Đêm khuya yên tĩnh lạ thường, đường xá vắng tanh không một bóng người, chiếc xe hơi màu trắng phóng nhanh như tên lửa đang muốn xé toạt màn đêm trên con đường đất đỏ, hướng đến nơi có ánh sáng của thị thành. Từng cơn gió Bấc lạnh cóng kêu rin rít, thổi dồn dập, đập đùng đùng vào chiếc xe, một âm thanh thật ồn ào khó chịu nhưng lại với hòa tiếng với khóc nấc nức nở của nàng thiếu phụ thì nghe thật thê lương.
Tờ mờ sáng mới về đến nhà mẹ đẻ, bà Sáu đau đớn tựa vào người bà Lãnh bước vào nhà, thấy bà Chánh tổng đứng ở ngưỡng cửa ngóng trông, bà liền sà vào lòng mẹ mà òa khóc. Hai mẹ con ôm nhau khóc thảm thiết rồi dìu dắt nhau vào nhà, nhìn gương mặt sưng vù của con bà Chánh tổng xót xa hỏi han.
- Con ơi, sao lại ra cớ sự này, nói mẹ nghe đi con. - vuốt mái tóc rối bù của con gái, bà đau xót. - Bây đâu luộc mấy cái trứng gà ta lăn máu bầm cho cô Tư.
- Mẹ ơi, bọn họ ăn hiếp con, hắn đánh con. - rút người vào lòng mẹ, bà ấm ức nói.
- Khốn khiếp, dám đánh con tao, tao kêu lính bắt ở tù mọt gông, ông già Chánh tổng mắt mù mới gả con cho cái nhà khốn nạn đó - bà Chánh tổng tức giận chửi rủa.
- Mẹ ơi, con đau lắm.
- Con ngoan, thôi lên phòng nghỉ đi con, đường xa như vậy chắc con mệt lắm. - Bà Chánh tổng an ủi con.
Ông Chánh tổng đi kinh lý nên mấy ngày nay không có ở nhà, vừa mới nghe bà vợ đánh điện tính khóc lóc, kể lể bắt ông phải về nhà ngay, bà nói con gái ông bị người ta đánh chết rồi, lo lắng cho con nên ông vội vã thu xếp đi về, thế nhưng ông đi đường thủy nên cũng mất khoảng bốn ngày sau mới về tới Sài Gòn.
Tại biệt phủ nhà ông Chánh tồng.
- Dạ thưa ông chủ đã về - một người làm già nua ra mở cổng rồi xách mớ hành lý theo chủ vào nhà.
- Ở nhà có chuyện gì mà bà bây đánh điện tín một mực đòi ông về? - ông ta ngồi phịch xuống cái sô pha, tay nới lỏng cà vạt, đưa mắt nhìn con nhỏ người làm mới bưng cà phê lên mà hỏi.
- Bẩm ông, cô tư bị dượng tư đánh rồi đuổi ra khỏi nhà - con nhỏ người làm cuối gầm mặt xuống đất trả lời.
- Khốn nạn, lúc đem sính lễ tới, tao có đòi cao gì đâu còn cho thêm một đống của rồi hứa hẹn đủ điều ngon ngọt mà giờ đánh con tao, bà bây đâu - ông đập mạnh xuống ghế mà mắng chửi nhà thông gia.
- Bẩm, bà đang ở lầu trên ạ - con nhỏ vẫn không ngẩn đầu lên.
- Ờm, lên mời bà bây xuống. - nhấp một ngụm cà phê, ông ta nhìn bóng lưng con nhỏ mà thèm thuồng, rạo rực.
Lát sau, bà Chánh tổng từ trên lầu đi xuống, vừa khóc thảm thiết.
- Ông ơi, sao giờ ông mới về, con Thu bị người ta đánh sắp chết rồi. Ngôn Tình Hay
- Bà nín coi, nói tui nghe cớ sự gì mà con Thu bị đánh. - ông chán ghét nhìn gương mặt lấm lem của vợ.
- Thằng Sáu Lương khốn nạn, cưới con mình rồi còn tò tẽm với ả đào hát Kim Anh của gánh hát Mười Xuân, mấy hôm trước con đĩ đó đến tận nhà òm ờ với thằng Sáu, con Thu bắt được, tức quá nên nói ra nói vào mấy câu thì bị đánh, tức cái cha má chồng nó không nói lý lẽ mà hùa vô mắng chửi, con Thu tức quá bỏ về đây. - bà Chánh tổng nghiến răng mà kể.
- Haizzz - ông Chánh tổng thở dài một hơi - Chuyện vợ chồng mà, đầu giường cãi nhau cuối giường hòa, bà để nó ở đây vài hôm rồi đưa nó về nhà chồng đi, chớ mang tiếng có chồng rồi mà cứ ở lì nhà mẹ đẻ thì coi sao đặng.
- Ông nói gì? con mình bị ức hiếp mà ông nói nghe nhẹ nhõm quá - bà trợn mắt nhìn chồng.
- Từ thuở chí kim, đàn ông tam thê tứ thiếp thì có sao, cũng tại con Thu ăn nói không kiêng nể ai mới gây mất lòng má chồng, bà biết tánh nết con Thu mà, miệng mồm xấc xược ra sao, còn chuyện con đào hát đó để tui tính, bà chớ lo. - ông nắm tay vợ nhẹ nhàng an ủi.
- Không đi đâu hết đó, tui không để con tui đi về nơi khốn nạn đó đâu. - bà dứt khoát rút khỏi tay chồng.
- Ba - bà Sáu chạy tới quỳ xuống ôm chân ông. - Con không về đó đâu ba, họ chỉ coi con như quản gia thôi, anh ta đâu có yêu thương gì con, má chồng con nữa đáng sợ lắm.
- Ba hiểu, con còn trẻ lại mới lấy chồng nên sợ hãi là bình thường thôi, từ từ rồi quen - ông dìu con ngồi lên ghế rồi ngắm nhìn gương mặt bầm tím đã mờ đi vìa phần mà xót xa, từ tốn nói.
- Từ từ gì chứ hôm đánh được thì ngày mai đánh được, có lần một thì có lần hai, mai gửi thư lên quan tòa xin li hôn, con về ở với ba má. - bà tức giận đứng lên quát lớn.
- Bình thường tui yêu chiều bà quá nên bây giờ bà quên cái đạo làm vợ, leo lên đầu tui rồi sao rồi sao. - ông nghiêm giọng nhìn vợ.
- Ông...ông...
- Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Con Thu lấy chồng thì phải theo chồng có chết cũng phải chôn bên đất nhà chồng, bà hiểu chưa?
- Tui ngu dốt thất học nên không hiểu gì hết - “ beng” bà đập vỡ tách trà thể hiện vẻ tức tối.
- Vợ là phải lo cho bếp núc, chăm chồng dạy con, chớ có được ra nhà trước lộ mặt ra cho thiên hạ dòm ngó, tui chiều bà nên cho bà ra vào thoải mái, tui thương bà đáp ứng mọi yêu cầu của bà, sủng miết thành kiêu, khiến giờ đây bà quên mất câu “ phu xướng phụ tùy” sao? - ông vẫn nhẹ nhàng thản nhiên nhâm nhi li cà phê nói.
- Tui...tui...cũng vì thương con thôi, bộ ông không thương con sao? - bà ngồi mạnh xuống ghế như muốn ngất, chất vấn chồng.
- Cha mẹ nào mà không thương con, hùm dữ mà còn không nỡ ăn con mà, tui thương nó chứ, thương nó nên mới dạy điều hay lẽ phải cho nó, đạo vợ chồng “ chồng chúa vợ tôi” chồng nói thì phải nghe, cấm có quyền cãi. Người đời cười chê nhà ta không biết dạy con khiến mẹ chồng phiền lòng, chê con ta vô phúc, hung hăng, kiêu ngạo, nên chồng mới bỏ. Lời người đời như mưa lũ thì sao nhà ta sống nổi ở đất Sài Thành này. - Ông gằn giọng có vẻ đang tức giận.
- Ba ơi, lời miệt thị người đời thì ở đâu chẳng có, anh ta và không có tình yêu thì biết sống sao cho hào hợp đây. - Bà Sáu than thở.
- Chớ ba mẹ bây lúc cưới nhau cũng có biết mặt nhau đâu, giờ cũng năm mặt con đó. Con yên tâm, ba đưa con về đó, có ba đi theo đảm bảo không ai dám làm gì con nữa đâu. - ông ta hà hà cười nói.
- Có mặt ba ở đó thì ba có nói đông mà chỉ đằng tây người ta cũng hùa theo thôi, họ nể sợ quyền thế của ba nên mới yêu chiều con, khi ba về rồi thì con lại phải ngoan ngoãn, nghe lời hầu hạ họ, làm vợ làm dâu như một con rối, để nhận được những lời tán thưởng của thiên hạ về phẩm hạnh của một người vợ hiền dâu thảo. Con không muốn cả đời chôn mặt trong xó bếp, con muốn đi học, con muốn tự kinh doanh, con muốn li hôn. - Bà Sáu giương cổ cãi lại.
- Mày cãi tao à, mày muốn mang tiếng chồng bỏ sao? - ông tức giận thở hổn hển.
- Thưa ba sao gọi là chồng bỏ, luật pháp đã quy định, anh ta đánh con, anh ta ngoại tình là anh ta sai, con sẽ đi kiện, là con bỏ chồng chứ không phải bị chồng bỏ. - Bà Sáu vẫn cố cãi lại.
- Giỏi, giỏi lắm, cho mày học trường tây rồi giờ mày cãi tao, bố cha nó đời nào có đứa bỏ chồng, chỉ cái thứ mày lăng loàng, khốn nạn mới mang tiếng bỏ chồng. - ông hét vào mặt con.
- Chồng bỏ thì nói mất nết, độc phụ, bỏ chồng thì nói lăng loàng, khốn nạn. Vậy khác nào không thể li hôn sao? - bà Chánh tổng ấm ức hỏi chồng.
- Bà im - ông quát to chỉ tay thẳng mặt bà hòng ra lệnh.
- Ông...ông - bà hốt hoảng đến bất ngờ rồi tủi thân.
- Từ giờ tui cấm bà lén phén lên nhà trên, ba phải ở trong bếp, phải gằm mặt trong đó mà học cách làm vợ làm mẹ đi, con hư tại mẹ mà, gia môn bất hạnh.
- Ba, sao ba lại đổ tội lên người mẹ chứ - bà Sáu đứng dậy phản kháng.
- Bà ta dạy hư mày rồi, à không phải là tao, tao đã sai khi cho mày đi học tiếng tây để rồi mày quên đi nguồn cội, lễ tiết, phép tắc tổ tông- ông ta gầm gừ mắng nhiếc.
- Con đi học để biết thêm nhiều thứ hay khác, phụ nữ cũng là con người sao phải bị đối xử bất công, sao phải cả đời im lặng chịu đứng chứ? - Bà Sáu không thôi cãi lại.
- Được con muốn bỏ chồng sao, muốn li hôn ư? -im lặng hồi lâu thì bỗng nhiên ông ta ân cần hỏi làm hai mẹ con bà Sáu ngạc nhiên.
- Ba cho phép con li hôn sao? - bà Sáu mắt rưn rưn vui mừng nắm tay ba.
- Ừ, ba cho con li hôn, con li hôn xong.....ba....cũng....bỏ....bà....ta. - ông liếc nhìn vợ một cái.
Dứt lời ông ta hầm hầm, tức giận đi lên phòng bỏ lại hai mẹ con tội nghiệp. Lời tuyên bố thẳng thừng lạnh lẽo như sấm sét từ trên trời giáng xuống của ông Chánh tổng vừa thốt ra khiến hai mẹ con sốc không nói nổi nên lời chỉ biết trân trân giương mắt nhìn về nơi xa xăm, nước mắt cứ thế tuôn trên má đào. Từ ngày hôm đó cũng hơn ba ngày, bà Chánh tổng bệnh nặng nằm liệt giường dậy không nổi, mấy cô chủ khác nghe tin vội về nhà chăm mẹ. Còn bà Sáu Lương, bà tự nhốt mình trong phòng từ hôm đó, người làm dù có đem cơm lên, ngồi nói chuyện với bà thì lúc nào bà cũng im lặng như muốn suy tính, nghiềm ngẫm điều gì đó.
...Thương thay số phận đàn bà
...
...Ngồi không chiếc bóng, lấy chồng như không.
...