu, có viện trưởng Đào...
Đều là người thân của cậu cả.