Anh Là Mùa Đông Ấm Áp

Chương 14


Thương Triết Viễn có một gia đình không mấy hoà thuận. Mẹ anh vì quá nghèo mà đem anh gửi cho dì, dì không phải em gái ruột của mẹ mà chị là em cùng cha khác mẹ mà thôi.

Năm đó mẹ anh đã phải quỳ xuống khóc lóc van xin em gái cùng cha khác mẹ giúp đỡ, hứa là mỗi tháng đều chu cấp tiền đầy đủ và sau một năm sẽ quay lại đón Thương Triết Viễn. Nhưng bà đi làm rồi biệt tăm biệt tích từ đó.

Hoàn cảnh gia đình dì dượng khá giả, các em họ đều được đi học trường tốt, không cần lo cơm ăn áo mặt. Lúc đó anh cũng được dì cho đi học nhưng không lâu sau thì gia đình dì dượng phá sản.

Một mình dượng gồng gánh nuôi 4 miệng ăn, dượng đã từng có ý định đem anh trả về nhà ông bà ngoại nhưng ông bà không nhận vì mẹ anh chửa hoang mới sinh ra anh.

“ Gia đình tôi không chấp nhận loại con rơi con rớt, mang nó về đi” ông ngoại mắng chửi

“ Ba, nhưng dù gì nó mang họ Thương. Trong người nó đang chảy nửa dòng máu của ba”

“ Biến!”

Thế là Thương Triết Viễn bị đẩy qua đẩy lại, cuối cùng vẫn trở về nhà dì ở.

Dì anh lúc đầu đối xử tử tế, nhưng khi gia đình rơi vào khó khăn, anh trở thành gánh nặng mà không ai muốn nhận.

Thời điểm gia đình dì phá sản, Thương Triết Viễn mới 10 tuổi. Đó cũng là lúc anh bắt đầu hiểu thế nào là phân biệt đối xử. Các em họ vẫn được ưu tiên đi học, ăn ngon, mặc đẹp, còn anh bị xem như người thừa trong nhà. Có lần anh nghe lén được dì nói với dượng:

“Đứa nhỏ này không phải ruột thịt, nuôi nó tốn cơm tốn gạo. Chỉ cần mẹ nó không quay lại, mình cứ việc trả nó đi là xong!”

Những lời nói ấy như một nhát dao khắc sâu vào lòng đứa trẻ 10 tuổi. Nhưng cũng chính sự lạnh nhạt đó đã hình thành nên Thương Triết Viễn của hiện tại.

Anh không oán trách gia đình dì, nhưng cũng không bao giờ quên những ngày bị bỏ rơi, những bữa cơm phải ăn thừa, và những đêm nằm một mình trong căn phòng nhỏ chật chội, lắng nghe tiếng cãi nhau của người lớn. Đối với anh, tuổi thơ là những ký ức xám xịt, không chút ánh sáng.

Năm anh 18 tuổi, dượng qua đời vì làm việc quá sức. Gia đình dì rơi vào khủng hoảng lần nữa. Lần này, Thương Triết Viễn không đợi bị đẩy đi thêm lần nữa. Anh tự mình nghỉ học, làm việc vặt để kiếm tiền và giảm bớt gánh nặng cho dì.

“ Triết Viễn…”

“ Con tự đi làm kiếm tiền được”

Chính lúc đang khó khăn nhất, một người đã tìm đến anh. Khi đang ở công trường xây dựng thì một người thợ xây gọi tên anh.

“ Thương Triết Viễn, có người tìm cậu”



Anh lấm lem bùn đất chạy ra thì thấy một người đàn ông ăn mặt lịch thiệp, phong thái nhã nhặn nhìn mình mĩm cười. Đó là giáo sư Tô Ngạn Nam, giáo sư đại học luật quốc gia, ba của Tô Tĩnh Tuyền.

“ Cậu là Thương Triết Viễn nhỉ?”

“ Vâng ạ”

“ À, tôi là giáo sư Tô của đại học luật quốc gia.”

“ Sao…sao thầy lại tìm em?”

“ Cậu là thủ khoa kỳ thi đại học, tại sao lại chạy đến đây trộn xi măng?”

Thương Triết Viễn sững người khi nghe câu hỏi của vị giáo sư lạ mặt. Anh không nghĩ rằng một người như giáo sư Tô Ngạn Nam lại có thể biết đến mình, và càng không hiểu tại sao ông ta lại tìm đến tận nơi này.

Thủ khoa sao? Anh đã rất cố gắng mới có được vị trí thủ khoa này, vậy mà giờ vì tiền mà phải từ bỏ con đường học tập. Anh vội vàng quay đầu bỏ đi thì bị ông Tô kéo lại

“ Đi học lại đi, cậu không nên để bản thân sống thế này?”

“ Xin lỗi, em đang bận lắm thầy đừng làm phiền em nữa”

“ Thầy không đến đây tay không, chỉ cần em nhập học, thầy sẽ tài trợ học phí cho em”

Thương Triết Viễn khựng lại, trái tim anh thắt lại khi nghe những lời nói ấy. Một người xa lạ sẵn sàng giúp đỡ anh, trong khi chính những người thân nhất lại chỉ muốn gạt anh ra khỏi cuộc đời họ. Anh quay người, nhìn giáo sư Tô với ánh mắt đầy nghi ngờ.

“Thầy… thầy nói thật sao?” Anh hỏi, giọng lạc đi.

“Cậu nghĩ tôi sẽ đến tận đây chỉ để đùa giỡn với cậu sao?” Giáo sư Tô mỉm cười, nhưng ánh mắt thì đầy nghiêm túc.

“Thương Triết Viễn, tôi đã đọc bài luận của cậu trong kỳ thi đại học, và tôi không muốn một tài năng như cậu bị mai một chỉ vì khó khăn tài chính. Hãy cho mình một cơ hội.”

Thương Triết Viễn nhìn xuống đôi bàn tay chai sạn của mình, lòng ngổn ngang. Anh nhớ lại những năm tháng bị coi thường, những lần bị xua đuổi, và cả những giấc mơ mà anh từng có nhưng phải tự tay vứt bỏ.

“Em…” Anh ngập ngừng.

“Em không muốn nợ ai cả. Thầy tốt với em, nhưng em không thể nhận tiền của thầy mà không trả lại.”

Giáo sư Tô cười nhẹ, vỗ vai anh.



“Cậu không nợ tôi gì cả. Điều tôi muốn là cậu dùng khả năng của mình để thay đổi cuộc đời. Nếu sau này cậu thành công, hãy giúp lại những người như cậu hôm nay. Đó là cách cậu trả nợ cho tôi.”

Những lời nói ấy như đánh thức một phần nào đó trong Thương Triết Viễn, phần mà anh tưởng rằng đã bị vùi lấp bởi những cay đắng của cuộc đời. Anh ngước lên nhìn giáo sư Tô, đôi mắt ánh lên sự kiên định.

“Được. Em sẽ đi học. Em sẽ chứng minh rằng thầy không sai khi đặt niềm tin vào em.”

Giáo sư Tô mỉm cười mãn nguyện.

“Rất tốt. Ngày mai, đến gặp tôi tại trường. Tôi sẽ lo mọi thủ tục cho cậu.”

Kể từ giây phút đó, Thương Triết Viễn bắt đầu bước chân vào hành trình mới, một hành trình mà anh không chỉ tìm lại giấc mơ đã mất.

Anh nghe nói con gái của thầy Tô thích mình, đã có nhiều lần Thương Triết Viễn nhìn thấy cô bé đó ở nhà thầy. Hoạt bát, lanh lợi…anh cũng có chút rung động, một phần cũng là vì muốn trả ơn thầy nên anh quyết định sau khi đi du học về sẽ nói rõ với thầy.

Nhưng đời chẳng bao giờ suôn sẻ, dì của anh bị tai nạn giao thông. Chân bị liệt, không thể di chuyển. Lúc này không nhờ vả được hai đứa con, bà ta quay sang đay nghiến Thương Triết Viễn.

“ Không có tao thì mày đã chết ở cái xó nào rồi thằng vong ơn bội nghĩa. Giờ này tương lai rộng mở thì mày muốn bỏ tao chứ gì? Nằm mơ đi” bà ta cứ như một mụ điên, bám riết lấy anh.

Những lời mắng chửi của dì giống như sợi dây trói buộc Thương Triết Viễn, kéo anh trở lại với những ngày tháng tăm tối mà anh từng nghĩ mình đã thoát ra. Đối diện với người phụ nữ đã từng nuôi nấng anh nhưng cũng gây cho anh không ít đau khổ, anh chỉ biết im lặng, không nói một lời.

“Dì à, con không bỏ dì. Nhưng con cũng có cuộc đời của mình…” Anh đáp, giọng điềm tĩnh chất chứa sự mệt mỏi.

“Cuộc đời của mày?” Dì anh bật cười khẩy.

“Nếu tao không nhận nuôi mày, thì làm gì có cái gọi là cuộc đời của mày hả? Tao không cần biết, mày phải ở đây lo cho tao! Tao không cần biết mày làm gì, chỉ cần mày kiếm tiền nuôi tao!”

Những lời nói cay nghiệt của bà ta như dao cắt vào lòng anh. Anh đã từng rất biết ơn dì vì đã nuôi anh, nhưng giờ đây, sự biết ơn ấy không còn nguyên vẹn. Bà ta đã từng nói anh là gánh nặng, nhưng giờ khi bà cần, bà lại không ngần ngại níu kéo anh.

“ Phải làm sao để dì tha cho con?”

“ Trừ khi tao chết!”

Sau khi hoàn thành chương trình học, anh mắc kẹt tại Mỹ tận 2 năm để chăm sóc cho người dì rồi khi không chịu đựng nỗi, dì qua đời anh mới có thể trở về nước để gây dựng sự nghiệp.

...----------------...