Rể Ngoan Xuống Núi, Tu Thành Chính Quả

Chương 1296: Nhưng điều khiến


Bia đá khắc "Giữ rồng với Sở', điều này trùng khớp với truyền thuyết Sở Uy Vương chôn vàng.

Nhưng điều khiến Lý Dục Thần không hiểu là từ đường thần Minh Hiếu Lăng đi xuống, qua Âm Dương Môn, đi thẳng đến đây mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Điều này chứng tỏ Châu Nguyên Chương hoặc Châu Đệ biết nơi này, thậm chí đã đến nơi này.

Minh Hiếu Lăng là lăng mộ của Châu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, lại có đường thần và mười vạn âm binh canh giữ. Nếu khi còn sống Châu Nguyên Chương đã biết và từng vào bí cảnh, điều này có nghĩa là sau khi chết, ông ta đã trở thành người bảo vệ bí cảnh.

Vậy thì thân phận của ông ta khi còn sống, ngoài việc là hoàng đế khai quốc của nhà Minh, hoặc trước khi làm hoàng đế...

Lý Dục Thần lờ mờ đoán được điều gì đó, mặc dù phỏng đoán này quá to gan.

Châu Khiếu Uyên nhìn bia đá khổng lồ, cảm thán: "Hóa ra chúng ta đều hiểu sai rồi, Sở Vương chôn vàng cắt đứt long mạch, không phải vì vương khí Kim Lăng quá thịnh, mà là sợ rồng nhập Đông Hải, đi mất không thấy tăm hơi, muốn giữ long mạch với Sở."

Mọi người cũng lần lượt cảm thán, đôi khi lịch sử cũng kỳ diệu như vậy, truyền thuyết và sự thật rất gần nhau, chỉ chênh lệch một chút nhưng chính một chút đó đã khiến chúng ta sai lầm một cách ngớ ngẩn.

Bia đá sừng sững, rùa khổng lồ phủ phục, vàng ròng tỏa sáng, tất cả đều là sự thật trước mắt.

Nhưng xung quanh vẫn luôn mịt mù hư ảo, như thể đang ở trong một bức tranh cuộn tối tăm u ám.

Trên đầu không có bầu trời đầy sao, những ngọn núi như rồng uốn lượn trên mặt đất.

Dung nham như biển, dòng lửa nóng chảy.

"Minh chủ Lý, ông Châu, bây giờ chúng ta phải làm sao? Có nên mang những thỏi vàng này về không?" Lâu Trọng Thái hỏi.

Lý Dục Thần không nghĩ đến chuyện vàng bạc, anh không hứng thú với vàng bạc.

Châu Khiếu Uyên trầm ngâm: "Nhiều vàng như vậy, mang ra ngoài có thể giúp ích cho đất nước nhưng Sở Vương chôn vàng là để giữ rồng với Sở, giờ không còn nước Sở nhưng Hoa Hạ thì vẫn còn. Chôn vàng cắt mạch, mặc dù khiến vương khí u ám nhưng chỉ cần long mạch còn, Hoa Hạ sẽ không diệt vong. Nam Bắc song long, dù gì cũng có một nơi có vương khí. Thôi thì cứ để nguyên số vàng này vậy."

Mọi người đều đồng ý với ý kiến của Châu Khiếu Uyên. Dù sao thì những người này cũng không phải đến vì tiền.

Lâm Mộng Đình vẫn luôn nhìn chằm chằm vào con bí hí, lúc này bước tới, đưa tay vuốt ve đầu bí hí.

"Con rùa này thật kỳ lạ, không giống với tượng con bí hí mà chúng ta thường thấy."

"Kỳ lạ thế nào?" Lý Dục Thần biết Lâm Mộng Đình sẽ không vô cớ chú ý đến những chỉ tiết nhỏ như vậy.

"Bí hí là một trong chín đứa con của rồng, còn được gọi là Bá Hạ, giỏi chịu sức nặng, dưới chân bia đá của các triều đại thường khắc con vật này. Nhưng còn một cách nói khác, Bí hí là biến thể của Huyền Vũ, Sở Từ có câu 'Triệu Huyền Vũ nhi bôn thuộc*, anh nói xem thứ này không phải bí hí mà là Huyền Vũ không?”

*Tức là muốn triệu hồi Huyền Vũ thì chạy về gia thuộc.

Châu Khiếu Uyên gật đầu nói: "Rất có thể đấy! Về nguồn gốc tên gọi của hồ Huyền Vũ, vẫn luôn nói là vì nó ở phía âm của Chung Sơn, tức là gọi là Bắc Hồ, mà Huyền Vũ ở phía bắc. Quay về thời Tam Quốc, mẹ của Đan Dương Tuyên Khiên tắm ở hồ, hóa thân thành con rùa già, với lại có rồng đen xuất hiện ở hồ ở thời Lưu Tống... Cứ như vậy, cách nói nào cũng quá gượng ép. Nhưng nếu Sở Vương đúc bia đá Huyền Vũ ở đây thì tên gọi hồ Huyền Vũ lại rất hợp lý."

Lý Dục Thần đột nhiên nói: "Con Huyền Vũ này e rằng không phải do Sở Vương đúc."

"Hả?" Châu Khiếu Uyên không hiểu: "Bia do Sở Vương khắc, Huyền Vũ ở dưới bia, sao lại không phải do Sở Vương đúc?"

"Vì nó sống." Lý Dục Thần nói.

Mọi người đều vô cùng kinh ngạc.

"Sống?!"

"Không sai. Vừa rồi em đã cảm thấy trên con rùa đá có linh khí trôi nổi, chỉ là bị kim khí xung quanh ngăn cách." Lâm Mộng Đình đặt tay lên đầu con rùa, nhẹ nhàng vuốt ve: "Có vẻ như nó bị hóa đá, không biết là do vàng quá nhiều hay do. bia quá nặng."