Xuyên Không Về Cổ Đại, Ta Gả Cho Nông Phu Làm Kiều Thê

Chương 167: Dạy người khác câu cá 2


“Cộc cộc”

“Ai vậy?” Khi Phó Nguyệt gõ cửa, Trương thẩm đang cho gà ăn ở hậu viện, Thôi Đào Nhi đang giặt quần áo ở trong viện, còn Vương Thục đang ngồi cạnh nàng ấy nhặt rau và trò chuyện với nhau.

“Tẩu tử, để muội đi mở cửa cho.” Vương Thục bỏ nắm rau trong tay xuống, lấy nước rửa sạch tay, sau đó đứng dậy đi mở cửa.

Khi cánh cửa mở ra, Phó Nguyệt nhoẻn miệng cười chào: “Nhị tẩu.”

“Là Tiểu Nguyệt à, mau vào trong đi." Vương Thục mở cửa cho nàng vào, quay đầu hướng về phía trong viện hô lớn “Nương, tẩu tử, là Tiểu Nguyệt tới."

“Tiểu Nguyệt.”

Nghe thấy con dâu gọi, Trương thẩm vội vàng đặt cái gáo cho gà ăn trong tay xuống, lau tay đi ra ngoài.

Thôi Đào Nhi và Vương Thục đã dẫn Phó Nguyệt đi tới chính sảnh để ngồi.

“Muội xem kìa, sao muội lại cứ khách sáo như vậy, sao lúc nào tới cũng mang theo đồ vật thế” Thôi Đào Nhi nhận lấy bánh ngọt từ tay Phó Nguyệt, vui vẻ cười nói.

Phó Nguyệt cười đáp lời: “Đã lâu rồi chưa quay về, cảm ơn các tẩu đã chăm lo cho nhà cũ của muội, đây chỉ là một ít bánh ngọt tự tay muội làm, các tẩu đừng ghét bỏ nhé.”

“Không, không, không đâu."

Nghe nói cửa hàng của Phó Nguyệt làm ăn phát đạt, bánh ngọt luôn được bán hết sạch, giá lại không hề rẻ chút nào, vì vậy lúc nào cũng trong tình trạng thiếu hàng.

Phó Nguyệt mang bánh từ cửa hàng đến, Thôi Đào Nhi vui mừng khôn xiết, mọi người trong nhà từ già đến trẻ đều thích ăn món này, sao có thể ghét bỏ chứ.

“Tiểu Nguyệt đến rồi à, để ta nhìn một chút nào." Trương thẩm vừa vào cửa liền kéo Phó Nguyệt tỉ mỉ quan sát.

“Vẫn ổn, trông cháu rất tốt." Trương thẩm cười nói đùa “Ta nghe thấy tiểu tử A Thái nói cháu bận bịu việc ở cửa hàng đến mức gầy tọp đi."

Tiêu Thái thực sự nói điều này với Trương thẩm sao?

Phó Nguyệt xấu hổ cười: “Đâu có, lúc mới mở cửa hàng rất bận rộn, bây giờ đã đỡ bận nhiều rồi."

“Dần dần sẽ quen. Việc buôn bán tuy quan trọng, nhưng cháu cũng phải chăm sóc tốt cho thân thể của mình."

“Cháu biết rồi Trương thẩm." Nàng cười nói cảm ơn lòng tốt của Trương thẩm.

Sau đó tất cả mọi người cùng nhau ngồi xuống.

Vì đã rất lâu không trở về thôn nên trong thôn có rất nhiều chuyện phiếm.

Trương thẩm kể chuyện cho Phó Nguyệt nghe, còn Thôi Đào Nhi thỉnh thoảng xen thêm vài câu.

Phó Nguyệt nghe với sự thích thú.

Trương thẩm chuyển đề tài nói về Thôi Hạnh Hoa: “Tiểu Nguyệt, cháu có biết không, nhà Thôi Hạnh Hoa bây giờ rất thành thật."

Thôi Đào Nhi giành lấy hạt dưa của Vương Thục rồi chia cho mọi người, nói: “Không thành thật không được. Kể từ khi bà ta bị trục xuất khỏi gia tộc, tỷ tỷ ruột của bà ta đã không thừa nhận bà ta nữa. Nói rằng bà ta đã đi lấy chồng, nên đòi trả lại toàn bộ số tiền mà gia đình bà ta đã vay."

“Hai nhà này làm ầm ĩ cả thôn lên, đến bây giờ vẫn chưa lắng xuống."

Việc gia đình Thôi Hạnh Hoa gặp phải chuyện không tốt là điều khó tránh khỏi. Vì vậy họ muốn Phó Nguyệt biết đến điều này.

Đối với cả nhà này, Phó Nguyệt không có hứng thú tiếp tục giễu cợt, bởi không đáng để nàng bận tâm.

Sau khi trò chuyện một lúc, Phó Nguyệt nhắc đến mối làm ăn của ngày hôm nay.

“Trương thẩm và các tẩu tử, mọi người nói muốn học thêu phải không?."

“Ha Ha, ta cũng muốn như vậy, nhưng mà tuổi tác của ta không học được thêu thùa nữa rồi." Trương thẩm nói bâng quơ.

Phó Nguyệt không đưa ra vấn đề này nếu như không có lý do. Nghĩ vậy, Vương Thục vẫn luôn ngồi lặng lẽ lắng nghe chợt lóe mắt nhìn về phía Phó Nguyệt.

Thôi Đào Nhi cũng không nghĩ nhiều, tiếp tục tùy ý ăn hạt dưa: “Ta rất muốn học, nhưng mà nương nói cũng không sai, loại người thô tục như chúng ta đâu thể học làm được."

Phó Nguyệt nói một cách ẩn ý: “Nếu như muội có cơ hội, tẩu chỉ cần cân nhắc xem tẩu có muốn học hay không."

Ba người phu nhân trong Tôn gia đều ngừng cười, đồng loạt nhìn chằm chằm vào Phó Nguyệt.

“Tiểu Nguyệt nói thật sao." Trương thẩm dò hỏi trước.

Phó Nguyệt: “Thẩm có muốn học không?”

Trương thẩm nhìn nàng, từ tốn đáp: “Nếu có cơ hội học hỏi, nhất định ta sẽ học, nhưng tuổi của ta…”

Thôi Đào Nhi và Vương Thục nghe theo lời mẹ chồng nói và cùng gật đầu phụ họa.

Cơ hội tốt như vậy, làm gì có ai không muốn học chứ.