Hôm mùng hai về nhà mẹ đẻ, Ôn Diệp đã nói hai câu quan tâm: "Có khó khăn gì thì đừng tự mình gánh vác, đích mẫu là một người nương tốt, muội nên thường xuyên đến chính viện nhiều hơn."
Thường di nương bưng đĩa hoa quả khô tới, nghe được câu này, trừng mắt liếc Ôn Diệp một cái nói: "Đừng tùy tiện dạy hư tiểu muội con, phu nhân mỗi ngày bận rộn, đi làm phiên bà ấy nhiều không tốt đâu Nhiên nhi ạ.”
Ôn Nhiên cười nói: "Di nương, con hiểu."
Rồi sau đó nói với Ôn Diệp: "Tứ tỷ cũng yên tâm, muội muội không cảm thấy khó khăn đâu."
Khi cô bé nói chuyện, đôi mắt tỏa sáng, đúng là không giống như đang gặp khó khăn gì.
Ôn Diệp nhướng mày, trực giác trong đó có chuyện nàng không biết, vì thế hỏi: "Muội nói vậy là sao?"
Ôn Nhiên giải thích: "Muội cảm thấy đây cũng là một loại khiêu chiến, không chỉ ta, Thái tử điện hạ cũng gặp phải tình huống tương tự, ta và chàng ấy thông qua thư tín, còn viết xuống cách ứng đối của mình, để đối phương đánh giá đồng thời đánh dấu những thiếu sót trong những cách ấy."
Ôn Diệp: "..."
Còn chưa hết, Ôn Nhiên tiếp tục nói: "Cứ như vậy, khi khó khăn tiếp theo tới, bọn muội sẽ có biện pháp giải quyết tốt hơn."
Ôn Diệp nghe xong, hồi lâu mới nói: "Muội làm sao liên lạc với Thái tử điện hạ được?"
Ôn Nhiên nói: "Năm trước Hoàng hậu nương nương ban cho muội hai ma ma giáo dưỡng vào phủ, phong thư đầu tiên của ta là viết cho Trường Nhạc công chúa, chẳng biết tại sao lại có hai người hồi thư." u865
Để không thất lễ, cô bé đành phải trả lại cho Thái tử điện hạ một phong thư, vài lần liền có thói quen này.
Hóa ra việc đọc sách không chỉ có thể kiếm tiền mà còn có khả năng giải quyết vấn đề, Ôn Nhiên đã bắt đầu mong đợi sự xuất hiện của tảng đá tiếp theo.
Trải nghiệm cá nhân mà người sau mang lại dường như khiến cô bé phấn khích hơn người trước.
Ôn Diệp im lặng một lát rồi đứng dậy.
Ôn Nhiên ngơ ngác nói: "Tứ tỷ tỷ đi đâu vậy?"
Ôn Diệp sửa lại xiêm y nói: "Đi tìm tỷ phu muội."
Nàng thật sự không hiểu nổi thế giới của những người thông minh....
Sau một năm Thái tử thành hôn hoàng trưởng tôn xuất thế.
Năm nay, Từ Ngọc Tuyên mười bốn tuổi, đã du học được một năm.
Một năm sau du học trở về, Từ Ngọc Tuyên bỗng nhiên thay đổi tính tình, bắt đầu hiếu học.
Ngay cả thời gian nghỉ cũng không bỏ lỡ.
Ôn Diệp thấy có gì đó không ổn, liền hỏi Từ Nguyệt Gia: "Chàng ép nó à?"
Từ Nguyệt Gia phủ nhận: "Không có."
Quốc công phủ giáo dục trọng ở phẩm tính và tu dưỡng, đọc sách xếp thứ hai, đạt tiêu chuẩn là tốt rồi, cũng không cưỡng bức hay cưỡng cầu gì.
Ôn Diệp không hiểu: "Vậy nó bị cái gì kích thích vậy?"
Nếu không phải Từ Ngọc Tuyên vừa mở miệng vẫn là những câu quen thuộc, Ôn Diệp hẳn sẽ nghi ngờ cậu bị người ta bắt đi.
Từ Nguyệt Gia suy nghĩ sâu xa vài giây lắc đầu: "Ta cũng không biết."
Trong lúc hai người nói chuyện, Từ Ngọc Tuyên cầm một bài văn đi tới trước mặt Từ Nguyệt Gia: "Cha, giúp con xem sách luận này có sai chỗ nào không."
Ôn Diệp thấy vậy, càng cảm thấy không đúng.
Trước kia chỉ có làm chuyện có lỗi với nàng và Từ Nguyệt Gia, cậu mới biểu hiện ra bộ dáng nhu thuận hiếu học giống như bây giờ.
Ôn Diệp nhỏ giọng nói: "Nhưng ta cũng chưa làm gì khiến nó cảm thấy có lỗi."
Câu nói thâm này rơi vào bên tai Từ Nguyệt Gia, hắn dừng lại ánh mắt trên văn chương, ngước mắt nhìn về phía nàng nói: "Trước đó không lâu Thánh thượng ban thưởng ta bản sao sách còn không?"
Câu hỏi này của hắn không tránh khỏi Từ Ngọc Tuyên.
Từ Ngọc Tuyên vừa nghe liền hiểu hàm nghĩa trong lời nói của hắn, hơi bất mãn nói: "Chai"
Không phải là lần trước uống trộm rượu Nương ủ, sau khi say không cẩn thận xé rách một quyển điển tịch sao.
Thế mà hai người lại vì việc này mà coi cậu như một tai họa?
Hai phu thê không để ý đến cậu.
Ôn Diệp hồi tưởng: "Chắc vẫn còn đó."
Từ Nguyệt Gia lo lắng, gấp văn chương trong tay lại nói: "Ta đi xem một chút."
Từ Ngọc Tuyên: "Cha, vậy sách luận của con thì sao?"
Từ Nguyệt Gia còn nói với cậu: "Viết lại."
Từ Ngọc Tuyên cầm tới, nhìn trái nhìn phải.
Thầm nghĩ, chẳng lẽ trình độ của mình kém như vậy sao.