Cậu cả đi rồi 3
Buổi tối mọi người cũng không rời đi, bên này ở không hết phải chạy sang nhà hàng xóm ở.
Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng, tiếng pháo nổ bất ngờ vang lên từ nhà cậu cả, đêm qua hai vợ chồng Phong Ánh Nguyệt ngủ ở nhà hàng xóm, họ giật mình tỉnh giấc, họ nhờ Nguyên Đản trông chừng Thiết Đản, sửa soạn một chút rồi qua nhà cậu cả thì thấy anh họ cả quấn khăn trắng trên đầu.
"Mới vừa đi thôi, trước khi đi còn dặn dò rằng muốn anh đốt một quả pháo." Anh họ cả nở nụ cười.
Phong Ánh Nguyệt nắm c.h.ặ.t t.a.y người bên cạnh cô, Đường Văn Sinh giữ cô lại.
Tang lễ của cậu cả rất đông đúc, anh hai Đường và hai anh em họ từ nhà các bác đã giúp lo liệu hậu sự, khi mọi chuyện xong xuôi, Phong Ánh Nguyệt và mọi người cũng về nhà.
Mẹ Đường vẫn giúp chăm sóc em bé như thường ngày, nấu cơm rồi buổi tối lại đến cửa hàng của anh hai Đường giúp đỡ.
Tưởng chừng như không có chuyện gì, nhưng một ngày nọ, Nguyên Đản thì thầm với Phong Ánh Nguyệt rằng khi cậu thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm, cậu nghe thấy tiếng mẹ Đường khóc.
Đường Văn Sinh lặng im một hồi, anh về nhà và đón cha Đường.
Chuyện trong nhà nhờ chú ba Đường quán xuyến một thời gian.
Vào cuối tháng mười hai, Xuân Phân có thai, đây là một chuyện vô cùng vui vẻ.
Mẹ Đường về gặp cô ấy, còn mua rất nhiều đồ, dặn dò hết chuyện này đến chuyện khác, Xuân Phân cũng chăm chú lắng nghe, không có lấy lệ cho qua.
Để chăm sóc gia đình tốt hơn, Đường Văn Cường đã thu dọn đồ đạc và trở về sau khi biết tin Xuân Phân mang thai, anh ta tìm việc làm trong huyện, gần nhà nên cũng ổn định hơn phần nào.
Còn anh hai Đường nhờ cha Đường hỗ trợ việc trên huyện, anh ấy về nhà chăm lo đàn gia cầm.
Sau kỳ nghỉ đông, Phong Ánh Nguyệt và Nguyên Đản cũng rảnh rỗi nên vội vàng giúp chị dâu hai Đường, vì thế cha Đường đã đưa mẹ Đường và Thiết Đản về nhà.
Gà và trứng gà ở nhà phải bán trước Tết Nguyên Đán, may mà anh hai Đường đã tìm được nguồn tiêu thụ trước tháng mười hai âm lịch, bọn họ cũng không cần đi giao hàng, ông chủ lái xe đến vận chuyển hàng đi.
Hai bên xe tải có hàng rào dây thép gai nên gà không chui ra được, còn trứng thì được đóng trong thùng giấy.
Sau khi bán được hai phần ba số gà, họ lại bắt đầu bán mía, anh hai Đường và cha Đường trồng một vườn mía ở nhà, sau khi tặng họ hàng và bạn bè một ít, giữ lại một ít để ăn Tết, số còn lại thì bán đi.
Vào ngày hai mươi tám tháng mười hai âm lịch, chị dâu hai Đường đóng cửa hàng và trở về quê cùng Phong Ánh Nguyệt và những người khác.
Cả nhà dọn dẹp bên trong và bên ngoài một lần, Phong Ánh Nguyệt cắt chữ bằng giấy đỏ, Nguyên Đản và mẹ Đường chịu trách nhiệm dán chúng lên.
Những câu đối ở nhà là do Đường Văn Sinh viết bằng bút lông, nhà bác cả Đường và chú ba Đường cũng thế.
Vào đêm giao thừa, hai gia đình đến nhà bác cả Đường để sum họp, anh họ cả bắt được một vài con cá lớn từ ao cá làm cá kho.
"May lúc đó mua cá con còn mua thêm cá lớn, không thì cá trong ao cũng không thể dọn lên bàn vì quá nhỏ."
Bác gái cả vui vẻ.
Mấy ngày nay có khá nhiều người dân đến nhà mua cá.
"Đúng rồi, nhưng mua cá nhỏ bây giờ cũng nặng hơn một cân đúng không?"
Mẹ Đường hỏi.
"Ừm." Bác cả gái gật đầu: "Nhưng bây giờ cũng ít con hơn hai cân, bán cũng ngại lắm, chị thấy ngoài đường không ít người bán loại ba, bốn cân đấy."
"Hồi trước con nít bắt được cá dưới sông, chỉ vài lạng cũng khiến bọn trẻ vui cả nửa ngày, đem về nhà kho với dưa chua thì cũng tính là một món mặn, bây giờ thì càng ngày càng phát triển, cũng không chuộng cá nhỏ nữa rồi."
Bác cả Đường cười ha hả.
"Đúng vậy." Anh hai Đường gật đầu: "Cháu nhớ năm thằng ba mười tuổi, em ấy xuống sông mò được một con cá hơn sáu lạng, mẹ cháu hầm dưa chua, hai ngày mới ăn hết một con."
"Thật ra mẹ muốn gác bếp thành cá khô, nhưng thấy mấy đứa gầy trơ gầy chọi nhìn chằm chằm con cá không rời nửa bước, thì thế mẹ liền cắn răng hầm cá."
Mẹ Đường cảm thấy chua xót khi nghĩ về những tháng ngày ấy.
"Dù sao Văn Sinh cũng được sờ con cá, nhưng cha của Lỗi Tử chỉ có thể sờ cua, nhưng toàn là cua c.h.ế.t cả thôi, còn nhất định phải chiên cho nó ăn." Lúc này thím ba Đường nhớ đến chuyện đó, liền cảm thấy buồn cười.
Những người lớn đang hồi tưởng lại một số chuyện trong quá khứ, bên này A Tráng lo lắng kéo Nguyên Đản nói chuyện.
"Anh thi được năm mươi tám điểm, thấy không?"