Trọng Sinh Chi Như Nguyệt

Chương 11


Trong dịp Tết, trong phủ có rất nhiều việc, người đến người đi, lịch trình của xe ngựa khá kín, không có chỗ cho Như Nguyệt sử dụng. Những ngày này, số điểm của Như Nguyệt hoàn toàn phụ thuộc vào đứa cháu nhỏ vừa mới học lật người.

May mắn rằng đứa cháu rất ngoan, tiểu cô hết ôm lại hôn cũng không quấy khóc, chỉ thích ngủ, mỗi lần ngủ tầm ba tiếng.

Hách Như Nguyệt không nỡ quấy rầy, chỉ có thể ngồi nhìn điểm số tăng lên như rùa bò.

Cuối cùng nàng cũng chịu đựng được qua hết Tết Nguyên tiêu, xe ngựa đã thảnh thơi. Nhưng Đại Phúc Tấn và Đồng Giai thị lại bắt đầu thường xuyên đưa nàng đến các cuộc gặp gỡ khác nhau.

Hách Như Nguyệt từ chối không được, phải cắn răng đi theo. Hôm đó là mừng thọ của lão thái thái Phú Sát thị, Đại Phúc Tấn và Đồng Giai thị đưa Hách Như Nguyệt đến từ rất sớm.

Lão phu nhân Phú Sát thị khi còn trẻ là một mỹ nhân nổi tiếng, anh hùng quý mến anh hùng, mỹ nhân cũng yêu thích mỹ nhân, đặc biệt là trưởng bối đối với vãn bối.

Lão phu nhân vừa nhìn thấy Hách Như Nguyệt liền yêu thích không rời mắt, không ngừng khen ngợi vẻ đẹp của nàng, thậm chí còn gọi nàng đến, tháo chiếc vòng tay ngọc bích có chất nước cực tốt đeo vào cổ tay nàng.

Lời của trưởng bối không tiện từ chối. Hách Như Nguyệt cũng không ngại ngần, nói vài lời tạ ơn rồi nhận lấy.

Lão phu nhân khen nàng giáo dưỡng tốt, đoan trang hiền thục, miệng lại rất ngọt. Hách Như Nguyệt chớp mắt, thầm nghĩ ở đây nhất định có chuyện gì đó.

Quả nhiên, sau khi gặp lão phu nhân và hành lễ với Đại thái thái Phú Sát thị, Đại thái thái liền gọi nữ nhi của mình tới và nói với Đại Phúc Tấn: “Chúng ta ở đây nói chuyện của chúng ta, không cần phải để mấy cô nương ở đây buồn bực. Đúng dịp xuân tới hoa nở, để bọn chúng tới hậu viên chơi đi“.

Đại Phúc Tấn đồng ý, sau khi nhẹ nhàng nói với Hách Như Nguyệt vài lời, bà mới để nàng rời đi.

Trước khi rời đi, Hách Như Nguyệt nhìn Đồng Giai thị đang ngồi bên cạnh Đại Phúc Tấn, Đồng Giai thị nháy mắt nhắc nhở nàng, Hách Như Nguyệt nói: “...”

Buổi xem mắt đã kết thúc.

Gia tộc Phú Sát là một trong tám họ lớn ở Mãn Châu, đồng thời cũng là quý tộc Thượng Tam Kỳ.

(Thượng Tam Kỳ: “Mãn Châu bát kỳ” được chia ra theo thứ tự: “Mãn quân kỳ” đứng đầu, sau đó đến “Mông quân kỳ” và cuối cùng là “Hán quân kỳ“. Mỗi kỳ quân lại chia ra tám thứ bậc: Thượng tam kỳ (Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ), Hạ ngũ kỳ (Chính lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương hồng kỳ và Tương lam kỳ). Nếu gia tộc của một người được xếp vào đài kỳ càng cao thì vị thế trong xã hội của người đó sẽ càng cao quý. Ngoài ra, còn có một tầng lớp khác là “Bát kỳ bao y” (hay còn được gọ là “Nội Bát kỳ”) : Giai cấp chuyên hầu hạ các Hoàng đế, tôn thất vương công, v, v)

Tuy nhiên, gia tộc Phú Sát cũng phân thành nhiều chi, chi mà bà đến thăm hôm nay thuộc hàng phổ thông.

Nhưng Hách Như Nguyệt biết rằng ngay cả chi Phú Sát này rất bình thường thì Đại Phúc Tấn và Đồng Giai thị cũng phải rất vất vả cầu đến.

Dù sao Nạp Lan đã bị bệnh mấy tháng, mặc dù gia đình Nạp Lan đã rất giữ thể diện cho nàng, nhưng cũng không thể ngăn cản mọi người đàm tiếu về nàng. Chuyện mệnh cứng khắc phu của nàng lại một lần nữa trở thành đề tài nghị luận của mọi người, nhất thời có đủ kiểu nói về nàng.

Tam thúc Sách Ngạch Đồ của nàng rất có năng lực, mặc dù Khang Hy không hài lòng với việc rút phiên chư hầu, nhưng ông vẫn tìm cách bù đắp được, khiến gia tộc Hách Xá Lí trở nên nổi bật hơn.

Cộng thêm, mạch tượng long thai của hoàng hậu vẫn rất ổn định, hai tháng nữa là lâm bồn, rất có thể sẽ sinh ra đích trưởng tử của hoàng đế, vị đích trưởng tử này rất có thể sẽ được lập làm Thái tử. Ôm đùi gia tộc Hách Xá Lí tương đương với việc ôm đùi của vị hoàng đế tương lai.

Thời điểm này có rất nhiều người đến ôm đùi.

Gia tộc Phú Sát cũng không tránh khỏi điều này.

“Nhị ca, sao ca lại chạy tới hậu viện thế?” Vị cô nương Phú Sát thị đi theo bồi nàng ngắm hoa quả nhiên có đôi mắt tinh tường. Khi Hách Như Nguyệt bước vào vườn, nàng chỉ nhìn thấy một cánh đồng vàng, nhưng lại không nhìn thấy mọt vị huynh trưởng đang tựa lưng vào một cái cây lớn để đọc sách.

Hiện tại đang là tháng ba, thời tiết vẫn rất lạnh, vị thiếu gia gia tộc Phú Sát lại ra vườn đọc sách thay vì đọc ở trong thư phòng là điều bất thường.

Kỹ năng diễn xuất của nam tử trẻ tuổi rất tốt, khi bị phát hiện, liền quay lại nói: “Trong nhà đốt địa long nóng quá, đầu óc ca có chút nặng, nên ra ngoài hít thở chút không khí“.

Ánh mắt tự nhiên rơi trên người Hách Như Nguyệt, hơi sững lại một chút, sau đó hắn mới tự nhiên hỏi muội muội của mình: “Vị này là?”

Nghe muội muội hắn giới thiệu: “Đây là Nhị cô nương của gia tộc Hách Xá Lí“.

Trước khi Hách Như Nguyệt kịp phản ứng, thanh niên trẻ tuổi đã đưa chắp tay và nói: “Phú Sát Mã Tề, gặp qua Nhị cô nương“.



Hách Như Nguyệt: “...”

Chà, nàng đánh giá thấp thực lực của gia tộc Hách Xá Lí, đồng thời cũng đánh giá thấp khả năng của Đại Phúc Tấn và Đồng Giai thị.

Nếu nàng nhớ không lầm thì thời nhà Thanh chỉ có một Phú Sát Mã Tề.

Người này thăng tiến nhanh chóng vào giữa và cuối triều đại Khang Hy, làm quan tới chức Vũ Anh điện Đại học sĩ, đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp. Khi cửu long đoạt vị (9 hoàng tử tranh giành ngai vàng), ông là một thành viên kiên cường của Đảng Bát Gia. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai sau khi Khang Hi băng hà, ông được Hoàng đế Ung Chính, người chưa kế vị ngai vàng, bổ nhiệm làm đại thần và ông luôn được trọng dụng.

Ung Chính năm thứ năm, nữ nhi của Tứ đệ Mã Tề được gả cho Bảo Thân vương, người lúc đó còn chưa được sắc phong là Thái tử, trở thành Đích Phúc Tấn của Bảo Thân Vương, cũng tức là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu.

Ông chết vì bệnh, thọ 88 tuổi, làm Đại học sĩ hơn ba mươi năm. Hoàng đế Càn Long rất quý trọng ông, sau khi ông qua đời được ban thưởng tang lễ và truy phong là Thái Phó. Nhiều năm sau, ông được thờ ở chùa Hiền Lương. Năm Càn Long thứ mười lăm, ông được phong tước hiệu Đôn Huệ.

Lúc này, Phú Sát Mã Tề đang đứng cạnh một bụi hoa nhài đông cao rậm, chắp tay về phía nàng. Hách Như Nguyệt dường như đã nhìn thấy cuộc sống êm đềm và viên mãn của người trước mắt này.

Huynh ấy không có mệnh cứng như Nạp Lan, ngược lại mệnh rất tốt, sống rất thọ.

Vừa nghĩ, Hách Như Nguyệt vừa nhẹ nhàng phúc thân đáp lễ: “Phú Sát công tử có lễ rồi“.

Vừa ngước mắt lên, hắn liền thấy người trước mặt còn thanh tú hơn hoa, Phú Sát Mã Tề ho nhẹ một tiếng rồi quay đi.

Sau đó, cô nương gia tộc Phú Sát mượn cớ rời đi, để huynh trưởng thay mình dẫn Như Nguyệt đi dạo trong hậu viện, tình chàng ý thiếp, nói chuyện rất vui vẻ.

Khi trở về, Đồng Giai thị đã chủ động lên xe của Hách Như Nguyệt, mỉm cười hỏi nàng xem nàng có tình cờ gặp ai khi đi dạo trong hậu viên hay không. Hách Như Nguyệt không giấu giếm: “Nhị công tử nhà Phú Sát rất tốt, chọn huynh ấy“.

Đồng Giai thị nghe Hách Như Nguyệt nói: “Chọn huynh ấy”, không hiểu sao trong lòng nàng có chút bất an, cô luôn cảm thấy ba chữ này không may mắn.

A Tiến lúc đó cũng đang phục vụ trên xe, nghe được những lời này, nàng gần như nhảy dựng lên. Nạp Lan công tử mới bị bệnh còn chưa được bao lâu, tình cảm của cô nương đã di dời sang người khác rồi?

Đã có kinh nghiệm của lần trước, lần này A Tiến không còn khẩn trương nữa. Nghĩ tới đầu của mình và của mười người thân, nàng quyết định tiếp tục viết một bức mật thư khác gửi đến hoàng cung.

Đêm đó, sau khi Khang Hy duyệt xong tấu chương, hắn nhận được tin mật của ám vệ gửi đến, tức giận cười: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu“. (Người con gái xinh đẹp thục đức, sẽ trở thành người bạn đời tốt mà người quân tử truy cầu).

Nói xong, hắn ném mật thư cho Lương Cửu Công.

Lúc Lương Cửu Công cầm lấy mật thư, lén lút nhìn thoáng qua, phát hiện mình không hề quen biết người này, mặc dù họ họ Phù Sát, nhưng có lẽ cũng chỉ là một người vô danh mà thôi.

Có vẻ như sau khi hôn sự với của gia tộc Nạp Lan thất bại, gia tộc Hách Xá Lí đã chủ động hạ thấp tiêu chuẩn khi bàn chuyện hôn sự cho Nhị cô nương.

Trong chớp mắt, mật thư bị cháy rụi, biến thành làn khói trắng tiêu tan trong không trung. Đột nhiên, hoàng đế lặng lẽ nói: “Chuyện này cũng không được“.

Lương Cửu Long biết ai là người làm điều đó trong sáu năm qua.

Nhưng ông lại không dám nói ra.

“Sao thế, ngươi không nhớ cái tên Phú Sát Mã Tề này sao?”

Lúc này trong Ngự Thư Phòng chỉ có hai người là Khang Hy và Lương Cửu Công. Mặc dù, Khang Hy không nhắc đích danh, nhưng Lương Cửu Cung biết là đang hỏi ông.

Nhưng vị Phú Sát Mã Tề này từ lúc nào đã xuất hiện trong cuộc đời ông thế, vị thần nào đi qua có thể cho ông một gợi ý được không?

Tất nhiên là không có ai có thể giúp ông, Lương Cửu Công chỉ có thể cắn răng trả lời: “Bệ hạ, nô tài trí nhớ không tốt, xin hoàng thượng nhắc nhở“.

Lúc này Khang Hy mới ngước mắt lên nhìn ông, trên mặt lộ ra vẻ căm hận: “Là vị ấm tôn của Quốc Tử Giám. Năm trước, Sách Ngạch Đồ tiến cử hắn vào Bộ Công với tư cách là Viên Ngoại Lang, năm ngoái được điều chuyển sang làm Tá Lĩnh.



Hóa ra hắn ta được Sách Ngạch Đồ tiến cử, chẳng trách hắn ta dám mạo hiểm kết hôn với Nhị cô nương của gia tộc Hách Xá Lí, là một con sói, vì thăng quan tiến chức đến mạng cũng không cần.

Nhưng đây cũng là chuyện của năm trước, hoàng đế làm sao vẫn còn nhớ được. Ông biết hoàng đế vốn có trí nhớ rất tốt, không ngờ lại tốt như vậy.

“ Bệ hạ, nô tài nhớ ra rồi “. Lương Cửu Công vội vàng xin lỗi.

Kỳ thật ông cũng không nhớ ra gì cả, nhưng hoàng đế sẽ không truy cứu. Lúc này hoàng đế chỉ muốn tìm người để nghe mình nói, cũng không cần phải hợp tác quá mức.

Quả nhiên, hoàng đế mơ hồ hỏi:“ Ngươi cảm thấy người này thế nào? Hắn có xứng với nàng không? “

Vừa rồi người cũng đã không được rồi, ông có mấy cái đầu chứ để nói chữ” được “kia chứ, Lương Cửu Cô g cố ý dừng một chút, hàm hồ trả lời:“ Nô tài cảm thấy người này không xứng “.

Chẳng có lý do gì hết, nếu hoàng đế cho rằng ngươi không xứng tức là ngươi không xứng, xứng cũng không xứng.

Ngoại trừ hoàng đế, không ai xứng với Nhị cô nương của gia tộc Hách Xá Lí.

Ngay trước lễ Thanh Minh, gia tộc Phú Sát lại tổ chức một bữa tiệc thưởng hoa khác. Đại Phúc Tấn, Đồng Giai thị và Hách Như Nguyệt đều được mời.

Trong bữa tối, lão thái thái nắm lấy tay Hách Như Nguyệt và hỏi nàng có muốn tới phía Nam sống hay không. Trước khi Hách Như Nguyệt bày tỏ thái độ, Đại Phúc Tấn đã lên tiếng trước:“ Đang yên lành, sao Lão thái thái lại nói đến chuyện này? “

Lão thái thái cười:“ Nói thật với Đại Phúc Tấn, Mã Tề vừa mới được chuyển đến Hộ Bộ, được điều tới Vu Hồ thu thuế “.

Mí mắt Đại Phúc Tấn giật giật:“ Mất bao lâu thì được hồi kinh? “

Lão thái thái nhìn Hách Như Nguyệt lắc đầu:“ Khó mà nói, có lẽ là ba đến năm năm, cũng có thể là tám năm, mười năm “.

Tính toán thời gian, không đầy hai tháng nữa hoàng hậu sẽ sinh con. Sau khi nàng cứu mạng hoàng hậu có thể cùng Mã Tề đi phương nam sinh sống.

“ Khi nào thì Nhị công tử đi nhậm chức? “Hách Như Nguyệt hỏi.

Nàng hi vọng có thể định ra hôn sự trước khi Nhị công tử rời đi.

Nhưng lão thái thái lại nói:“ Hộ Bộ thúc giục khẩn trương. Ngay ngày mai phải lên đường “.

“ Ngày mai? Tại sao lại vội vàng như vậy? “Cái gì cần ưu tiên thì nên ưu tiên, trong lòng Đại Phúc Tấn lặng lẽ gạch đi mối hôn sự này.

Bà chỉ có hai cô con gái, Đại cô nương gả vào cung làm hoàng hậu. Mỗi năm khó lắm mới được gặp vài lần, bà định giữ Nhị cô nương bên mình.

Nếu không phải tất cả nam tử của gia tộc Phú Sát đều làm quan ở kinh thành, cộng thêm động cơ này của Đại Phúc Tấn, thì gia tộc Hách Xá Lí làm sao có thể gả nữ nhi cho một tiểu Tá Lĩnh nhỏ nhoi?

Hách Như Nguyệt lại rơi vào trầm tư. Ngay cả nàng, một người theo chủ nghĩa duy vật, cũng bắt đầu nghi ngờ nhân sinh, nguyên chủ rốt cuộc mệnh thiên sát cô tinh cỡ nào vậy? Nàng hết lần này đến lần khác bỏ lỡ một hôn nhân hạnh phúc.

A Tiến đứng gần đó thầm mừng rỡ, đầu của nàng đã được cứu, mười người thân cũng vậy.

“ Chuyện trong nha môn ai có thể nói rõ ràng“.

Lão thái thái hiểu tâm tình của Đại Phúc Tấn. Dù cho Nhị cô nương nhà Hách Xá Lí mệnh cứng khắc phu, thì nàng vẫn là cháu gái của Sách Trung Đường, muội muội ruột của hoàng hậu, việc hôn sự cũng phải lo lắng quá mức.

Tuyệt đối không cần phải gả cho một tiểu quan nhỏ bé, đi chịu khổ ngàn dặm.

Cuộc hôn nhân này gần như đã thất bại.

Tác giả có lời muốn nói:

Hách Như Nguyệt: Cái gì, hoàng hậu phượng thể bất an?