Vết thương của Khanh sau bảy ngày thì cũng đóng vảy hoàn toàn, đã có thể đắp thuốc song vẫn không thể nằm hay ngồi bình thường được.
Hai ngày kể từ khi trở lại Vương phủ, Tuân cũng thượng triều như lệ cũ. Mỗi ngày trước khi đi hắn đều ghé qua phòng Khanh, dù biết giờ đó nàng vẫn ngủ hắn cũng phải nhìn thấy nàng mới yên tâm rời đi.
Chuyện này đều được cô Đào và Nhi kể cho Khanh nghe.
Lại nhắc tới cô Đào, hôm Khanh về phủ, cô Đào biết chuyện thì khóc toáng lên như trẻ con vậy đó, có vậy mới thấy Đào quý Khanh nhiều cỡ độ nào. Ngày nào, tối nào cũng túc trực không rời Khanh nửa bước, còn thế thốt lần sau vào cung Đào sẽ giả làm thị vệ để hộ tổng, bảo vệ nàng.
Khi nàng nửa tỉnh nửa mê, thầy Khanh cũng thường xuyên đến thăm nàng. Về vương phủ rồi thì ông lại gửi thư và quà cáp mong nàng chóng lành.
Nhận được nhiều tình yêu cỡ ấy, bỗng Khanh chẳng còn thấy mình cô đơn ở thế giới này nữa.
Thế rồi khi Khanh chợt nhớ tới chuyện của Lan phi, hỏi ra mới thực sự là bàng hoàng, chấn động.
Lan phi và bát hoàng tử đều chết cả rồi.
"Sao...Sao cơ?"
Nhi gật đầu khẳng định.
"Ngay trong ngày hôm đó, Lan phi vì băng huyết và kiệt quệ sau sinh cùng với trúng độc mà qua đời. Bát hoàng tử mệnh yều, yếu tim, hoăng ngay trong đêm."
Khanh nghi hoặc tức lự:
"Nhưng rõ ràng em nghe thấy tiếng khóc mà. Sao một đứa trẻ yếu tim lại có tiếng khóc vang đến thế được? Chị có nhầm không? Có ai thấy đúng là đứa bé không?"
"Khanh."- Yến Nhi lắc đầu nguầy nguậy, khẽ đưa tay chắn miệng ra ý nàng đừng nên nói gì cả.
"Ngoài Hoàng Đế và Hoàng Hậu, không ai biết Bát hoàng tử thực sự ra sao, không ai khi đó được phép thấy mặt hoàng tử cả. Mấy cung nữ và bà mụ đỡ đẻ cũng bị đuổi hết rồi. Quan gia cũng hạ lệnh nghiêm cấm bàn tán về sự ra đi của mẹ con Lan phi. Khanh, em đừng tham gia vào hậu cung nữa. Em thực sự đã dọa chết khiếp mọi người rồi."
Nhi trách rất nhẹ nhàng.
Bống Khanh nhớ tới chuyện rằng, Đại Việt khoảng thế kỉ mười ba, mười bốn có cho phép hôn phối cận huyết, điều này thậm chí còn xảy ra cực phổ biến ở trong hoàng thất.
Khanh mới tìm cách vặn hỏi Nhi về thân thế của Lan phi, qua đó mới biết được té ra sinh mẫu Lan phi là em gái của Thái Hậu, xét theo gia phả bình thường thì bà là cô của Hoàng Đế, Lan phi là em họ của ông.
Hôn nhân cận huyết. Nàng đã hiểu vì sao Hoàng Để lại không cho phép bất kì ai bàn tán về Bát hoàng tử rồi.
Bệnh tim chỉ là cái cớ, nàng nghĩ đứa bé hẳn đã mắc bệnh lạ, dị dạng rồi mới dẫn đến chết yều.
Song Khanh cũng không có ý định nói ra. Đi trước thời đại thì có hai hướng, một là người ta cho nàng bị điên, hai là ngày mai nàng mất đầu vì tội vạch trần chuyện Bát hoàng tử sinh ra không bình thường.
Thôi thì nàng sẽ không nhúng tay vào nữa. Cứ cho là đứa bé bị ảnh hưởng bởi độc tố cũng được. Dù sao kẻ ra tay cũng đã tàn độc cỡ ấy, có oan thêm một nấc Khanh cũng không thấy đáng thương.
"Phía hoàng cung đã điều tra ra cái gì chưa?"
Yến Nhi lắc đầu, cười buồn:
"Em cứ dưỡng thương cho khỏe đi hẳng."
Lúc hai người đang nói chuyện thì Đào thưa có Văn Tuyên học sĩ tới thăm bệnh.
Khanh đồng ý cho vào. Nàng khẽ lườm y:
"Tôi thấy anh có phải thăm tôi đâu, anh thăm ai ấy chứ."
Nhìn Yến Nhi e thẹn kìa....
"Mà anh tới đây tức là đã hạ triều rồi phỏng? Sao chưa thấy Vương gia về nhỉ?"
Nghe đến hai chữ "vương gia", Lý Văn Lộc rùng mình.
Y nhớ lại dáng vẻ của Tuân hai hôm nay trên triều.
Thực sự khác lạ. Kể từ khi lên làm thái úy, y chưa thấy hắn nhúng tay vào binh quyền hay gì dù là nhất đẳng quan võ. Nay lại dâng tấu lên quan gia có ý cho duyệt binh nhằm củng cố quân sự nước nhà.
Quan gia nghe thấy thuyết phục, giao hổ phù cho hắn quản lí, tức rằng hiện tại, tính cả phía thông gia là ông
Trịnh Vân Trường thì một nửa binh lực quốc gia đã nằm trong tay Tuân.
Hắn cũng công khai xin Hoàng Đế lập nên cấm quân cũng như chiêu mộ người tài, năm sau tổ chức cuộc thi võ nghệ có thưởng chức tước. Ngẫm thấy quốc gia vừa có nạn máu tanh chưa lâu sẽ có kẻ nhân cơ hội này nhăm nhe lãnh thổ Đại Việt, Hiển Tông Đế đã đồng ý, còn nói cấm quân sẽ cho Hiểu Minh Vương toàn quyền đốc thúc,
quan lf.
Chỉ trong hai ngày ngắn ngủi, Tuân đã thành một con người khác. Nắm trong tay hồ phù sở hữu một nửa binh lực
Đại Việt, lại nắm quyền sinh sát tại cẩm quân triều đình, rồi cả là trọng thần phụ vua giao ước với sứ thần phương
Bắc, là cầu nối giữa hai quốc gia.
Từ một thái úy tưởng chừng như hữu danh vô thực, đã trở thành kẻ quyền khuynh triều dã.
Đương nhiên, lượng binh lực trong tay Tuân nhiều như thế không hề khiến lòng người nghi kị nửa phân. Nhìn vào chiến công hiển hách của hắn mà xem.
Thần tốc công phá vòng vây địch ở bến sông Lam, thành công bảo vệ Thăng Long những giây phút hấp hối. Với mười vạn kị binh và binh tiến, dựa vào địa hình đèo cao, núi dốc hiểm trở mà đánh thắng hơn hai mươi vạn quân thiện chiến của địch tại biên giới. Lại là người đã lấy đầu chủ tướng phương Bắc trong trận chiến định mệnh. Tuân chính là kẻ thích hợp khiến lòng quân quy phục.
Không gì thích hợp hơn khi giao binh lực vào tay hắn lúc này. Thực tế đánh giá tình hình mà nói, Tuân chỉ giống như đang đòi lại quyền lợi mà vốn hắn sẽ được nhận mà thôi.
Thái úy Hiểu Minh Đại Vương làm sao lại có thể tầm thường cho được. Chẳng qua hắn luôn trung lập, không can thiệp quá sâu vào tranh đấu Đế vị.
Hiển Tông Đế cũng ra ý hài lòng lắm. Sự thay đổi của Tuân khiến ông thấy đứa con trai này có gì đó đáng để trông mong, kì vọng.
Song khi Tuân nắm trong tay ngần ấy quyền lực, cũng đồng nghĩa hắn sẽ đứng mũi chịu xào, là kẻ mà trăm người, vạn người nhắm đến, dòm ngó đến ngôi vị hiện tại của hắn.
Nghĩ mà sợ, phong thái Tuân dạo đây cũng khác hẳn. Từ một kẻ dĩ hòa vi quý lạnh lùng rắn tâm, chuyện của người thì ta không quản, đã trở nên máu lạnh sát phạt.
Trên triều, đã có mấy kẻ ăn bám, tham nhũng, khi xưa cố leo lên chức quan văn, tránh việc tòng quân đã rớt đài chỉ trong hai ngày ngắn ngủi vì Tuân rồi.
Hóa ra con người cũng có thay đổi nhanh khủng khiếp đến thế.
Hoặc đó là một Tuân mà Văn Lộc chưa từng thấy, là phần con mà Tuân trưng ra trên chiến trường.
Còn đứng trước mặt hắn bây giờ, là nữ nhân đã khiến kẻ kiên trực, cứng đầu như Tuân thay đổi.