Trương Thịnh cùng Yến Thư phóng thẳng về nhà trọ, thu dọn một cách chóng vánh rồi rời đi ngay sau đó, quyết không để người làm của bà dì ghẻ kịp vây bắt. Thật tâm Thịnh cũng đã đắn đo suy nghĩ rất lâu. Sau khi xác nhận được toàn bộ tài sản, giấy tờ pháp lý mà cô Út để lại, bản thân anh đã có thể cùng Yến Thư bỏ trốn ngay sau đó. Nhưng vì cảm giác thiếu an toàn khi rời bỏ chỗ thân quen, lại thêm tâm thế sợ con bé phải chịu khổ vì thay đổi môi trường đột ngột, thành ra anh cứ chần chừ mãi. Nhưng khi chứng kiến màn đánh đập dã man vừa rồi, nhìn thấy Yến Thư trong bộ dạng quần áo không chỉnh tề vì bị bà ta hành hạ không ra một con người, anh quyết định chi bằng bỏ trốn thật xa rồi làm lại từ đầu sẽ tốt hơn cho cả hai.
Trương Thịnh tinh ý mụ dì ghẻ kia sẽ vây bắt tại các trạm xe và trước cổng làng, bèn vòng ngược xuống con đường rừng phía sau mà men theo qua làng bên cạnh. Trương Thịnh trước nay đi gánh hàng biết bao nhiêu chuyến, những con đường hẻo lánh ít ai lui tới hay những con đường tắt ít nguy hiểm anh nắm rõ trong lòng bàn tay. Cứ thế dìu Yến Thư chạy băng băng không chút khó khăn gì. Cuối cùng, hai anh em cũng ra được trạm xe làng bên, mất khoảng hai ngày đường nhưng Trương Thịnh tự tin rằng bà dì ghẻ kia có mọc thêm cánh cũng đừng mơ tìm được mình.
Và như vậy, Thịnh và bé Thư đã thành công thoát khỏi ngôi nhà tù đày đó. Theo địa chỉ trong bức tâm thư của cô Út, có một căn nhà nhỏ trên thành phố cách làng một đoạn đường rất xa đã được mua lại dưới tên của cô Út. Nói đúng nhất thì trước đây khi ông bà nội phân chia tài sản, cha của Thịnh gần như được chuyển nhượng toàn bộ gia tài, riêng cô Út chỉ được hưởng một phần nhỏ, đó là căn nhà cấp bốn lụp xụp nằm trong khu lao động nghèo. Sau đó Út Phượng đã quyết định bán căn nhà đó đi, chạy vạy đi vay khắp nơi rồi mua lấy một căn nhà khác khá khẩm hơn. Tuy vẫn nằm thuộc trong phạm vị của khu nghèo khổ, nhưng đảm bảo căn nhà ấy hoàn toàn tách biệt khỏi những bất động sản khác của lão anh trai thối nát. Đương nhiên là cô Út đã lén lút làm tất cả, giờ phút này đây thì nơi đó chính là phao cứu sinh cuối cùng của hai anh em họ.
Út Phượng còn cẩn thận sang tên lại cho Trương Thịnh trước lúc về lại nhà chồng, lại thêm hoàn thành cả thủ tục nhận nuôi và tư cách người giám hộ. Giờ đây chẳng còn gì có thể gây khó dễ cho hai anh em Thịnh và Thư nữa. Trên chiếc xe khách đang sòng sọc lăn bánh bé Thư vùi đầu trên đùi anh mà ngủ thiếp đi cùng với sự suy tư trong vô định hiện diện trên đôi mắt đang hướng ra ngoài cửa kính.
"Tít tít" tiếng còi inh ỏi cùng với dòng xe tấp nập trên những con đường lớn nhỏ rít chịt đa dạng các loại phương tiện qua lại, cạnh đó là những tòa nhà cao ngất sang sát vào nhau, tất cả thật choáng ngợp. Rong ruổi cả ngày ở nơi thành thị người đông này thì cuối cùng họ cũng đã đến nơi. Dừng lại tại 1 con hẽm nhỏ đi sâu vào là những dãy nhà lụp xụp.
...
"Anh ơi, có phải từ nay chúng ta sẽ ở đây không ạ, vậy là mình đã có nhà rồi phải không anh?"
"Vào trong thôi."
Cuối cùng thì hai anh em của họ cũng đã đến nơi, đứng trước căn nhà lụp xụp. Trương Thịnh và Thư hồi hộp nhìn nhau, sau đó hít thở một hơn thật sâu rồi tra chìa khóa vào trong ổ.
Lần này thì thượng đế đã không bỏ mặc hai người họ nữa. Anh thầm vui trong lòng cũng không biểu lộ cảm xúc ra ngoài mặt, còn con bé Thư thì mừng đến nỗi ôm lấy hông của Thịnh mà gào khóc nức nở. Hàng xóm xung quanh thấy vậy nhưng cũng chỉ biết bất ngờ đứng nhìn. Chẳng ai có thể hiểu được niềm vui sướng của hai anh em lúc này cả. Giờ đây cuộc sống của Thịnh và Yến Thư chính thức bước sang một trang mới.
Cuộc sống mới này lúc đầu gặp muôn vàn gian nan khó khăn. Ngoài việc thích nghi với môi trường thành phố, hai em còn phải đối mặt với vấn đề tiền bạc, giấy tờ, pháp lý,… vô cùng mệt mỏi và phiền phức. Do đã có chuẩn bị một khoản kha khá trước đó nên tiền điện, tiền nước, ăn uống hai anh em đều khá thoải mái. Nhưng các vấn đề về nhà đất, sổ đỏ, lại thêm cả quyền giám hộ khiến thời gian ấy Trương Thịnh bị thiếu ngủ trầm trọng. Song song với đó, hai anh em vẫn chưa thể quen được trước nhịp sống của người thành phố, thành ra khoảng thời gian tìm việc làm ban đầu cũng đã gặp không ít trở ngại.
Nhưng thời gian dần trôi, mọi biến sự dần trở về quỹ đạo của nó, việc khó đến mấy cũng đã có được câu trả lời. Trong vòng hai năm sau đó, anh đã tìm được công việc mới, chẳng những thế còn phải chạy đôn chạy đáo tận hai ba chỗ trong một ngày. Trương Thịnh thỉnh thoảng đếm nhẩm lại thì thấy được thời gian hai em nói chuyện với nhau còn ngắn hơn cả tổng thời gian đi vệ sinh trong một ngày. Số tiền tích góp cũng vì thế mà ngày một nhiều hơn. Cho đến khi Thịnh tìm được một công việc khác, có thu nhập ổn định, có quỹ thời gian khoa học, lại được tăng thưởng khá thường xuyên, anh đã đưa ra quyết định: cho Yến Thư nghỉ làm rửa bát bưng bê, thay vào đó cô bé sẽ được đến trường từ bây giờ.
"Không, em không muốn đi học, em chỉ muốn đi làm phụ anh kiếm tiền à!"
"Lời tôi nói em phải nghe, con nít lo đi học cho đàng hoàng, không được phép cãi lời người lớn."
Trịnh Yến Thư ban đầu quyết liệt phản đối, cô bé liên tục từ chối, nhất quyết không làm theo lời Trương Thịnh. Cô bé lo sợ nếu như không đi làm sẽ lại tạo thêm gánh nặng cho anh trai. Chưa kể việc học hành trên thành phố rất tốn kém, lại thêm cả nhiều năm nay chưa động lại vào sách vở bao giờ, Thư nghĩ qua loa thôi cũng thấy thật tốn tiền và vô ích.
Ấy vậy mà sau cùng con bé chẳng thể thắng nổi Trương Thịnh, cứ thế tuân theo sắp đặt của anh. Đó cũng là lần đầu tiên cô bé được cầm lại những cây bút chì, bút mực, thước kẻ trên tay sau lần cuối cùng tham gia lớp học xóa mù chữ tại quê của mẹ.
Một thời gian sau, Yến Thư thuận lợi học xong cấp một, bắt đầu chuyển đến một ngôi trường cấp hai khá có tiếng tăm. Dù mang tiếng là học trễ một hai năm do hoàn cảnh gia đình, song vì gương mặt bầu bĩnh, lại thêm tính cách hoạt bát, Yến Thư không gặp khó khăn trong việc làm thân với bạn bè. Thành tích cô bé cũng vô cùng tốt. Trong khi các bạn trong lớp mới được học thêm, học bổ túc đủ thứ môn dù tuổi còn khá nhỏ, Thư vẫn theo kịp mọi người, bài vở tập sách thì luôn luôn hoàn thành đầy đủ.