Tôi Bị Hệ Thống Check In Du Lịch Trói Chặt

Chương 56: Bắt đầu bằng cái bát


Bảo tàng Nam Kinh có 6 khu vực trưng bày lớn, Đường Tư Kỳ nhanh chóng xem lướt qua các khu vực trưng bày.

Khu lịch sử không cần phải nói nhiều, bên trong có vô số văn vật trân bảo từ thời kỳ viễn cổ đến Đường Tống Nguyên Minh Thanh.

Khu trưng bày đặc biệt là nơi trưng bày văn vật cung đình, Đường Tư Kỳ nhìn thử, thấy chủ yếu là đồng hồ và đồ sứ thời nhà Thanh.

Khu trưng bày nghệ thuật chủ yếu là các tác phẩm thi thư hội họa các triều đại.

Thần kỳ nhất phải kể khu trưng bày số học, thật sự đã lật đổ tất cả tưởng tượng của Đường Tư Kỳ về viện bảo tàng, nơi này dùng các loại ánh sáng, mạng lưới giả lập chuyển động cùng nhau, khiến người bước vào có cảm giác kỳ lạ như đã xuyên qua không gian thời gian.

Đến cả màn hình led phía trên thang máy cũng làm cô cảm giác như vừa bước vào đường hầm thời gian, không thể không nói, viện bảo tàng bây giờ được xây dựng rất tốt.

Trong đó, làm Đường Tư Kỳ thấy hứng thú nhất chính là khu trưng bày di sản văn hóa phi vật thể và khu trưng bày Dân quốc.

Khu trưng bày di sản văn hóa phi vật thể trưng bày các hạng mục di sản văn hóa phi vật thể của các nơi trong tỉnh Giang Tô, có bút lông và đồ thêu của Dương Châu, đồ sơn mài Tô Châu, nghệ thuật cắt giấy và múa rồi bóng Nam Kinh, còn có côn khúc, đàn cổ,…

Đường Tư Kỳ thậm chí còn được nghe trực tiếp vở kịch “Bạch Xà truyện”, cũng là trải nghiệm khá thú vị.

Điều thú vị nhất ở khu trưng bày Dân quốc chính là nơi đây tái hiện lại cảnh tượng và kiến trúc thời kỳ Dân quốc, tạo cảm giác chân thực như vừa xuyên không về thời dân quốc.

Tiệm tạp hóa, tiệm thuốc đông y, tiệm nước có ga, hàng chụp ảnh, thậm chí còn có cả nhà hát lớn hát Bách Nhạc Môn.

Người rất ít khi chụp ảnh như Đường Tư Kỳ cũng tự chụp cho mình vài bức ảnh ở đây.

Sau khi đi dạo khắp bảo tàng Nam Kinh, lúc này Đường Tư Kỳ mới nhớ tới nhiệm vụ của chính mình, cô phải tìm triển lãm có liên quan tới Chu Nguyên Chương.

Chỉ là… phải tìm ở đâu đây?

Ở viện bảo tàng, cách nhanh nhất tất nhiên là tìm nhân viên hướng dẫn để hỏi, Đường Tư Kỳ bèn đi đến khu hướng dẫn tìm một nhân viên đang chuẩn bị làm việc.

"Chu Nguyên Chương… Tôi cũng không nhớ rõ triển lãm nào ở đây có liên quan trực tiếp tới Chu Nguyên Chương. Nhưng mà bạn có thể tìm văn vật thời Hồng Vũ, chắc là sẽ có nhiều đấy!"

Hướng dẫn viên cung cấp hướng tìm kiếm xong thì đeo thẻ công tác lên rồi rời đi.

Đường Tư Kỳ tra cứu thông tin thời Hồng Vũ.

À… Hóa ra Hồng Vũ chính là niên hiệu mà Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sử dụng.

Có manh mối này thì sẽ dễ tìm kiếm hơn nhiều.

Đường Tư Kỳ rất nhanh đã tìm thấy vật triển lãm cấp bảo vật quốc gia đầu tiên có liên quan tới Chu Nguyên Chương.

Ban nãy cô cũng đã đi lướt qua món đồ sứ này, lúc đó cô chỉ cảm thấy hoa văn phía trên rất đẹp, bởi vì không hiểu lắm về đồ sứ nên không nhìn kỹ, vậy mà món đồ sứ này lại có liên quan trực tiếp với Chu Nguyên Chương, Đường Tư Kỳ liền bèn cẩn thận tìm hiểu một phen.

Phía trước bình sứ có giới thiệu, tên là bình hoa mai có nắp Minh Hồng Vũ tráng men đỏ hoa văn tuế hàn tam hữu.

Ừm, tên hơi dài, nhìn qua vẫn không hiểu đấy là cái gì.

Đường Tư Kỳ lại đọc kĩ giới thiệu.

Hiểu rồi, bình hoa mai có nắp - Minh - Hồng Vũ - tráng men đỏ - tam hữu, để dấu gạch như vậy nhìn là hiểu ngay.

Chỉ là… hoa văn này rõ ràng là màu đen mà, tráng men đỏ hẳn phải là màu đỏ chứ?

Đường Tư Kỳ không hiểu nên lại tra cứu thông tin.

Lời giới thiệu nói, kỹ thuật tráng men đỏ ra đời tại trấn Cảnh Đức thời nhà Nguyên, có độ khó cao, bởi vì nguyên lý của tráng men đỏ là dùng đồng để tạo màu, có yêu cầu rất cao đối với nhiệt độ.

Nhiệt độ cao đồng sẽ chạy, trở nên trong suốt, không còn nhìn thấy hoa văn, nhiệt độ thấp đồng sẽ không vui, màu đỏ biến thành màu đen, trông không đẹp.



Vậy nên…

Bảo vật quốc gia thời kì Hồng Vũ trước mặt cô vậy mà lại là sản phẩm lỗi?

Lúc này, vừa đúng lúc có hướng dẫn viên dẫn theo du hách tưới trước quầy triển lãm, hướng dẫn viên nói: "Chiếc bình hoa mai có nắp Minh Hồng Vũ tráng men đỏ hoa văn tuế hàn tam hữu này là cái duy nhất hiện có, chú ý là là chiếc bình hoa mai có nắp tráng men đỏ thời Hồng Vũ duy nhất được bảo tồn hoàn chỉnh. Toàn thế giới chỉ còn một cái, tuy rằng nó có chút tỳ vết, không phải là màu đỏ, thế nhưng bởi vì khó nung và được bảo tồn hoàn hảo nên vào thập kỷ chín mươi liền được bầu làm văn vật cấp quốc gia, là một trong những bảo vật trấn thủ của bảo tàng Nam Kinh. Theo nghiên cứu, món văn vật này được khai quật tại mộ An Thành công chúa – con gái của Vĩnh Lạc đế, là vật bồi táng quan trọng nhất trong mộ, đây là món đồ mà chủ mộ yêu thích khi còn sống, có nhà khảo cổ học đã chứng mình được rằng chiếc bình này là do Chu Nguyên Chương đích thân ban thưởng."

Đường Tư Kỳ vội vàng hỏi: "Xin hỏi hiện nay còn những đồ sứ khác thời kỳ Hồng Vũ không?"

Hướng dẫn viên cười nói: "Câu hỏi rất hay! Mọi người cũng biết, thời kì Hồng Vũ cũng chính là thời kì Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, lúc đó, vì nhà Nguyên độc tài bạo ngược, dân chúng lầm than, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, triều Minh sơ kỳ chính là lúc bách phế đãi hưng, theo lý thuyết đã không có dư lực nung gốm sứ. Thế nhưng có vẻ như ông lại cực kỳ yêu thích đồ sứ, năm Hồng Vũ thứ hai đã xây 20 lò nung sứ ở trấn Cảnh Đức, tuy rằng đồ sứ còn đến hiện tại không nhiều, nhưng đồ gốm men ngọc thời Hồng Vũ lại rất nổi tiếng."

Có du khách hỏi: "Tại sao Chu Nguyên Chương lại yêu thích đồ sứ?"

Hướng dẫn viên cười thần bí: "Đoạn tiếp theo đây là suy nghĩ cá nhân của tôi, có lẽ việc này có liên quan tới một chuyện vui về Chu Nguyên Chương."

Có người nhỏ giọng: "Một cái bát khởi đầu."

Tất cả mọi người ở đó đều cười.

Hướng dẫn viên cũng cười: "Đúng rồi, chính là chuyện này, một cái bát khởi đầu, mọi người đều biết, lúc còn bé ông ăn xin để sống, thường thường bởi vì không có ăn nên đói bụng đến hoa mắt. Trong Minh triều dã sử có ghi chép, một người phụ nữ từng từng cho ông một bát nước cơm lúc ông đói bụng sắp chết, mà cái bát nước cơm này chính là bát sứ Thanh Hoa. Mà quả phụ cho ông nước cơm kia là Hồ Thị, theo lời đồn đã trở thành tình đầu của ông, còn có lời đồn rằng sau khi Chu Nguyên Chương đổi đời đã quay lại nạp Hồ Thị."

Oa, nghe kiểu dã sử này đúng là… kích thích.

Hướng dẫn viên rất nhanh đã quay lại chủ đề chính: "Tiếp theo chúng ta cùng xem gốm men ngọc thời kỳ Minh Hồng Vũ Chu Nguyên Chương (2), gốm men ngọc này có chứa những đặc điểm thời nhà Nguyên, đồng thời cũng có chỗ khác biệt."

Đường Tư Kỳ theo hướng dẫn viên đi tham quan đồ sứ thời Hồng Vũ, nghe không ít dã sử về tuổi thơ của Chu Nguyên Chương, vậy nên cũng hình thành ấn tượng ban đầu về vị hoàng đế này.

Xuất thân hương dã, xin cơm mà sống, tri ân báo đáp, trong lòng Đường Tư Kỳ hiện lên mấy từ then chốt.

Đúng rồi, không biết có thể check in những món đồ sứ thời Hồng Vũ thời này không? Đây cũng được xem là văn vật có liên quan đến Chu Nguyên Chương mà.

Đường Tư Kỳ thử check in.

[Chúc mừng ký chủ check in "Gốm men ngọc Hồng Vũ" thành công, đạt cấp A, nhận được 1 viên kim cương, 500 đồng vàng, 24 giờ thời gian sống.]

Oa, được thật này!

Hôm nay đã nhận được 1 viên kim cương, hiện tại cô có tổng cộng có 3 viên, hôm nay dùng một viên để kéo dài thời gian khuyến mãi xong sẽ còn lại 2 viên, quá đỉnh!

Đường Tư Kỳ tiếp tục đi dạo, có kinh nghiệm thành công ban nãy, cô muốn tìm thêm càng nhiều văn vật thời kì Hồng Vũ, nhưng lại bất ngờ thấy thêm một văn vật cấp quốc gia.

Lần đi dạo thứ nhất Đường Tư Kỳ đã dừng lại trước văn vật này rất lâu, lúc nhìn thấy nó lần thứ hai, Đường Tư Kỳ vẫn không dời mắt nổi như cũ.

Mỗi lần nhìn thấy nó, Đường Tư Kỳ đều có cảm giác rất thần kỳ, giống như nó có một sức hấp dẫn không tên, khiến người ta phải ngắm nhìn.

Nó chính là cổng vòm tháp lưu ly Báo Ân Tự.

Rốt cục là đẹp đến mức nào thì chỉ có thấy tận mắt mới có thể cảm nhận được.

Lần thứ hai đi qua cổng vòm tháp lưu ly Báo Ân Tự, Đường Tư Kỳ thực sự cảm thấy hứng thú, cô lấy điện thoại ra quét mã nghe giới thiệu.

Vừa nghe giới thiệu, Đường Tư Kỳ bỗng thấy thật là khéo!

Đây chính là một phần của tháp lưu ly trong chùa miếu mà Minh Thành Tổ Chu Lệ xây dựng, lại còn liên quan đến Chu Nguyên Chương!

Minh Thành Tổ Chu Lệ là con trai của Chu Nguyên Chương, ông xây nơi này để tưởng nhớ phụ mẫu của mình là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng Hậu, vì báo đáp phụ mẫu nên nơi này được đặt tên là Báo Ân Tự.

Mà tháp lưu ly trong chùa cao 78,2m, tất cả đều dùng lưu ly dựng nên, lúc xây xong, nó trở thành kiến trúc cao nhất Trung Quốc, là một kỳ tích lớn trong lịch sử kiến trúc thế giới.

Cảnh tượng đồ sộ nhất chính là mỗi ngày sẽ có 100 cây đèn được thắp lên ở đỉnh tháp, chiếu sáng toàn bộ thân tháp, cách mười dặm vẫn có thể thấy được.

Lúc đó, câu chuyện về tháp lưu ly truyền tới Châu Âu, Andersen viết chuyện này vào “Hoa viên thiên quốc”, vậy là truyền thuyết về tháp lưu ly bắt đầu nổi tiếng ở Châu Âu.



Tiếc là tháp lưu ly giống như truyền thuyết này đã lụi tàn trong ngọn lửa khi Thái Bình Thiên Quốc đánh vào Nam Kinh, truyền thuyết bị hủy diệt, bây giờ tháp lưu ly chỉ còn dư lại một cái cổng vòm

"Aizzz… Đúng là quá đáng tiếc!"

Chỉ nhìn cổng vòm đã khiến người ta thấy đẹp đến nghẹt thở, không biết nếu tháp lưu ly còn tới ngày nay thì sẽ đẹp đến mức nào.

Vừa nghĩ tới mỗi khi gió nhẹ thổi qua, chuông gió treo dưới hiên vang lên tiếng kêu êm tai, trời vừa tối, ngọn đèn thắp lên chiếu sáng cả tòa tháp, Đường Tư Kỳ bỗng nảy sinh mong muốn mãnh liệt mong được nhìn thấy cảnh tượng đó.

Tiếc là… Không thể lưu giữ lại.

Đường Tư Kỳ thở dài, tiếp tục nghe.

Mấy câu giới thiệu tiếp theo làm nắm đấm của Đường Tư Kỳ cứng lên.

Một vài bộ phận của tháp lưu ly Báo Ân Tự hiện đang ở viện bảo tàng của nước Anh.

A! Tức giận!

Văn vật của Trung Quốc tại sao lại ở bảo tàng Anh!

Nếu đòi được về thì tốt!

Đường Tư Kỳ đi vài vòng quanh cổng vòm tháp lưu ly Báo Ân Tự, cô muốn thử check in, nhưng hệ thống lại hiện thông báo.

[Ở đây chỉ có thể check in bảo tàng Nam Kinh, xin hỏi có muốn tiếp tục check in hay không?]

Đường Tư Kỳ:…

Gì vậy, cổng vòm tháp lưu ly đẹp như thế, đây là bảo vật quốc gia đó! Hơn nữa là con trai Chu Nguyên Chương xây dựng để tưởng nhớ ông! Tại sao lại không được tính?

[Đề nghị ký chủ tới Báo Ân Tự rồi lại thử check in.]

Đường Tư Kỳ: Ồ…

Được rồi, nói vậy hình như cũng đúng, Chu Lệ không chỉ xây tháp lưu ly để tưởng nhớ phụ mẫu mà còn có cả Báo Ân Tự, cho nên muốn check in lấy kim cương thì phải đến Báo Ân Tự mới được, cũng không biết ngôi chùa này giờ ra sao.

Đường Tư Kỳ tiếp tục tìm kiếm văn vật thời Hồng Vũ trong viện bảo tàng.

Kết quả cô thật sự tìm thấy một cái!

Tấu sớ thời Hồng Vũ!

Tấu sớ cũng chính là công văn thời cổ đại, còn gọi là tấu nghị, tấu chương.

Tấu sớ này còn được bảo tồn đến bây giờ đúng là lợi hại!

Liên quan tấu sớ, trong giới thiệu cũng nói đến không ít chuyện về Chu Nguyên Chương.

Có người nói, vì Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo khó, đã từng làm hòa thượng, vì nên trong tấu chương không thể xuất hiện bốn chữ “tặc, tăng, nghèo, trọc”.

Nếu tấu sớ xuất hiện bốn chữ này nghĩa là người đó đang châm chọc xuất thân của ông, nhẹ thì bỏ mệnh, nặng thì xét nhà diệt tộc.

Ờm…

Đường Tư Kỳ nghe vậy thì cau mày, ấn tượng tốt với vị Hoàng Đế này khi trước không còn chút nào, tàn bạo vậy ư?

Nhưng điều làm cô hài lòng chính là sau khi nghe thuyết minh về tấu chương thời Hồng Vũ, cô lại thử check in thêm lần nữa.

Lại nhận được một viên kim cương!