Trọng Sinh Chuộc Tội Với Vợ Và Con

Chương 95: Đặng Thúy Hồng


Giang Châu cho rằng giá như vậy đã là đủ cao.

Không có lý nào mà hai anh em kia không động tâm.

Giang Minh nghe Giang Châu giải thích, cũng không nói thêm gì nữa.

Anh dừng lại một chút rồi đột nhiên nói: "Nếu họ lại giật mất mối làm ăn thì sao?!"

Hai cái tên khốn này.

Khẳng định là chỉ mua được của chúng một thời gian ngắn, sau đó bọn chúng kiểu gì cũng xé lẻ đi bán riêng!

"Em có thể giải quyết việc này."

Giang Châu cười cười rồi đứng lên, vỗ nhẹ vào lưng Giang Minh.

"Chờ bọn họ thu được đồ thì nói tiếp, cứ yên tâm."

Giang Minh cảm thấy khá là nghi hoặc.

Nhưng Giang Châu lúc này cũng không nói nữa, cũng không hỏi được.

Giờ hai anh em đang lái xe lừa lần lượt đến các thôn khác thu gom lươn.

May mắn thay, không có nhiều người dừng lại ở lối vào của thôn.

Đến chiều, cả hai vẫn thu được hơn 600 cân lươn.

Lợi nhuận của đống lươn này đủ để nuôi sống gia đình trong một khoảng thời gian.

Đoàn Đoàn Viên Viên thì đang nằm trên xe lừa mà ngủ thiếp đi.

Giang Châu khoác chiếc áo khoác mà hắn đang mặc cho hai tiểu bảo bối.

Hắn để Giang Minh đưa hai đứa nhỏ về nhà.

Khi đi qua cổng làng, hắn nhảy xuống vẫy tay với Giang Minh.

"Anh cả! anh về trước đi, em đi đón Mộng Ly!"

Giang Minh gật đầu.

Lái xe lừa đi.

Giang Châu thuận theo sườn dốc mà đi xuống, cuối sườn dốc là nhà dì Trương.

Gia đình dì Trương hẳn là gia đình giàu có nhất thôn Lý Thất.

Người đàn ông trong nhà là bí thư của thôn, hai năm sau khi có chính sách mở rộng, nghe nói ông ta tìm được đường lên tận quận huyện, hai năm nữa ông ta làm ăn cũng rất phát đạt.

Nhà xây mới có mái ngói rộng, những ngày mưa lũ không còn phải trèo lên mái lợp thêm rơm rạ nữa.

Trong nhà cũng mua được một chiếc máy khâu hồ điệp bằng vé cung ứng, mỗi ngày máy khâu đều quay đều, tiếng quay của bánh xe có thể thu hút một đám tiểu cô nương trong thôn.

Vào thời đại này, món quà hồi môn danh giá nhất dành cho các cô gái đi lấy chồng là một chiếc máy khâu.

Khi tìm người kết hôn, điều kiện đầu tiên là phải xem đối phương có máy khâu ở nhà hay không.

Tóm lại, máy khâu là thứ xa xỉ bậc nhất trong lòng phụ nữ thời đại này.

Khi Giang Châu đến nhà dì Trương, hắn nhìn thấy một nhóm tiểu cô nương đang tụ tập ở cửa, đang nhìn vào bên trong thăm dò.

Tiếng máy may trong phòng vẫn đang vang lên đều, mấy tiểu cô nương nhìn thấy Giang Châu đi tới thì nhanh chóng cúi đầu, lùi lại vài bước.

Giang Châu cũng tự giác giữ một khoảng cách nhất định.

Khoảng nửa giờ sau, đã thấy cửa buồng trong mở, Liễu Mộng Ly xách túi vải bước ra.

Mắt cô đỏ hoe.

Cúi đầu.

Cô bặm môi, sắc mặt có chút khó coi.

Dường như cô vẫn chưa thấy Giang Châu.

Cô đi vút qua Giang Châu chuẩn bị rời đi, thế nhưng không ngờ một khắc sau Giang Châu đã ngăn cô lại.

Hắn tiện tay đón lấy chiếc túi từ tay cô.

"Có chuyện gì vậy?"

Giang Châu nhíu mày nhìn cô: "Không thoải mái ở đâu sao?"

Liễu Mộng Ly sững sờ

Cô ngẩng đầu nhìn Giang Châu, trấn tĩnh lại, nhanh chóng lắc đầu, sau đó hoảng sợ quay mặt đi chỗ khác.

"Tui không sao, sao anh lại ở đây?"

Cô nói xong liền cố gắng nở ra một nụ cười, chỉ vào túi vải Giang Châu đang cầm.

"Váy đã làm xong rồi, khi nào trở về nhớ xem lại một chút. Nếu có chỗ nào cần cải tiến, cứ nói với tui. Ngày mai tui sẽ quay lại để thay đổi".

Giang Châu nhìn cô chằm chằm một hồi.

Hắn gật gật đầu rồi không lên tiếng nữa.

"Chúng ta về nhà trước."

Hắn nói.

Liễu Mộng Ly gật đầu đồng ý rồi bước nhanh về phía trước.

Giang Châu quay đầu liếc thoáng qua cái phòng phía sau, sau đó đi theo Liễu Mộng Ly.

Hắn luôn cảm thấy có điều gì đó không đúng.

Lúc trước khi Liễu Mộng Ly may váy cho Đoàn Đoàn Viên Viên, vào ngày hôm đó Giang Châu đã nhận thấy sắc mặc Liễu Mộng Ly không tốt khi mà cô trở về từ nhà dì Trương.

Chứ không chỉ là ngày hôm nay.

Giang Châu bắt đầu trầm tư, nếu hỏi thì cô nhất định sẽ không nói, để về quay lại hỏi chị dâu xem có biết chuyện gì xảy ra không.

…………

Khi về đến nhà, chị dâu Diêu Quyên đã chuẩn bị xong bữa ăn.

Tề Ái Phân cũng vừa trở lại sau làm cỏ trên đồng.

Anh cả Giang Minh đang kiểm kê lươn, Giang Phúc Quốc thì đang chống nạng vừa đứng bên xe lừa vừa hô lớn để mặc cả với dân làng đến mua bánh dầu.

Thấy Giang Châu cùng Liễu Mộng Ly trở lại.

Diêu Quyên vội vàng lau tay, cười nói: "Tiểu Châu, Mộng Ly đã về rồi sao? Mau đi ăn thôi! Chỉ đợi hai người thôi đấy!"

"Để em bê thức ăn lên."

Liễu Mộng Ly vào bếp để phụ giúp.

Diêu Quyên định đi theo, nhưng Giang Châu lại vội vàng ngăn cô lại.

"Chị dâu, chờ đã, em có chuyện muốn hỏi chị."

Diêu Quyên nghi hoặc gật đầu, đi theo Giang Châu sang một bên.

"Sao vậy? Xảy ra chuyện gì sao?"

Giang Châu nói: "Là nhà của dì Trương ở đầu thôn, Mộng Ly hai lần đi đến đó may quần áo. Mỗi lần cô ấy đi ra, sắc mặt của cô ấy cũng không được tốt lắm. Chị có biết chuyện gì đang xảy ra không?"

Hắn cau mày liếc về phía Liễu Mộng Ly đang bày biện các món ăn.

Diêu Quyên khựng lại một chút.

Cô nhìn Giang Châu hỏi: "Là nhà dì Trương có máy khâu phải không?"

Giang Châu gật đầu.

Một hồi sau Diêu Quyên xoa xoa tay rồi thở dài.

"Cũng không phải là một việc lớn..."

Trên thực tế, người trong làng ít nhiều gì cũng biết một chút về điều này.

Diêu Quyên thậm chí còn nghĩ rằng Giang Châu cũng biết về điều đó.

Khi Liễu Mộng Ly đến vùng nông thôn, nơi đầu tiên cô sống là nhà kho được chuyển đổi từ chuồng lợn của nhà dì Trương.

Lao động khiến người ta quang vinh, nó cũng giúp cho những phần tử tri thức được coi trọng.

Vào thời ấy thực sự là khó khăn.

Điều kiện ở nhà dì Trương lúc đó cũng không tốt.

Liễu Mộng Ly sống trong nhà bà cũng rất hòa thuận.

Con gái của dì Trương tên là Đặng Thúy Hồng, tuổi tác cũng xấp xỉ Liễu Mộng Ly.

Hồi ấy, ngày nào Đặng Thúy Hồng cũng phải đi làm chấm công. Về sau, vì cùng tuổi với Liễu Mộng Ly, cả hai lại chơi cùng nhau, thế nên Liễu Mộng Ly đã dạy văn hóa cho cô ấy trong khi rảnh rỗi.

Hơn hai năm sau.

Đặng Thúy Hồng coi như cũng là một người thông minh, cô học được rất nhiều kiến thức.

Sau đó, cô được nhận vào một trường cấp hai và đến thị trấn của quận huyện để dạy học.

Về sau lại bắt đầu phát tài.

Cô lấy một người chồng ở trên huyện, cũng là giáo viên, cả nhà ăn cơm nhà nước, tóm lại là cũng có chút quan hệ.

Sau đó, gia đình dì Trương nhanh chóng trở nên giàu có.

Máy khâu Hồ Điệp cũng được Đặng Thúy Hồng mua kèm theo phiếu may.

Tiếng đát đát đát vừa vang lên...

Rất nhiều tiểu cô nương trong thôn đều đến xem, vừa hâm mộ vừa ghen tị vì Đặng Thúy Hồng đã đổi đời.

Theo lý lẽ mà nói…

Đặng Thúy Hồng đổi đời, người đầu tiên cần cảm ơn là Liễu Mộng Ly.

Mọi người trong làng đều nghĩ rằng cô ấy sẽ vươn tay ra trợ giúp Liễu Mộng Ly.

Nhưng mà…

Hoàn toàn trái lại. Sau khi Đặng Thúy Hồng lên huyện dạy học, cô ấy không bao giờ quay lại nữa.

May mắn là Liễu Mộng Ly cũng không quan tâm.

Mãi về sau, khi cuộc sống trở lên khó khăn, thỉnh thoảng cô mới sang nhà dì Trương mượn máy khâu để may quần áo cho hai con và vá lại vết thủng trên quần áo.

Trong lòng dì Trương cũng không vui vẻ gì mấy.

Vào thời đại này máy khâu trân quý thế nào chứ?

Nào có thể thản nhiên cho người khác mượn để dẫm lên được?

Nhưng mà với tấm lòng sáng như gương của bà mà nói, thì Liễu Mộng Ly cũng đã từng đối xử tốt với gia đình bà.

Bởi vậy cũng không thể nói là không cho mượn.

Nhưng mỗi lần Liễu Mộng Ly đến đó cũng không tránh khỏi phải nghe những lời lẽ khó chịu.

Lúc đầu, bà còn giấu giấu diếm diếm nói sau lưng.

Về sau giọng nói lớn đến mức có thể nghe thấy từ ngoài cửa.

Nếu dựa theo tính tình của Liễu Mộng Ly, chắc chắn cô ấy sẽ không đến đó thêm lần nào nữa.