Thiên Âm Giới - Vạn Kiếp Lưu Duyên

Chương 55: Thôn Vĩnh Dạ (3) - Câu chuyện của vùng đất cấm.


Nhóm bạn trẻ nghe ông Kỳ kể chuyện rất say sưa. Họ trong thoáng chốc bỗng như quên đi hết tất cả. Quên đi mục đích khi tìm đến đây, quên đi sự phòng bị ngầm đối với dân làng lúc ban đầu của mình, quên đi hoàn cảnh hiện tại bản thân đang mắc phải. Họ muốn nghe thêm nữa về nguồn gốc và những câu chuyện liên quan tới ngôi làng này.

"Sau đó thì thế nào ạ?". Phúc nóng lòng hỏi khi thấy ông Kỳ im lặng mãi không kể tiếp.

Ông Kỳ liền bật cười. "Mấy đứa nhóc này giống ta hồi đó thật đấy"

Nói xong ông lại kể tiếp.

Sau đó à?

Sau đó bọn ta được chỉ dạy rất nhiều cách đặt bẫy, phục kích của quân dân ta ở dưới xuôi.

Khi áp dụng vào thực tế lần đầu tiên. Dân làng ai cũng hồi hộp và lo lắng lắm. Lúc đó, mặc dù mới chỉ mười tuổi thôi nhưng mà những đứa trẻ trong làng cũng rất hăng hái tham gia chuẩn bị và phụ giúp cho người lớn làm công tác phục kích.

Tháng mười năm ấy, gió trên rừng thổi rất mạnh, mạnh hơn mọi năm rất nhiều. Những trận rét căm căm ở trên rừng như vậy mà bốn người kia không ai than vãn lấy một lời nào khiến dân làng, đặc biệt là những người trong thế hệ của bọn ta rất nể phục những con người phi thường ấy.

Hôm rằm tháng mười, toán lính Mỹ kia đã bị bọn ta xử lí sạch sẽ không còn một mống nào. Cuối tháng đó, lại có thêm một tốp lính Mỹ tìm đến. Bọn ta lại tiếp tục phục kích xử lí gọn hết bọn chúng chỉ trong một lần.

Cứ như vậy, quá trình quân giặc đến, bọn ta phục kích cứ lặp đi lặp lại cho tới khi hai người lính trẻ kia ngã xuống trong một lần phục kích ở gần miếu

" Thanh An".

Miếu Thanh An là ngôi miếu hoang ở ngoài bìa rừng. Nơi là nơi để người dân thôn Huyền dâng hương cúng Phật hàng năm. Còn miếu" Thanh Trúc" ở gần đây mới là nơi để thôn Vĩnh Dạ bọn ta dâng hương vào các dịp quan trọng trong tháng và vào các dịp lễ hội lớn.

Nhóm bạn nghe nhắc đến thôn Huyền thì đồng loạt kinh ngạc. "Thôn Huyền ấy ạ?"

Ông Kỳ gật đầu. "Ừ, các cháu chắc không biết, người thôn Huyền bọn họ tuy ẩn cư trên núi nhưng vẫn đều đặn cho những người trẻ xuống núi học tập, từ thời vua Hồ đã thế rồi. Khác hoàn toàn với thôn Vĩnh Dạ bọn ta đấy"



Tuấn gật gù cảm thán. "Bảo sao lại có tới hai cái miếu trên đường đi của bọn mình"

Ông Kỳ bật cười. "Mấy đứa được gặp hai cái miếu như thế là điềm báo gặp phúc đấy. Xưa kia ở miếu Thanh Trúc bọn ta cũng có lưu truyền một câu chuyện tình cảm động lắm. Mấy đứa ai muốn cầu duyên thì đến đó cầu một quẻ đi, linh lắm đấy, ông không nói đùa đâu"

Cả bọn nghe thế thì chỉ biết cười trừ.

Vừa lúc đó, bà Kim Liên - vợ của ông Kỳ, trưởng làng - bê một mâm cơm lớn đi vào.

Quân nhìn đĩa thịt rang toả mùi thơm nồng mũi trên mâm hỏi. "Đây là thịt rang Việt Minh đúng không ạ?"

Bà Liên mỉm cười rạng rỡ. "Còn nhỏ mà giỏi nhỉ? Thịt này là do hai người lính năm nào chỉ dạy, rồi dân làng cứ thế học làm theo đấy. Nghe họ nói cách làm món này là do Bác chỉ dạy, ăn tốn cơm lắm. Vừa ngon vừa tiết kiệm" (

Cả đám trầm trồ khen ngợi rồi cầm đũa nên ăn thử.

Và kết quả là, họ ăn hết hai bát cơm lớn chỉ với vài miếng thịt nhỏ trên đĩa.

Ăn xong cả đám lại được nghe người trong làng lí giải sự bí ẩn ở vùng núi này. Và sự thật lại khiến cả nhóm được thêm một phen đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Họ kể rằng.

Từ những năm nhà Trần suy thoái, vùng núi này bị bỏ hoang, dân làng thôn Huyền đã tìm đến nơi đây để định cư ở ẩn.

Những sự bí ẩn ở nơi này cũng do một tay người thôn Huyền sắp xếp và bày ra để hù doạ người dưới núi. Và cũng để đám người đó không làm việc ác ở nơi này để tích tụ thêm âm khí vốn đã dày đặc nữa.

Về sau, sự xuất hiện của Quỷ bà bà đã khiến nơi đây mang thêm rất nhiều nét tâm linh kì dị.

Vùng núi từ đó bắt đầu xuất hiện rất nhiều âm hồn chết oan, họ lang thang trong vô định rồi còn hoá quỷ cũng không ít.



Nhiều âm hồn không biết nghe tin đồn ở đâu mà tìm ra cái cách cướp hồn đoạt mạng từ người sống để sống lại.

Nhưng thời lượng chỉ được vài ba ngày là xác người sẽ bị hoại tử và không thể dùng được nữa. Nên mới có chuyện nhiều người đi vào nơi này rồi không thấy trở ra nữa.

Bốn người đàn ông năm xưa cũng may mắn là tìm được đến nơi này sớm, chứ không sợ rằng họ cũng bị câu hồn rồi vĩnh viễn không thể thoát ra được rồi.

Kể đến đây, một vài người trong thôn lại rơm rớm nước mắt.

Phương thắc mắc. "Cháu có chuyện muốn hỏi ạ"

"Cháu hỏi đi!"

"Mọi người có biết gì về chuyện của hai cô gái đi theo quỷ bà bà không ạ?"

Một bà lão có tuổi trong làng nghe Phương hỏi thì bỗng họ lên một tràng dài, sau đó bà bắt đầu cất giọng khàn khàn.

"Cháu nói hai chị em trẻ trẻ đi theo quỷ bà bà ấy hở?"

Phương gật đầu. "Dạ phải rồi ạ!"

"À, nếu là họ thì ta biết. Ngày còn trẻ, lúc quỷ bà bà tìm đến đây để săn người, hai chị em họ đã lén giúp dân làng rất nhiều. Tính ra bà lão này còn nợ ơn hai người đó đấy"

Hai chị em Tiểu Nhất núp ở gần đó nghe bà cụ nói thì nước mắt bỗng rưng rưng. Họ nhớ về những ngày đầu tiên mình theo chân quỷ bà bà đi tìm con môi.

Những tháng ngày đó họ vừa đau xót vừa không nỡ ra tay với những người trong làng. Nên lúc nào cũng giả vờ hậu đậu để những người đó bỏ chạy, rồi còn âm thầm giấu đi những đứa trẻ, khong cho quỷ bà bà tìm ra chúng. Nhờ đó mà dân làng hai thôn là thôn Vĩnh Dạ và thôn Huyền đều may mắn sống sót rất nhiều. Họ còn từ đó mà tìm được nơi ẩn náu vô cùng kĩ, nghĩ ra được rất nhiều cách đánh lừa quỷ bà bà.

Nghe bà lão kể xong Phương mới hoàn toàn thở phào ra một hơi. Bởi cô vẫn luôn lo rằng Hạnh và Thuỳ bị hai chị em kia lừa, nhưng lại không dám thể hiện ra quá nhiều. Nay cũng coi như trút được một phần nỗi lo rồi.