Thân mình loạng choạng, hắn ngã nhào xuống hồ.
Cao tiểu thư vừa đến nơi đã bắt gặp cảnh tượng này, vội vàng sai người nhảy xuống vớt hắn lên.
Nhìn thấy hắn ướt sũng, nàng không những không e ngại, ngược lại còn cười nghiêng ngả, chẳng còn chút nào dáng vẻ đoan trang, thùy mị lúc trước.
Trở về phủ Cao gia, sau khi thu xếp ổn thỏa, hai vị công tử lại bắt đầu uống rượu ngâm thơ, đối mặt với trăng thở than cho số phận hẩm hiu.
Nào ngờ, Cao tiểu thư cất lời điểm tỉnh: "Ta đã nghe hai vị ở đây than thở mấy ngày nay rồi, đến con vẹt của ta cũng học được. Không phải chỉ là không thể thi cử làm quan sao? Nếu thật sự muốn báo đáp quốc gia, đâu chỉ có mỗi con đường này. Huynh trưởng muốn thoát khỏi xuất thân thương gia, không thể làm quan thì có thể chuyên tâm vào nông học, trồng cây nuôi tằm đều là những kế sách lâu dài, xưa nay đế vương đều xuất phát từ nông tang. Ngô công tử có thân phận cử nhân, càng có thể dạy học, viết sách nghiên cứu học vấn."
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Hai người như được khai sáng, dần dần chấp nhận sự thật rằng con đường khoa cử không dành cho mình.
Vốn đã có duyên kỳ ngộ từ thuở nhỏ, lại thêm tính cách điềm tĩnh, phóng khoáng của Cao tiểu thư khiến Ngô công tử cảm động.
Hắn lấy hết can đảm, để cha mẹ đến Cao gia cầu hôn.
Cao gia cũng rất hài lòng với Ngô công tử, nghĩ rằng nếu trong nhà có đứa trẻ học hành giỏi giang, sớm gửi vào danh nghĩa của Ngô công tử, Cao gia có thể dần dần thoát khỏi thân phận thương nhân, gia sản kếch xù cũng có thể nhờ đó mà chuyển từ giàu sang quý.
Chỉ là về sau, Cao công tử không đi theo con đường nông tang, mà lại quyên góp cho thư viện Đồng Giang một số tiền lớn để tiếp tục học tập.
Quả thực hắn có thiên phú về văn chương, tài hoa hơn người, viện trưởng quý tài, nên hắn đã ở lại thư viện làm thầy dạy học.
Còn muội muội lấy chồng họ Ngô lại bộc lộ tài năng kinh doanh xuất chúng.
Trở thành Ngô tam phu nhân, nàng đối đãi với mọi người rộng lượng, hào phóng, tính tình tao nhã, thú vị, giống như một cơn gió xuân ấm áp của Giang Nam thổi vào giới quý phu nhân kinh thành.
Lời nói của nàng luôn ôn hòa, dịu dàng, khéo léo khuyên nhủ, an ủi mọi người.
Nàng cũng rất giỏi hóa giải những tình huống khó xử, những bữa tiệc ngắm hoa, ngắm tuyết, ngắm mưa do nàng tổ chức trở thành những buổi yến tiệc tao nhã nhất kinh thành.
Hơn nữa, khi Thái hậu mở cuộc quyên góp cứu trợ nạn lụt Hoàng Hà, nàng đã quyên góp một số tiền lớn, được Thái hậu khen ngợi là trung trinh, hiền thục.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-46.html.]
Nhà mẹ đẻ của Ngô tam phu nhân ngoài mấy người huynh đệ con thúc con bá tài năng bình thường, thì chỉ có một người huynh trưởng say mê học hành.
Nàng đáp ứng yêu cầu của cha, tiện thể giúp nhà mẹ đẻ quản lý việc kinh doanh ở vùng phụ cận kinh thành.
Bên ngoài, nàng bận rộn tối mặt tối mũi, còn việc nhà trong phủ Ngô gia, ngược lại đều phải hỏi thiếu gia, à không, lúc này nên gọi là tam gia rồi.
Ngô tam gia ở nhà, ngoài việc đọc sách viết chữ, hiếu kính cha mẹ, còn đích thân dạy dỗ con gái, chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của con gái và phu nhân, lại thường xuyên đến Giang Nam thăm con trai ở nhà ngoại.
Còn lại là lo liệu những việc nhỏ nhặt trong nhà, trong tộc, mỗi khi cần quyết định việc gì đều hỏi ý kiến phu nhân, cũng là một người bận rộn.
Phu thê hai người phối hợp ăn ý, thấu hiểu lẫn nhau, chỉ trong vài năm đã đưa Ngô gia vốn đang sa sút ở kinh thành trở lại với vòng tròn giàu sang, quyền quý.
Nỗi phiền muộn duy nhất, có chăng là Ngô tam gia thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, nào có giống như cưới vợ, rõ ràng là ở rể.
Nhưng nhìn vào ánh mắt ngưỡng mộ của họ, Ngô tam gia kiên quyết cho rằng, đây quả thực là ghen tị trắng trợn.
Cho nên, đôi chim rừng yêu thương nhau như vậy, khi đại nạn ập đến, chính là c.h.ế.t cũng muốn c.h.ế.t cùng nhau.
Cuối cùng cũng đến ngày lên đường đến Ninh Cổ Tháp.
Ban đầu, mọi người đều tràn đầy tự tin.
Đúng vào mùa hè mà trước đây mẹ lo lắng ta sẽ gặp chuyện không may, nhưng vì phải đi về phía bắc suốt hai tháng trời, nên thời tiết mát mẻ, không khí khô ráo, kết hợp với cảnh sắc cuối hạ đầu thu, khiến người ta không khỏi dâng lên cảm giác hào hùng.
Càng đi về phía bắc, thời tiết càng lạnh. Hình như khi tỉnh dậy ở một trạm dịch nào đó, ta thấy lá cây đều đã rụng hết, những cành cây trơ trụi như những bóng ma vươn ra.
Mẹ và muội muội vốn hoạt bát, đáng yêu đều trở nên im lặng.
Trong sự yên lặng này, gió tuyết phương bắc kéo đến.
Sau khi đến thành Ninh An, một trận tuyết lớn khiến người ta hiểu được, vùng đất khổ hàn này rốt cuộc tuyệt vọng đến mức nào.
Anh thúc khi chia tay ở thành Ninh An đã bọc cho bánh xe ngựa của chúng ta một lớp rơm khô, nhét vào xe ngựa rất nhiều đồ ăn, lại tặng mỗi người một đôi giày da lông dày cộm.