Trường Mộng

Chương 2: Khởi nguyên kí ức


Trong một cái chòi vịt cũ kỹ giữa cánh đồng xa xa, tiếng cãi vã vang lên ầm ỉ, một người đàn ông hằn học ôm túi đồ to, xô xác với người phụ nữ đang nửa quỳ xuống đất ôm chân chồng mà nài nỉ van xin. Nước mắt bà rơi lã chã trên gương mặt khắc khổ, gầy gò, hóc hác.

- Mình ơi, mình tin em đi mình, em không làm gì có lỗi với mình hết, em lạy mình mà, mình đừng bỏ mẹ con em.

- Cô buông tôi ra, cả làng đồn lên hết cả rồi, tui cũng tận mắt thấy, đồ hư thân mất nết, cô dám phản bội tôi - Người đàn ông giận dữ quát

- Mình ơi, em bị oan, sao mình không tin em mà nghe lời dị nghị, còn con nữa mình ơi mình định bỏ con sao - Người đàn bà nhếch chác níu chân chồng.

- Đồ phản bội, tui không muốn thấy cô nữa, chưa chắc hai đứa nó là con tôi - Cảm thấy như mình vừa mới nói một lời tuyên bố đáng sợ, ông quay sang nhìn hai đứa trẻ đang run rẩy khóc thút thít trong cái buồng nhỏ.

- Mình.... - Dường như bà muốn nói gì đó nhưng trận ho dồn dập kéo đến bất chợt khiến bà uất ức không nói nên lời.

Ông ta hất tay vợ ra, không nói lời nào, nhìn vợ một cái đầy sự hung hãn rồi giận dữ bước ra khỏi nhà, người phụ nữ ngã nhào ra đất đau khổ khóc vang trời.

Trong cái buồng nhỏ, đứa bé trai đang bịt chặt tay em gái, nó không muốn em phải nghe những lời đau đớn khinh khủng đó. Người phụ nữ đi vào buồng nhìn hai đứa trẻ, bà vươn tay ôm lấy hai đứa con thơ, bà xoa đầu âu yếm con nói:

- Bé hai, bé út hai đứa ra sau chơi đi, để má đi nấu cơm, lát cha về ăn.

- Sao má lại khóc? - bé út Vân vươn đôi tay trắng trẻo nhỏ bé lau nước mắt cho má nó.

- Khói bay vào mắt má ấy mà - bà không thể chịu đựng được cảm xúc bây giờ của mình trước hành động nhỏ của con, bà ôm chầm con lấy con rồi òa khóc, khóc vì thương con, khóc vì sự phẫn uất của mình.

Ngày hôm đó mưa thật to, thật to.

Tiếng mưa to lấn át đi tiếng khóc nấc của một người vợ, người mẹ và tiếng khóc lẳng lẽ của đứa trẻ thơ, bây giờ nó phải gánh vác, bảo vệ má và em gái, nó không thể khóc trước mặt má, không được yếu đuối, thằng hai Lân - nó đấm mạnh tay vài cái cột nhà mà tự thề với lòng. “ Rầm” tiếng sấm vang như xé toạt bầu trời, đôi mắt nó đỏ hoa đầy căm phẫn.

Ngày nối tiếp qua ngày, ông Long - ba của hai đứa trẻ- vẫn chưa từng trở về ngôi nhà ấm áp hạnh phúc đó nữa. Trong nhà đã khó khăn thì nay càng khó khăn thêm, ngày thường hai vợ chồng bà Nhã phải đi cấy lúa thuê cho người ta mới đủ sống nhưng nay chỉ còn mình bà đi làm nên không đủ gạo ăn vì thế bà cấy lúa xong thì phải lên đầu làng rửa chén thuê cho quán ăn của bà Tư Mì, ai kêu gì bà làm đó, quần quật đến tối khuya mới về nhà, còn thằng hai Lân nó phải nghỉ học ở nhà giữ em, nấu cơm cho má đi làm, thương cho sự vất vả của má, nó lén má ôm em cho nhà hàng xóm rồi chạy qua nhà ông Phùng ở xóm bên làm thằng hầu, lo quét dọn nhà cửa từ sáng tới chiều.



Hằng đêm sau khi cho hai đứa con ngủ say trên chiếc giường tre cũ đã kêu ọt ẹt, bà Nhã như thường lệ vẫn ngồi dưới mái hiên nhà tựa đầu vào cái cột đã xiu xiu vẹo vẹo mà hướng mắt ra nơi cánh đồng lúa rộng lớn xa xăm nơi ấy vừa mới gieo mạ non chuẩn bị cho một vụ mùa mới, bà nhìn xa xăm thẫn thờ bấc giác nhìn lên bầu trời đêm thở dài tự cảm thương cuộc đời khốn khổ của mình.

Đôi khi nghe tiếng loạt xoạt ở đâu đó, bà vội vàng đứng dậy cố gắng nhìn thật kĩ xem đó có phải là chồng trở về với bà rồi không, hi vọng của bà cứ lần nào vừa mới thắp sáng là sự thật tàn nhẫn dập tắt lần đó, bà cứ như thế, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt trong ngóng chồng về.

Thấm thoát đã hơn một năm trôi qua, đợi mãi vẫn không có tin chồng, trong nhà gạo không đủ để ăn, mái nhà tranh thêm nhiều chỗ dột to hơn cái chén ăn cơm mà mỗi lần trời mưa xuống là con bé út Vân sẽ leo lên cái giường duy nhất trong nhà đợi tạnh mưa bởi vì chẳng còn nơi nào trong nhà mà không dột nữa rồi, sức khỏe của bà Nhã cứ suy sụp dần do bà vẫn mãi thương nhớ trông ngóng chồng, thương con đói lạnh, lòng vì lo lắng cho chồng nên bà Nhã quyết định sẽ đưa con về nhà nội của chúng nó mà tìm cha.

Sáng hôm đó, trời thật âm u ba má con dắt díu nhau đi bộ trên con đường đất đỏ, xung quanh toàn là cây tre cây trúc, sỏi đá dưới chân cục nào cục nấy to chảng, đôi dép mỏng dính cũ kỹ khiến tụi nhỏ đi đau cả chân.

Từ cái chòi vịt phải đi ra khỏi cánh đồng lúa, xong rồi băng qua mấy cái sào ruộng của nhà người ta, độ gần mười cây số mới nữa đến nơi. Ba thân hình, một lớn hai nhỏ, ốm tong teo, xanh xao dìu dắt nhau đi tìm nhà của ba chúng nó, đã lâu rồi bà Nhã không đến đây, bà không nhớ rõ đường đi nữa rồi, vừa đi bà vừa hỏi dân làng nhà bà Sáu Lương ở đâu.

Bà Sáu Lương là mẹ ruột của ông Long, cũng như là bà nội chưa từng gặp của bọn trẻ, thời đó nhà bà giàu nhất xứ Long Hòa, mà nhà họ không phải là nhà giàu mới nổi đâu, mà đã giàu từ đời ông cố kia kìa, chắc ba, bốn đời gì rồi.

Chồng bà - ông Sáu Lương - vốn đi theo đoàn hát sau đó lên làm ông bầu gánh, ông đi khắp nơi rong rủi với gánh hát của mình một năm ông mới về nhà chỉ một hai lần, mọi việc trước sau trong ngoài đều do bà Sáu Lương một tay lo liệu.

Hai ông bà có bốn mặc con, một trai ba gái: Long, Phụng, Trình, Tường. Ông Long vốn là con trưởng lại còn là cháu đích tôn, mọi hi vọng, tâm tư của Sáu đều dồn vào hết đứa con trai này, nghe nói trước kia vì đòi lấy bà Nhã mà ông Long xích mích, đòi sống đòi chết với bà Sáu Lương.

Bà Nhã vốn là một đứa trẻ mồ vôi cha, mẹ bà là giúp việc trong nhà ông Long nhưng đã mất từ sớm, không ai biết người cha thân sinh của bà là ai, người đời đồn rằng mẹ bà Nhã lẳng lơ, lăng loàng nên mới sinh ra bà, một đứa con hoang.

Vì cái tình cảnh éo le đó ngay từ đầu, ngay từ khi cái tình yêu nghiệt ngã đó bắt đầu thì bà đã hoàn toàn không xứng với ông Long. Người được ăn học đàng hoàng, đường công danh rộng mở, còn cả một gia sản đang đợi kế nghiệp mà lại yêu sâu đắm một cô gái mồ côi quê mùa.

Người ta đồn rằng ông Long bị bỏ bùa nên mới mê muội bà Nhã như vậy, điều đó không ai tin vì thời buổi này rồi ít ai tin chuyện bùa ngải và bà Nhã nghèo như vậy lại không biết chữ thì sao biết làm bùa, với lại trước tới giờ bà luôn an phận chưa từng mất lòng ai, thế nhưng bà Sáu Lương cực kì tin chuyện con mình bị bỏ bùa, bà Sáu nhiều lần mời thầy về làm phép nhưng đều vô ích. Mấy ông thầy pháp đó chỉ muốn lừa tiền bà Sáu thôi, khi việc làm phép không thành thì họ bảo do bùa quá mạnh, những điều này càng khiến bà Sáu càng tin hơn về chuyện bùa ngải.

Lâu sau, bà Nhã có thai thằng hai Lân vì quá tức giận cùng với sự nhục nhã xấu hổ, bà Sáu Lương đuổi cổ thằng con trai quí tử ra cái chòi vịt cũ ở giữa cánh đồng lúa xa thật là xa. Bà luôn hi vọng con trai sẽ chán với cái cảnh từ cậu chủ giàu sang sống trong nhung lụa, từ nhỏ chưa khổ cực ngày nào, bây giờ lại sống trong cảnh nghèo nàn, cơm gạo vụn, áo vá vai, nhà cột dột xiu, quan trọng nhất là không có sự chu cấp của bà nên chắc chắn sẽ rất khó khăn.

Nhưng điều mà bà không ngờ là cứ như thế mà họ ăn ở với nhau tận bảy năm ròng, một năm trước nghe nói con trai bỏ vợ, bà Sáu vui mừng lắm toang đón con về tiếp tục sự nghiệp của gia đình, tuy nhiên điều mà bà không ngờ nhất là ông Long không về nhà mà bỏ đi đâu không ai biết.

Có người bạn của ông Long báo tin rằng ông Long đi làm ăn khi ra biển gặp bão lớn, thuyền lật, người thì chết, người còn chìm dưới biển, người mất tích, còn ông Long vẫn chưa có chút tin tức. Bà Sáu tức lắm, vừa tức vừa thương con, thương cho gia sản không ai kế nghiệp, ngày nào cũng chửi mắng bà Nhã là độc phụ, khắc phu ngày nào không mắng chửi cay độc là ăn cơm không ngon.



Thoáng chốc ba má con đã đến trước một ngôi nhà ba tầng to lơn - thời đó nhà nào có lầu là giàu lắm rồi - ngôi nhà chắc rộng hơn cánh đồng lúa, tòa nhà cao, “ leo lên đó chắc hái được dừa luôn quá” - bé út Vân thầm nghĩ. Sân vườn rộng lớn, trông rất nhiều hoa thơm cỏ lạ toàn là những thứ trước giờ bọn nó chưa từng thấy. Cái đường mòn từ cổng vào nhà xa thiệt là xa, trên đường đi nào là chim chóc được nuôi trong những chiếc lồng gỗ điêu khắc tinh xảo, hàng ngàn chậu hoa đủ màu sắc, có cả mấy con chó tây đẹp ơi là đẹp. Xa xa bên kia là cái hồ trồng toàn sen, ở giữ hồ có một cái đình lục giác. Hai đứa trẻ chưa bao giờ thấy những thứ xa hoa như thế, mọi thứ thật lạ, thật đẹp, không giống như cánh đồng chỉ toàn lúa lúc xanh lúc vàng cùng với mùi của bùn đất, ở đây thơm mát hơn nhiều.

Căn nhà ba tầng đó hiện rõ trước mắt bon trẻ, nó thật giống cái tòa lâu đài trong những câu chuyện của ba nó kể, ngôi nhà kiểu Pháp, nó màu trắng xung quanh hoa tường vi vây quanh ngôi nhà, những đường nét trên trần nhà dừng như được ông thợ nào đó leo lên vẽ, ô kìa đây là gạch bông sao, ba nó nói gạch bông đi mát chân lắm, mát nhất là khi dùng khăn ướt lau sàn gạch bông, đợi cho khô rồi đi chân trần lên, ôi chao đi mát chân lắm. Con bé út tò mò định bước chân lên mà cảm nhận cái gạch bông mà nó từng mong ước được nằm lên, đôi chân nhỏ bé vừa chạm nhẹ vào cái nền gạch ấy, chưa kịp cảm nhận sự mát mẻ đó thì một tiếng hét vang trời từ trong nhà vang ra:

- Con kia, ai cho phép mày bước chân vào nhà tao - bà Sáu mặt mày dữ tợn đi ra, bên cạnh là cô Tư Trình đang ve vẩy cây quạt lụa liếc mắt khinh khỉnh nhìn má con nó.

- Dạ thưa má, con đến để tìm chồng con - bà Nhã run rẫy thốt ra từng chữ, mặt bà vẫn cúi gằm dưới đất không dám ngẩn lên, hai tay nắm chặt tay hai đứa con.

- Ai là má con gì với mày, chồng mày là ai tao không biết, một lũ ăn mày mà kéo đến nhà bà, mày đi ngay không tao đánh mày chết, lúc đó đừng trách tao sao độc ác - Bà Sáu vừa chửi rủa vừa thở hồng hộc vì tức giận.

- Con lạy bà tha tội, xin bà cho con gặp chồng....à không cậu hai Long - Nói xong bà Nhã quỳ rạp xuống đất hai tay chắp lại van xin, hai đứa nhỏ ngẩn ngơ nhìn má rồi cũng quỳ xuống theo.

- Con khốn - Cô Tư Trình hét lớn

“ Chát” cô ta túm lấy tóc má nó và tát một cái rõ đau, thằng hai Lân đứng dậy xô ả ta ra rồi ôm má, con bé út sợ hãi rút vào lòng mẹ khóc lớn.

- Vì mày mà anh hai tao chết, đồ khắc phu, vì mày mà má tao lên tăng xông, vì mày mà gia đình tao tan nát, tất cả tại mày, tại mày - Ả ta vừa chửi mắng vừa xông vào vun tay lộn xộn vào mấy má con.

- Cô Tư, cô nói gì, anh Long - Bà Nhã như bị sét đánh đứng dậy trợn mắt nhìn má con cô Tư.

- Người đâu, đuổi mấy đứa ăn mày này ra khỏi nhà tao - bà Sáu hét to ra lệnh như quá mệt mỏi sau cú sốc lớn bà ta không còn sức lực nào tựa hẳn vào người con gái.

Lúc này bà Nhã như một cái xác không hồn, thẫn thờ ngồi một chỗ buông xuôi mọi thứ. Người chồng yêu dấu của bà chết rồi, vì bà hại chết, Nước mắt rơi lã chã trước mắt bà như một lớp sương mù dầy đặc, mặc kệ người ta lôi kéo ném ra đường.

Mất một lúc lâu sau, bà hoàn hồn lại, tâm trí đã bình ổn, nắm lấy tay hai con mà trở về cái chòi vịt. Trên con đường quê yên bình đó, hai bên đường bóng tre đã ngã nghiêng đầu, mặt dần tắt nắng, soi chiếu bên dòng sông vắng có bóng dáng liu xiu của ba con người khốn khổ, tấm lưng gầy guộc của người đàn bà bất giác run lên từng đợt, nước mắt bà đã nhuộm thắm đôi vai, bà thương chồng, đau khổ vì chồng nhưng bà còn con, bà phải lo cho các con, nếu như bây giờ bà buông xuôi đi theo chồng thì các con sẽ ra sao.

Đứa bé nhỏ vừa đi vừa khóc, khóc vì sợ hãi, khóc vì đói, hay khóc vì thương ba má; đứa trẻ lớn hơn nó không khóc thút tít như má hay gào lên như em nó, môi nó mím lại răng nó cắn mạnh vào đôi môi nhỏ bé, máu đã rỉ ra nhủ muốn trực trao thay cho nước mắt bàn tay nhỏ bé của nó đang nắm lại thành quyền, tay kia nắm chặt tay má.