Những ngày cuối năm cả Chỉ An đều tấp nập.
Giảng đường ở Đinh Vương phủ vẫn cứ i i a a tiếng trẻ con tập đọc, tiếng luyện võ.
Thầy đồ già tóc bạc ngồi khoanh chân trên kỷ tập những đứa trẻ viết bài.
Trương Lưu và Viễn Thần dạy võ cho những đứa lớn hơn.
Nhậm Anh và Cung Dịch Nguyên Cố thì cứ bận bịu việc kế sách đối phó, cứ đi sớm về khuya suốt, tất nhiên Tình Quân không thể thiếu.
Nguyệt Lam thì rảnh rỗi nhất, cả ngày chỉ cùng Hồng Anh ra vào xem xét, ổn thoả mấy việc nội tình trong phủ.
Không thì rảnh rỗi ra ngồi nghe Hải tiên sinh tập tành vài chữ, tam vương phi không biết chữ cũng chẳng ra thể thống gì.
Nhưng ngồi im nghe giảng không phải nghề của cô, chỉ nghe vài ba phút là đứng dậy ra ngoài.
Làm chính nghĩa dễ hơn.
Thế là vị tam vương phi không thể ngồi yên này dẫn thêm một tiểu nha hoàn xuống bếp chính.
Kêu đầu bếp lấy gạo ra nấu cháo phát cho mấy người ở khu nghèo.
Cô hăng hái phụ giúp, con người nhỏ nhắn chạy lăng xăng khắp nơi.
Các A nương lớn tuổi đều rất thích, hoạt bát đáng yêu, dù là vương phi cao quý nhưng xem nô tài như người nhà.
- Thuý a nương, cái này cho thêm một ít.
Cô chạy từ đâu ôm về một túi hạt kê, phía sau là Cao Hùng bê túi lớn túi nhỏ gì đó thở phì phò đặt ở sập phơi rau trước sân, Hồng Anh cũng xách hai bó củ cải đỏ lớn.
Thuý a nương đang cầm cái muôi to như cây củi khuấy cháo trong nồi to đùng cao nửa người, ngạc nhiên:
- Tam vương phi, không phải ta kêu người trở về Đoản Bạch viện rồi sao?
Nguyệt Lam lau mồ hôi trên trán, cô chỉ mặc mấy bộ y phục vốn có của mình.
Thứ nhất là giản dị, thứ hai không quá rườm rà, để ý phía dưới cô còn " xén" đi một chút chỉ để đủ chạm đất.
Cô hất tay bảo gia nhân đem đi rửa rồi nói:
- Ta cũng đâu đồng ý trở về.
Các a nương xem thế nào bỏ thêm ít bí đỏ và hạt kê vào cháo nấu chung, nếu không nhạt nhẽo lắm.
Châu a nương là người cao gầy, đi từ trong bếp ra:
- Tam vương phi, chân tay người là vàng ngọc, để tụi hạ nhân làm là được rồi.
Không để nàng từ chối, bà kêu lên:
- Các người mang đi rửa rồi xât nhỏ, mang vào cho các a nương khác nấu.
Ba bốn nô tỳ xúm lại mang hết đồ đi, Nguyệt Lam cũng đi vào bếp nhìn bốn nồi cháo to đùng gật gù:
- Như vậy trưa nay có thể đi phát.
Cô quay lại Cao Hùng ở bên cạnh hỏi:
- Giờ còn sớm, không biết bên Thục viện đã nấu ăn chưa?
Cao Hùng lắc đầu:
- Bẩm vương phi, giờ có lẽ chưa nấu.
Nguyệt Lam gật đầu, nói tiếp:
- Huynh bảo nô tài nào đó đến thục viện bảo trưa họ đừng nấu cho lũ trẻ, bọn chúng ăn ở đây được rồi.
Khỏi mất công chạy đi chạy về.
Cao Hùng không chối từ mà nhận lời, ra giặn dò một đinh nhân sai vặt rồi lại trở vào.
Thục viện là ký túc xá cho đám trẻ cô nhi, Cung Dịch Nguyên Cố cũng không nỡ cho chúng mù chữ mà đành lấy một chút phía ngoài Đinh vương phủ làm giảng đường dạy học.
Nói là" một chút" chứ thật ra là đều có sân chơi, sân tập võ và ba cái lớp học.
Gần một trăm đứa trẻ ngày nào cũng nối đuôi nhau đi học, buổi trưa về ăn cơm rồi lại quay lại.
Từ Đinh vương phủ về Thục viện cũng tốn hơn ba mươi phút, Cao Hùng, Trương Lưu và Viễn Thần có nhiệm vụ là đưa đón chúng đi về an toàn.
Trên đường cũng có rất nhiều tai mắt Đinh vương phủ nên chẳng ai chọc ghẹo được đám tổ tông này.
Buổi trưa nhanh đến, Hải Vệ tiên sinh cũng trở về nhà ăn cơm với thê tử.
Nhà ông cũng gần Đinh vương phủ, được Cung Dịch Nguyên Cố cung cấp cho một căn nhà ở ngay đầu phố để tiện chuyện đi lại dạy học.
Đám trẻ Thục viện đã sớm quen với Khả Nguyệt Lam, sau khi được tan học chúng ngoan ngoãn lễ phép xếp hàng đến phòng tập thể ăn cơm.
Ở đây nha hoàn đã chuẩn bị tươm tất bàn ghế và thức ăn trên bàn.
Sau khi sắp xếp cho chúng thì cô cũng chuẩn bị chở những nồi cháo thơm ngon đến khu nghèo phía sau kinh thành.
Cô còn mời thêm Hồ Thanh cùng Yến Thư và thêm mấy vị đại phu đến để phỏng xem bệnh cho ai cần.
Hồng Anh cũng nhanh nhẹn đi phía sau che dù, vì sợ mỹ nhân tỷ tỷ của mình cảm lạnh nên mang theo trà gừng.
Những con hẻm nhỏ bụi bặm xập xệ được che đậy bởi các căn nhà cao sang trọng.
Ngôi nhà nhỏ tí san sát nhau, ẩm mốc rêu phong, nếu ở hiện đại nó sẽ là khu ổ chuột.
Đa số ở đây đều là dân ở các nơi mất nhà cửa ruộng đất phải đến kinh thành làm kế sinh nhai.
Buổi sáng đinh nhân đã đi thông báo cho những con hẻm rằng sẽ có phát cháo trưa.
Nên mọi người ở đây ai cũng vui mừng, hi vọng sẽ ăn được một bữa no bụng.
Chọn một ngã ba đường thông thoáng, hơn mười nha hoàn bắt đầu múc cháo.
Người nghèo khổ gầy gò, y phục rách rưới xếp từng hàng, miệng không ngừng cảm ơn.
Nguyệt Lam cũng đứng một bên quan sát, rất nhiều người ăn xin, đa số toàn là người già yếu và trẻ con.
Trong lòng vấy lên nỗi chua xót.
Nếu ngay Chỉ An nhiều người như vậy, những châu huyện khác thì làm sao? Không ổn, chính sách cai trj này không ổn.
Đã không đất đai nhà cửa, không có sức khoẻ cái ăn thì tiền gạo đâu mà đóng thuế cho triều đình?
Cô để ý một bà lão ngồi cạnh bờ tường, cả người gầy khô, nhăn nheo tội nghiệp.
Một đứa bé trai còn nhỏ khoảng chừng ba bốn tuổi đang bưng cái bát sứt mẻ đựng cháo cẩn thận lại đưa cho bà:
- Nãi nãi, ăn đi, cháo còn nóng.
Bà già nheo mắt nhìn đứa trẻ, đưa tay run rẩy đẩy nhẹ vệ phía nó:
- Cháu ăn trước đi, ăn đi mau lớn.
Đứa bé này tuy lấm lem bùn đất nhưng nhìn thoạt nhanh nhẹn, nó đã đói lắm rồi.
Mùi cháo thơm phức truyền đến, nó nuốt nước miếng rồi lắc đầu:
- Cháu không đói, bà ăn đi.
Hồng Anh như hiểu được ánh nhìn của cô, đi lại chỗ Thuý a nương múc một bát cháo rồi cầm muỗng đi lại chỗ họ, ngồi xuống:
- Tiểu đệ ăn đi, để ta đút cho nãi nãi.
Trước kia còn bố mẹ, khổ cực như vậy nếm nhiều rồi.
Nhưng bà lão già này dắt theo một đứa trẻ đúng là không dễ dàng gì.
Bà lãi như muốn cúi xuống:
- Cô nương, cô nương thật tốt bụng.
Hồng Anh vội ngăn lại, lắc đầu:
- Không, là tam vương phi, là người đã cố ý bảo nấu cháo phát cho mọi người.
Bà lão nhìn qua bóng dáng màu đỏ phía bên kia đang cùng đại phu xem bệnh cho mấy người ốm.
Bà kích động:
- Đó là tam vương phi?
Đứa trẻ cũng nhìn theo bà, khẽ reo lên:
- Là tỷ tỷ lúc trước cho ta kẹo hồ lô.
Hồng Amh đút cho bà ăn hết nửa chén cháo, Nguyệt Lam cũng dẫn theo Yến Thư đi đến.
Bà lão muốn khấu đầu lạy cô:
- Bồ tát sống, là bồ tát sống.
Nguyệt Lam sợ hãi lùi lại phía sau, vội vàng đỡ bà lên:
- Nãi nãi, bà đừng lạy ta, nếu lạy ta tổn thọ mất.
Yến Thư sau khi xem bệnh cho bà thì viết thang thuốc xong cũng đến bệnh nhân khác.
Nguyệt Lam nán lại hỏi:
- Đệ đệ này tên gì?
Đứa trẻ quẹt nước mũi thò lò, nghiêm mặt lại:
- Đệ tên Tiểu Chí, năm nay hơn bốn tuổi.
Bà lão nhìn đứa cháu bằng ánh mắt dịu hiền:
- Đứa trẻ này ngoan lắm, rất hiểu chuyện.
Cô lại hỏi:
- Bố mẹ đứa trẻ đâu?
Bà lãi thở dài, ánh mắt vô định về mấy người đang lấy cháo, trả lời:
- Bố mẹ nó không đóng được tiền thuế, đi khổ dịch hơn một năm nay rồi, còn mỗi lão và đứa bé.
Sống được tới đâu hay tới đó, chỉ tội cho thằng bé.
Nguyệt Lam không nói gì, chỉ thầm để trong lòng.
Đến quá trưa cháo đã hết, trời cũng bắt đầu lạnh hơn.
Cô dặn dò mọi người ngày mai cũng còn phát cháo nên hãy quay lại.
Sau đó thu giọn đồ đạc trở về.
Người nghèo quá nhiều, nếu giúp đỡ sẽ không thể hết được, đến đâu hay đến đó.
Cô lấy bút bi và quyển sổ đen ra ghi chép gì đó, cứ nghĩ ngợi, cặm cụi viết rồi lại xoá.
Lật lật vài quyển sách xong lại thở dài, cắn đầu bút.
Hồng Anh cũng rảnh rỗi không làm gì thì ngồi sân ngoài chơi.
Hơn nửa tháng nay đã tốt lên khá là nhiều.
Không còn rụt rè nhút nhát nữa, mà đã biết trò truyện với mọi người.
Ở cùng với Nguyệt Lam nên dạo này ăn ngủ đủ chất, sức khoẻ cải thiện.
Nên đã có da có thịt, phát triển đầy đủ mà còn trắng trẻo đáng yêu.
Lớn lên chắc chắn sẽ rất dễ nhìn.
- Hồng Anh, tam vương phi đâu?
Tiếng gọi phía sau truyền đến, quay lại thì thấy Cung Dịch Nguyên Cố, cô bé vội vã đứng dậy cúi đầu trả lời:
- Tam vương phi trong phòng.
Y nghe xong lập tức rảo bước về tư phòng.
Đi theo sau là Nhậm Anh, hắn ngồi xuống ghế đá, bình thản nói:
- Mèo hoang nhỏ, ta nói ngươi nghe, hôm nay thật là chuyện bực mình.
Hừ!
Hồng Anh định đi pha trà nhưng nghe hắn nói thì hơi nghiêng đầu khó hiểu:
- Cửu cửu, ngài uống nước không?
Nhậm Anh nhìn cô bĩu môi:
- Tất nhiên là có, hỏi thừa.
Cô bé nhanh chóng đi vào phòng trà nấu nước pha trà.
Lúc sau mang một ấm trà ra rót cho hắn một ly.
Nhậm Anh thổi một chút rồi uống một ngụm, trời lạnh lẽo thế này mà có trà ấm uống quả thật thoải mái.
- À đúng rồi, lúc trưa ngươi và tam tẩu đến phố Tây An phát cháo?
Hồng Anh gật đầu:
- Mỹ nhân tỷ tỷ bảo không có chuyện gì làm.
Nhậm Anh thở dài, lẩm bẩm:
- Tam hoàng huynh đúng là rước một tiểu tổ tông.
Sớm muộn gì ngân sách trong phủ cũng nhẵn nhụi cho mà coi, lúc đó có mà đi cày ruộng.
Hồng Anh nghe nói mỹ nhân tỷ tỷ của mình như vậy quả không chịu được, liền xù lông bảo vệ:
- Có mà ngài đi cày ruộng ấy, ta không để mỹ nhân tỷ tỷ cày ruộng đâu, tam vương gia cũng không nỡ.
Nhậm Anh vừa bị ăn ức chế ở bên ngoài, về nghe con mèo hoang này cãi lại thì bùng nổ, hắn gầm gừ:
- Lại thêm tiểu gia hoả nhà ngươi nữa.
Thật đúng là tức chết mà.
Hắn giận dỗi đứng dậy bỏ đi.
Hừ hừ!! Riết rồi ta chẳng là cái lá me gì trong cái phủ này cả.
Bãi công!
----
Mẩu chuyện " pốc phétt":
Cửu Cửu: "Anh Nhi, đừng đánh bài nữa, ngân khố sắp bị nàng mang ra cược hết rồi"
Anh Anh:" chàng yên lặng nào"
Cửu cửu: "......."( xắn quần, vác quốc đi ra ngoài)
Anh Anh:" chàng đi đâu?"
Cửu cửu:" về quê cày ruộng lấy tiền cho nàng đánh bài"
-------
Tuyết Gia: cp phụ này dế huông không kém Nguyệt tỷ và Mỹ nam Nguyên Cố đâu à nhaa! Bây giờ mấy người hãy ăn hai gói đường cùng một lúc thui nàooo.