Tước Đăng Tiên

Chương 105: Ngoại truyện 2


Những cơn ác mộng này vẫn luôn cuốn lấy Sở Tang, đến tận khi y chết đi, hồn phách bị giam cầm ở Vô Tình Hải mới bị thay thế bởi cơn ác mộng khác.

Mấy năm gần đây, hoàng đế trở nên vô năng, ngu ngốc, hoang dâm vô độ, lòng dân oán hận. Tần Vương thế tử Sở Lệnh Diễn trong triều danh vọng ngày một cao, hoàng đế sớm đã kiêng kị hắn, hiện tại càng hận không thể diệt trừ cái gai trong mắt này.

Vào năm Thiên An thứ mười bốn, đại thọ 60 tuổi của Tần Vương, hoàng đế bỗng nhiên giá lâm, ban cho Sở Lệnh Diễn một vò rượu, mọi người đều biết rượu kia có vấn đề nhưng trong tình huống này, Sở Lệnh Diễn không thể không uống. Ngôn Tình Trọng Sinh

Sở Tang vốn dĩ đang bị nhốt ở hậu viện, không biết từ lúc nào đã chầm chậm chạy tới, đi đến trước mặt Sở Lệnh Diễn, tựa như không biết rượu kia do hoàng đế ban, chỉ ngửa đầu nhìn hắn, hai mắt to tròn chớp chớp, thập phần ngây thơ, nói: "Cha, con muốn uống cái này."

Sau đó không đợi Sở Lệnh Diễn mở miệng, Sở Tang đã đoạt lấy chén rượu trong tay hắn, ngửa đầu uống cạn.

Y vốn đã chẳng còn gì, nếu có thể sống sót, vậy từ nay về sau, Sở Lệnh Diễn sẽ tha cho y một mạng, còn nếu cứ vậy chết đi, cũng coi như là giải thoát.

Rượu độc chảy vào cổ họng, y khi đó còn quá nhỏ, không biết nếm rượu, chỉ thấy rượu quá cay, cay đến mức hai hàng nước mắt lăn dài, rượu từ yết hầu trượt xuống phế phủ, như một lưỡi dao sắc nhọn, đâm y đến trào máu tanh. Tứ chi y vô lực ngã xuống, trước mắt lâm vào một mảnh hắc ám vô tận, ồn ào bên tai nhanh chóng hóa thành tĩnh mịch.

Từ đó, y rất ít uống rượu, mãi đến nhiều năm về sau, y mới nhận ra, rượuquả là một thứ tốt.

Khi Sở Tang một lần nữa mở mắt, bên cạnh là ngọn đèn dầu hiu hắt, một hàng cung nhân im lặng đứng bên ngoài cung điện tráng lệ, ánh trăng bàng bạc phản chiếu trên mái hiên như một lớp tuyết mỏng.

Sở Lệnh Diễn ngồi bên mép giường, cúi đầu nhìn Sở Tang, phảng phất như liếc mắt một cái liền có thể nhìn thấu tâm tư bé nhỏ của y. Thấy y tỉnh lại, hắn trầm mặc hồi lâu, hỏi: "Ngươi muốn gì?"

Lúc này, Sở Lệnh Diễn đã phát động binh biến, thành lập triều đại mới, đăng cơ xưng đế, sửa quốc hiệu thành Đường.

Hắn cuối cùng đã trở thành chủ nhân của thiên hạ này.



Nhiều năm trôi qua, giờ đây nhiều chi tiết Sở Tang đã không còn nhớ rõ, y chỉ nhớ đèn lưu ly đêm đó sáng lạ thường, chiếu đến viên minh châu trên đầu Sở Lệnh Diễn tỏa sáng như ban ngày, chiếu đến đôi mắt y có chút nhức mỏi.

Y mấp máy môi, muốn nói rằng mình mãi mãi là hài tử của phụ hoàng, nhưng chung quy vẫn không thể nói ra.

Mí mắt y hơi rũ xuống, túm lấy góc áo hắn, khẽ giật giật, nói: "Muốn cha ở cùng con một lát."

Sở Lệnh Diễn biểu tình phức tạp nhìn y hồi lâu, cuối cùng lên tiếng: "Được."

Mọi chuyện đều đã được giải quyết.

Sở Tang vẫn là trưởng tử của Sở Lệnh Diễn, nhưng trong lòng y biết rõ, mình mãi mãi không là Thái Tử.

Trong hoàng cung này, y phải ngàn ngàn vạn vạn chú ý, nơi nơi chốn chốn cẩn thận, chỉ cần sơ ý một chút, liền rơi vào vạn kiếp bất phục.

Trong đêm khuya tĩnh lặng, y vẫn thường nhớ tới buổi tối khi Sở Lệnh Diễn thấy mình tỉnh lại, hỏi y muốn điều gì.

Y cái gì cũng không dám muốn.

Sở Lệnh Diễn có thể cho y làm Đại hoàng tử Đường quốc, và cũng chỉ có vậy thôi. Cung nhân đều nhìn sắc mặt người khác mà làm việc, thấy Sở Lệnh Diễn đối với Đại hoàng tử lạnh nhạt, nhóm hậu phi hận y chiếm thân phận trưởng tử, mà mẫu thân y lại mất sớm, tuổi y cũng còn quá nhỏ, chúng liền tùy ý bỏ mặc y, thậm chí trong đồ ăn còn bí mật hạ thuốc độc mãn tính, khiến thân thể y ngày một yếu đi.

Sở Tang chọn một ngày đông giá lạnh, đứng trong tuyết suốt đêm dẫn tới lâm bệnh nặng, lại mua chuộc thái y, nói dư độc chưa tan rồi thừa dịp Sở Lệnh Diễn tới, mơ mơ màng màng kêu vài tiếng cha.

Khi y hôn mê, thái giám bên người gắng sức tố giác với Sở Lệnh Diễn các cung nhân đã đối xử với y tệ bạc ra sao, vì thế hơn phân nửa cung nhân đều bị Sở Lệnh Diễn tức giận biếm vào lãnh cung. Từ đó, không ai dám khinh mạn với y nữa.

Vì Sở Tang tuổi nhỏ đã tâm cơ thâm trầm, vậy nên không có gì lạ khi Sở Lệnh Diễn không thích y.



Năm thứ hai sau khi Sở Lệnh Diễn đăng cơ, Tam hoàng đệ sinh ra.

Ngày hắn sinh ra, trời giáng dị tượng, cả phòng tràn ngập ánh nắng, ngay cả Thích An đại sư ở chùa Phổ Quốc vẫn luôn lánh sự đời cũng tự mình đến chúc mừng.

Tam hoàng tử vừa sinh ra liền được Sở Lệnh Diễn yêu thích, nhận muôn vàn vinh sủng, chỉ tiếc là sức khỏe hắn không tốt. Sở Lệnh Diễn vì để chữa trị cho hắn đã tốn không ít công phu.

Mà Sở Tang…tựa hồ cùng các hoàng tử khác giống nhau, trong thâm cung dần dần lớn lên, lại tựa hồ không quá giống, bởi vì hắn luôn là một người độc lai độc vãng.

Sở Tang muốn có một người yêu thương mình nên dốc sức mưu toan tính kế đoạt lấy một số thứ không thuộc về mình, nhưng y càng lấy lòng, Sở Lệnh Diễn càng không thích y.

Sở Tang di truyền dung mạo mỹ lệ từ mẫu thân, môi hồng răng trắng, tiên tư dật mạo, so với phi tần trong hậu cung còn đẹp hơn vài phần. Thư đồng bên cạnh Tam hoàng tử - tiểu nhi tử của Thừa An Hầu không biết từ đâu biết được y không phải huyết mạch của Sở Lệnh Diễn, lấy việc này uy hiếp y, muốn y hầu hạ dưới thân hắn.

Sở Tang lập tức thoái thác, nói muốn suy xét thêm mấy này, chờ đến Thiên Thu dạ yến, dẫn Ngụy Chiêu đến sau núi giả, hơi chút dụ dỗ, hắn liền quên hết tất thảy lao vào y.

Đêm ấy, trăng sáng treo cao, ánh trăng bàng bạc phủ khắp hoàng cung, Ngụy Chiêu khinh bạc y, bị Sở Lệnh Nhiễn bắt gặp, chỉ là có Tam hoàng tử thay hắn cầu tình, nói rằng Ngụy Chiêu là say rượu nên mới thất thố. Sở Lệnh Diễn cuối cùng chỉ không đau không ngứa phạt hắn cấm túc hai tháng.

Bọn họ đều cho rằng đó là y tỉ mỉ thiết kế bẫy rập lừa Ngụy Chiêu.

Bọn họ nghĩ vậy cũng không sai, thế cục là y xếp, chẳng qua y bị khinh bạc cũng là thật, chỉ là chẳng ai quan tâm.

Trong cung đã không ai nguyện ý cho y một chút che chở, y liền tự mình ra tay.

Mặc dù Tam hoàng đệ được Sở Lệnh Diễn yêu thích nhưng hắn ghét ác như thù, trong triều có không ít người bất mãn. Hơn nữa dù y không phải huyết mạch của Sở Lệnh Diễn nhưng người biết việc này cũng không nhiều, thân phận Đại hoàng tử vẫn có thể lôi kéo được một số nhân vật. Y rất nhanh liền lợi dụng thân phận, mượn sức rất nhiều quan viên trong triều.