Tủ quần áo của ngài Diệp vô vị hơn cả tưởng tượng của cô, áo sơ mi đều cùng một màu chỉ có đen trắng xám. Có mấy bộ đồ âu treo bên cạnh, trên giá quần phía dưới treo quần tây cùng màu ngăn nắp gọn gàng. Chỉ có bộ quần áo ở nhà xếp chồng trong góc, đó là bộ lần trước cô nhìn thấy.
Yến Nhuỵ Tiêu tiện tay kéo một chiếc áo sơ mi xuống ôm trong lòng chạy vào nhà tắm, tới khi khoác áo sơ mi của anh đi ra thì thấy anh đã chiên lại trứng xong, ngồi nghiêm chỉnh trước bàn ăn, cầm điện thoại trên tay xử lý công việc. Nghe thấy tiếng cô thì anh cũng không quay đầu, động dao dĩa bắt đầu bữa ăn.
Chờ đến khi cô lại gần thấy bộ đồ dùng ăn lại khác hoàn toàn cái cô mang tới thì mới biết không có đồ dùng ăn vào tối qua cũng là bị người này trêu. Mông Yến Nhuỵ Tiêu dùng sức, chiếc ghế trên sàn nhà phát ra tiếng ma sát chói tai ép Diệp Lang Đình phải ngẩng đầu.
Cô đang mặc áo sơ mi trắng của anh, các cúc được cài lỏng lẻo, một mặt dây chuyền có gợn sóng nhỏ treo trên dây chuyền bạc giữa cổ, vừa thu hút vừa quay vào theo đường nét nhô lên. Nắng sớm rất đẹp, cô đứng trước cửa sổ, ngẩng mắt lên, sơ mi trắng e thẹn.
Diệp Lang Đình di chuyển ánh mắt, không nói gì với hành động đột ngột của cô, rót nước ép cho cô rồi ra hiệu cô ngồi vào chỗ.
Yến Nhuỵ Tiêu nhìn cà phê đen anh uống thì hỏi: “Tại sao tôi chỉ được uống nước ép?”
“Trẻ con không được uống cà phê đen.” Ngài Diệp cậy mình lớn tuổi.
Yến Nhuỵ Tiêu nghe thấy vậy thì nhìn anh bằng nửa con mắt, trong lòng nghĩ rằng lúc hôn anh có coi tôi là trẻ con đâu, rồi đổi chủ đề: “Diệp Lang Đình anh đối xử với từng người đều khác nhau thế à?”
Lúc hôn thì lưu manh, lúc trầm tĩnh thì một ánh mắt cũng chẳng thấy, lúc nhàn rỗi thì trêu chọc người khác. Mỗi lần Yến Nhuỵ Tiêu tưởng rằng hình như họ sắp tới gần nhau hơn một chút thì Diệp Lang Đình lại đứng im bất động như núi, nói rằng cô đừng có nghĩ nhiều.
Diệp Lang Định bị gọi thẳng tên hỏi ngược lại: “Cô muốn nghe đúng hay là không?”
Yến Nhuỵ Tiêu bị hỏi vậy cũng mất cả hứng, bàn tay chậm rãi cắt trứng chiên, vừa định lên tiếng thì người đối diện đã đứng dậy đi ra cửa.
“Anh làm gì đấy?” Đột nhiên cô chẳng đoán nổi ý đồ của Diệp Lang Đình.
Nhưng anh không đáp, đi tới cửa nghiêng người nhìn ra ngoài qua mắt mèo sau đó lùi lại một bước mở cửa.
“Cô có chuyển phát nhanh.” Anh quay đầu sang rồi nói không đầu không đuôi.
“Tôi á?” Mặt Yến Nhuỵ Tiêu ngây ra đứng dậy khỏi bàn ăn rồi bước nhanh ra cửa, tựa vào ván cửa nhìn ra ngoài.
Cửa nhà cô đúng là có một người giao hàng, nghe thấy tiếng mở cửa bên này thì nhìn sang, người đó cúi đầu nhìn vào địa chỉ trên đơn giao hàng rồi hỏi: “Cô có biết cách thức liên lạc với cô Yến Nhuỵ Tiêu không ạ?”
Dạo này Yến Nhuỵ Tiêu không mua hàng nên mông lung đáp: “Là tôi đây.”
Đối phương vừa nghe thấy thế thì chỉ vào thùng giấy xếp chồng bên cạnh anh ta: “Xin chào, đây là hàng của cô.”
Ánh mắt của cô và Diệp Lang Đình cùng lúc rơi xuống thùng giấy xếp chồng cao bằng một người, tên nhãn mác trên hộp viết rõ bên trong trừ vật dụng trong nhà thì còn có một vài đồ đắt tiền. Yến Nhuỵ Tiêu vừa tiến lại gần vừa quay đầu nhướng mày: “Ai gửi thế?”
“Phương Thành.” Nhân viên giao hàng cố gắng đọc phiên âm trên đơn giao hàng.
Yến Nhuỵ Tiêu gật đầu, sau khi ký xác nhận thì gật đầu tỏ ý tạm biệt người giao hàng, sau đó đập vào cửa nhà mình, gọi người không có việc gì xem kịch nãy giờ: “Ngây ra đó làm gì? Trẻ con không chuyển vào được.”
Lúc này Diệp Lang Đình cũng không từ chối, nhanh chóng giúp đỡ di chuyển từng cái hộp đặt vào nhà theo sự sắp xếp của Yến Nhuỵ Tiêu. Đến lúc còn một chiếc hộp cuối cùng, điện thoại cô vang lên, là Phương Thành.
“Alo, chú Phương.” Yến Nhuỵ Tiêu mở miệng chào hỏi, thấy Diệp Lang Đình quay đầu nhìn một cái, cô dùng khẩu âm nói: “Cứ để ở cửa thôi.”
“Tiểu Yến này, chú nhớ ra cháu chuyển chỗ ở nên cũng phải có đồ mới nên tiện thể mua một chút đồ.” Phương Thành ở đầu dây bên kia điện thoại vẫn thân thiết như thế sau đó lại có chút ngượng ngùng: “Nhân viên giao hàng vừa gọi điện thoại báo rõ tình hình với chú, có phải chú làm phiền tới chuyện vui của mấy người trẻ các cháu không?”
Bị bậc bề trên hỏi như thế, Yến Nhuỵ Tiêu hơi ngại ngùng: “Không có gì đâu chú, chúng cháu là hàng xóm, lúc sáng nấu ăn cháu tới tìm anh ấy mượn lọ tiêu đen mà thôi.”
Cô nói ra lời bịa đặt mà sắc mặt không thay đổi. Cuối cùng Diệp Lang Đình đã chuyển hết các thùng vào trong, đứng dậy định rời đi. Cô liếc mắt định kéo dài thời gian nên lại ra dấu: “Anh mở cái hộp đồ dùng trong nhà ra hộ tôi với.”
Sự nhẫn nại của ngài Diệp cuối cùng đã hết, anh dùng khẩu hình trả lời cô: “Trẻ con phải học cách tự làm việc của mình đi.” Sau đó đứng dậy thản nhiên rời đi.